CĐM ngỡ ngàng trước hình ảnh mèo “đi đường quyền” với hổ
Tại Trung Quốc, dân gian tương truyền mèo được mệnh danh là sư phụ của loài hổ. Người ta cho rằng tất cả kỹ năng sinh tồn của chúa tể rừng xanh đều do một tay các “boss” chỉ dạy.
Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi “đồ đệ” gặp “thầy” phải cả nể vài phần.
Chú mèo dũng mãnh “gây bão” MXH xứ Trung. (Ảnh: Chụp màn hình)
Gần đây, trên diễn đàn yêu thú cưng của trang Sohu có một bài đăng về một chú mèo dũng mãnh đối đầu với con hổ, thậm chí nó còn thẳng tay trừng trị kẻ dám trêu chọc mình. Được biết, chủ đề này từng “gây bão” mạng xã hội cách đây vài năm, đến nay nó lại được netizen chia sẻ rộng rãi.
Theo đó, một cư dân mạng đã mua một con hổ nuôi chung với mèo cưng ở nhà. Đây là loài hổ được thuần chủng, không có bản chất hoang dã như đồng loại sống trong rừng xanh. Tuy nhiên, để đối mặt với chúa tể sơn lâm sừng sững trước mắt, nhiều người cũng phải e ngại.
Chú hổ có ý tốt đến làm quen bạn mới. (Ảnh: Sohu)
Tuy vậy, mèo cưng có vẻ không biết sợ là gì. Khi vừa nhìn thấy bóng dáng của “sinh vật lạ”, vẻ mặt nó bỗng trở nên lạnh lùng. Ngược lại, con hổ trông cực kỳ thân thiện, chạy đến làm quen bằng hữu mới. Điều bất ngờ, đại “boss” không chịu được hành động lạ kỳ này liền thẳng tay “đi đường quyền”.
Ngờ đâu nhận món quà bất ngờ. (Ảnh: Daily Mail)
Chàng hùm ngơ ngác tại chỗ, khuôn mặt hệt kiểu: “Tao là ai, đây là đâu? Sao mày đánh tao?” Ngỡ ngàng là thế, nhưng “ông ba mươi” vẫn tiếp tục “lấy lòng” anh bạn nhỏ 4 chân. Có những điều không phải ta muốn là được, chẳng những “kẻ săn mồi lạnh lùng” không kết giao thành công, mà còn nhận thêm một “cú giáng” từ đối phương. Cuối cùng, nó ngậm ngùi quay đi trong nước mắt, không ngờ trên đời này lại tồn tại một cá thể khó chiều đến thế.
“Tao làm gì mà mày nỡ đối xử với tao như thế hả đồ mèo kia?” (Ảnh: Sohu)
Sau khi bài viết được dân mạng truyền tay nhau rầm rộ trên mạng, nó đã thu hút hàng loạt tương tác. Hầu hết mọi người đều phì cười trước những hình ảnh tưởng thật như đùa kia. Ít ai có thể tưởng tượng được chúa tể rừng xanh uy phong lẫy lừng lại đi theo lấy lòng một chú mèo, lại còn bị “từ chối bạo lực”. Có netizen còn cho rằng: ” Các “boss” của chúng ta hổ, rắn đều chơi được, thì ra trùm cuối là đây rồi! ”
” Thế giới này đảo điên rồi, về méc mẹ thôi!”. (Ảnh: Daily Mail)
Thế giới tự nhiên quả là điều huyền bí. Chúng ta không thể nào hiểu hết được bên trong đó có những gì. Những chuyện ngỡ chừng không thể xảy ra lại tồn tại một cách lạ lùng. Chẳng hạn như tiểu hổ “đi đường quyền” với đại hổ, khiến nó phải vừa hoang mang vừa xấu hổ mà bỏ đi.
Ông bố đưa con đi du lịch từ nhỏ: 12 tuổi phượt Myanmar, nói tiếng Anh hơn sinh viên đại học và bí quyết gia đình chung nhịp thở
"Thông qua các chuyến đi, mình muốn cho con trải nghiệm thật nhiều. Từ đó có tinh thần học hỏi, tự giác, chững chạc và trưởng thành hơn", anh Phạm Trung Tiến chia sẻ.
Trẻ nhỏ chính là món quà quý giá nhất trên đời. Chính vì vậy cha mẹ luôn yêu thương và muốn bao bọc trẻ nhiều nhất có thể. Tuy nhiên sự bao bọc quá mức của chúng ta đôi khi lại khiến trẻ đánh mất tính tự lập vốn có.
Với ông bố đơn thân Phạm Trung Tiến (Hà Nội) lại khác. Anh nuôi dạy hai con: một trai (8 tuổi), một gái (14 tuổi) với cách tự nhiên, bản năng nhất có thể. Các con của anh ngay từ nhỏ đã được bố dạy tự lập, được tham gia các chuyến du lịch bụi, hòa mình vào thiên nhiên. Và rồi tụi nhóc chững chạc, độc lập và hiểu biết hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa.
Nói về cách dạy con của mình, anh Tiến bật cười chia sẻ: "Mình dạy chúng theo cách đầy hoang dã"...
"Mình không đồng hành mà thở cùng một nhịp với con"
Nếu tham gia các cộng đồng phượt, đi du lịch bụi ở Hà Nội thì có lẽ bạn đã một lần nghe đến cái tên Phạm Trung Tiến. Bởi anh từng tổ chức khá nhiều chuyến đi cho cộng đồng. Niềm đam mê xê dịch, sống trải nghiệm được ông bố đơn thân vận dụng vào cách nuôi dạy con.
Chẳng cần sách vở, lý thuyết, anh dạy con những kỹ năng từ nhỏ nhặt đến lớn thông qua các hoạt động hàng ngày, các chuyến đi đây đó. Mới 7 tuổi, con gái anh đã bơi lội tung tăng ở sông Hồng, đạp xe 20km, thậm chí là đi xe máy, rồi tự học bóng bàn, cầu lông, tiếng Anh,...
Năm 9 tuổi, anh đưa con đi cùng trong các chuyến đi du lịch bụi để trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sinh tồn. Năm 12 tuổi, hai bố con "đi bụi" dọc đất nước Myanmar trong 11 ngày, với vỏn vẹn 17 triệu đồng dắt túi. Trải qua cung đường 1.500km, với cái nắng trên 40 độ C, hai bố con học hỏi thêm được bao điều hay ho về bản sắc các vùng miền. Con gái anh có những trải nghiệm mà không một tour du lịch nào có thể mang lại.
Hai bố con trong chuyến du lịch bụi Myanmar.
Con anh Tiến được trải nghiệm nhiều điều ở nước ngoài.
Chuyến đi Thái Lan của bố con anh Tiến.
Cô bé được ngắm những thắng cảnh bên đường, dừng chân ăn bữa cơm truyền thống với người bản địa, học cách vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, hay nếm thử những loại hoa quả lạ. Và quan trọng nhất, ở con gái anh bừng lên tinh thần học hỏi, khám phá các chân trời mới. Điều mà nếu chỉ nhìn tranh ảnh, xem TV không thì sẽ chẳng thể nào khơi gợi cảm xúc mãnh liệt trong trẻ.
Và đó không phải chuyến đi bụi xa quê duy nhất. Hai bố con từng đến cả Malaysia, Singapore, Thái Lan,... Mỗi chuyến đi lại mang đến những trải nghiệm tuyệt vời không gì sánh nổi. Sau này, con trai anh cũng tham gia các chuyến du lịch bụi cùng bố. Cậu bé được về các miền quê, đạp xe thong dong khắp các con đường, hay đôi khi lại ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước như một "ông cụ non".
Con trai anh Tiến cũng tham gia các chuyến du lịch với bố.
"Mình không dạy con theo kiểu sách vở mà dạy từ đời sống hàng ngày. Như việc dạy con phải bước qua vũng nước thế nào, kia là đường ray xe lửa,... Mình dạy con đánh giá mức độ nguy hiểm của từng sự vật, sự việc. Nói thế nào nhỉ? Cách dạy con của mình bản năng lắm, giống như một con thú ấy. Con thú bố!
Mình không đồng hành mà mình thở cùng một nhịp với con. Thông qua các chuyến đi, mình muốn cho con trải nghiệm thật nhiều. Nhờ vậy mà con hiểu biết, từng trải và có tinh thần tự học hơn nhiều" , anh Tiến nhận xét.
Nói về tinh thần tự học của con, anh Tiến tự hào kể lại: "Con mình từ nhỏ đã tự học tiếng Anh qua sách vở, Youtube và chẳng cần đến một trung tâm nào cả. Cháu tự học hàng ngày, không bỏ quên hôm nào. Thậm chí đến giao thừa cũng vẫn ngồi học. Thành quả là giờ nói giỏi còn hơn cả sinh viên đại học. Bạn (PV) có tin được không, giờ bé gái nhà mình có thể đọc đến 700 trang truyện tiếng Anh trong một ngày. Mình cũng chẳng bao giờ nói tiếng Anh cùng con cả. Tinh thần tự học của con là trên hết, điều này cũng được rèn luyện nhờ các chuyến đi".
Con gái anh Tiến nói tiếng Anh hơn cả sinh viên đại học. Clip được quay vào năm 2020.
"Mình vẽ đường cho con chạy đúng hướng"
"Mình là single dad nên có lẽ quan tâm con kỹ hơn những ông bố khác" , anh Tiến bật cười thú nhận. Ông bố Hà Nội chia sẻ, anh quyết định không để các con đi lệch hướng, mà "vẽ đường cho con chạy đúng hướng".
Lúc con gái mới học lớp 5, anh Tiến dẫn con vào Bảo tàng phụ nữ trên phố Lý Thường Kiệt để tìm hiểu về giới tính, tình dục. Giữa một dàn các bà mẹ, chỉ có độc một ông bố, cùng với nhiều ánh nhìn cả tò mò, thích thú và khâm phục.
- (PV) "Anh có ngại khi mở lời về chuyện giới tính với con" - "Không đâu. Có lẽ con mình học tiếng Anh từ nhỏ, hay xem các chương trình nước ngoài nên tư tưởng của cháu Tây lắm. Quan trọng là mình nghĩ bố mẹ không nên e ngại mà cần phải cung cấp kiến thức cho con trước, để con không bị lệch hướng.
Còn chuyện mở lời giữa bố và con gái thì đối với gia đình mình không mấy khó khăn. Có lẽ vì mình với con rất thân thiết. Thật ra nếu muốn con nghe theo mình thì chỉ có một bí quyết duy nhất hiệu quả, đó là tự biến mình thành thần tượng của con về mọi mặt. Khi mình có lòng tin vào con, con cũng sẽ có lòng tin vào mình".
Được biết, anh Tiến cũng phát smartphone cho các con dùng từ lớp 1 nhưng cả hai nhóc nhà anh không hề bị "nghiện" đồ công nghệ mà luôn sử dụng đúng nơi, đúng lúc. Bởi hai đứa trẻ hiểu rõ quyền lợi và nghiện vụ khi dùng điện thoại, những tác hại khi sa đà vào game, youtube.
Quan trọng nhất, anh Tiến không "bỏ rơi" con với thiết bị công nghệ. "Đa số trẻ con bị "bỏ rơi" với smartphone để dễ ăn, dễ dỗ. Họ nhờ smartphone quản lý con hộ, giống như nhờ osin vậy. Nhà mình thì không thế. Mình cho con tiếp xúc với công nghệ, chứ không giao phó con cho công nghệ", anh Tiến nói.
"Nếu cái gì cũng cho trẻ quyết định thì cần gì đến bố mẹ? Khác nào trẻ mồ côi"
Nói thêm về chuyện dạy con, anh Tiến chia sẻ: "Trẻ con nên được dạy về danh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ. Ví dụ học tập là nghĩa vụ, không có chuyện mặc cả, cũng không bao giờ treo giải thưởng vì chuyện học tập cả".
Anh Phạm Trung Tiến
"Làm sai thì làm lại. Tiến trình quan trọng hơn kết quả!"
Có một số cha mẹ cho rằng "Con em không thích học cái này, cái kia" , anh Tiến cho rằng đó là sự nhầm lẫn về quyền trẻ em. "Nếu trẻ em quyết tất cả mọi thứ ngoài tầm hiểu biết của nó thì cần gì bố mẹ, khác gì trẻ mồ côi. Trẻ được quyết định những thứ trong tầm hiểu biết của nó thôi". Ngoài ra anh Tiến cũng phản đối chuyện nhiều cha mẹ "sống hộ" con, tự quyết, tự vẽ hết mọi thứ.
Ông bố đơn thân cho rằng việc quan trọng nhất mà cha mẹ phải làm là tạo dựng được danh dự bản thân cho đứa trẻ và nói chuyện nghiêm túc với trẻ. "Mình luôn thương lượng với con, không bao giờ cậy là bố mẹ. Làm sai thì làm lại và quan tâm tiến trình hơn kết quả. Vậy nên chẳng bao giờ mình phải đánh con hay phạt này, phạt nọ. Vì tự các con đã ý thức rồi".
Sở hữu thân hình quá khổ, chú mèo khiến người qua đường sợ hãi vì nhìn vào không ai nghĩ nó là mèo Việc sở hữu thân hình quá khổ đã khiến con vật đáng yêu ấy phải chịu sự hiểu nhầm dở khóc dở cười như thế này đây. Theo trang Sohu đưa tin, mới đây, một người dùng mạng xã hội đã đăng tải câu chuyện hài hước về thú cưng trên trang cá nhân của mình và nhanh chóng thu hút sự chú...