CĐM ê chề trước cảnh xô đẩy, giẫm đạp lên nhau khiến cây ATM gạo đầu tiên tại Hà Nội phải tạm dừng hoạt động
Chỉ sau 3 ngày hoạt động, cây ATM gạo đầu tiên tại Hà Nội đã tạm dừng hoạt động vì cảnh người dân chen lấn, giành giật.
Mới đây, cộng đồng mạng vô cùng bức xúc khi nhìn thấy loạt ảnh tại cây ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội. Những tưởng đây là hoạt động giúp ích cho người dân gặp khó khăn vượt qua những ngày dịch bệnh, tuy nhiên, những hình ảnh đoàn người chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau khiến cho nhiều người không khỏi ê chề ngán ngẩm.
Hình ảnh hàng người chen chúc, xô đẩy nha xếp hàng vào ATM lấy gạo.
Số lượng người tập trung đông đúc mất kiểm soát.
Nhiều người đứng sát nhau mặc kệ quy định về việc tụ tập đông người.
Dân phòng, lực lượng bảo vệ cũng bất lực trước số lượng người đông đúc này.
Sau 2 tiếng phát gạo từ 7h – 9h sáng ngày 15/4, phía tổ chức chương trình ATM gạo tại Hà Nội đã phải tạm ngưng việc phát gạo, dán thông báo tạm dừng hoạt động. Ban tổ chức cho biết, nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn, cây ATM gạo miễn phí này sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Số gạo và tiền còn dư từ 2 máy ở Hà Nội sẽ được chuyển sang dự án ATM gạo miễn phí toàn quốc.
Hậu quả là ATM gạo ở Hà Nội đã phải tạm thời đóng cửa để đảm bảo an ninh trật tự.
Số gạo còn lại trong kho của ATM gạo tại Hà Nội sẽ được chuyển ra các dự án khác trên toàn quốc.
Video đang HOT
CĐM ê chề trước cảnh tượng trên.
Linh Lung
Bát nháo chốn tâm linh: Dịch vụ...chiêm bái?
Sự lộn xộn, bát nháo tại nhiều đình chùa dịp khai xuân là lời cảnh tỉnh nóng.
Ngày 30/1/2020, nhiều tờ báo trong nước phản ánh về tình trạng chen lấn, xô đẩy xảy ra ở nhiều nơi tại khu vực chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khả năng tổ chức, điều hành của BQL chùa Tam Chúc kém dẫn đến việc người dân đến chiêm bái chùa đã không theo bất kỳ một quy định nào, mặc sức chen lấn, xô đẩy nhằm tìm được chỗ vào chùa thăm quan.
Trong khi đó, tại đền Gióng (Sóc Sơn, TP. Hà Nội) cũng diễn ra tình trạng cướp lộc hoa tre, xô đổ bàn thờ trong ngày khai hội mùng 6 Tết Canh Tý (tức ngày 30/1/2020) cũng khiến cho BQL đền đành bất lực đứng nhìn.
Cảnh chen lấn mua vé vào chùa Tam Chúc (Ảnh Tri thức trực tuyến).
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, nhiều chuyên gia văn hóa bày tỏ sự không đồng tình trước tình trạng bát nháo xảy ra tại nhiều địa điểm tâm linh của Việt Nam.
"Đình chùa là chốn linh thiêng, nơi đáng nhẽ phải trang nghiêm nhất nhưng lại để xảy ra tình trạng bát nháo, vi phạm quy định pháp là điều khó có thể chấp nhận" - nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Nhân bày tỏ.
Ông Hùng nêu ví dụ, như tại chùa Tam Chúc khi các kiến trúc chưa được xây dựng xong nhưng địa phương đã đưa địa điểm này vào hoạt động là việc làm hết sức vội vã. Trong khi khả năng quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đã tạo điều kiện cho thói hư, tật xấu của người Việt Nam có cơ hội được thể hiện.
Ngoài ra, với cách thiết kế của chùa Tam Chúc khiến cho người dân có cảm giác như đang bị "tận thu" khi muốn được tham quan, chiêm bái chùa phải bỏ tiền ra với giá đắt đỏ mới thực hiện được.
"Khi phải bỏ ra một số tiền lớn để đi tới chùa thì ai cũng sẽ cố gắng vì số tiền đã bỏ ra mà cố bằng mọi cách sử dụng cho xứng đáng với số tiền đó. Từ đó, dẫn tới việc chen lấn, xô đẩy là điều đương nhiên. Hơn nữa, việc đặt nơi bán vé cách quá xa khu vực trung tâm cũng khiến cho nhiều dịch vụ ăn theo nở rộ, thế mới có cảnh xe ôm đón từ xa, chở 3 - 4 người trên chiếc xe máy, không đội mũ bảo hiểm phấp phới đi vào chùa" - ông Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, chốn linh thiêng hiện nay đang có biểu hiện biến tướng, phục vụ quá nhiều cho mục đích kinh tế mà làm lu mờ đi giá trị cốt lõi là truyền thống "uống nước nhớ nguồn", lòng thành kính dâng lên cách vị thánh thần để tìm thấy sự thanh thản, bình an trong tâm của mỗi người.
"Đúng ra, tại các chốn linh thiêng chỉ cần đặt một hòm công đức ở vị trí trung tâm nhất để người nào thành tâm, cúng tiến bao nhiêu thì tùy vào tâm của mỗi người nhưng ngày nay nhiều nơi đưa ra các dịch vụ khác nhau nhằm tận thu khách đến chiêm bái. Điều đó dẫn tới chốn linh thiêng bị chính con người làm cho mất "thiêng" - ông Hùng nói.
Nhiều chốn linh thiêng của Việt Nam đang bị biến tướng, trở thành nơi kinh doanh của một nhóm người.
Đồng quan điểm, ông Vương Duy Bảo - nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) cũng cho rằng, chính con người đang biến các nơi linh thiêng trở nên tầm thường bởi những hành động phản cảm, hối lộ thánh thần.
"Dịch vụ kinh doanh đặt ra ở khắp nơi khiến cho người có tâm lý đề cao giá trị của đồng tiền, có quan điểm "tiền nhiều, lễ cao mới thể hiện lòng thành kính" nên mới có những khóa lễ tốn tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng hay nhét tiền bừa bãi vào tay thánh thần mà quên mất rằng, tiền chính là thứ bẩn nhất khi nhiều người tiếp xúc mà không được tẩy rửa..." - ông Bảo nói.
Ông Bảo cũng cho rằng, các chốn linh thiêng của Việt Nam đang có biểu tiện biến tướng, phục vụ cho mục đích kinh doanh nhiều hơn là mục đích phát triển văn hóa.
"Đi lễ chùa mà phải mua vé thăm quan, bước vào cửa chùa mất tiền phí này phí khác rất phản cảm, gây biến tướng văn hóa, khiến con người có cảm giác có tiền mới được tiếp xúc với thánh thần. Đây là việc làm rất sai lầm cần được sửa đổi, bản thân mỗi người cũng cần phải hiểu được chỉ cần lòng thành kính thì dù có lễ ở đâu cũng như nhau" - ông Bảo nói.
Khánh Vân
Theo baodatviet.vn
Đại Nghĩa lắp đặt 4 máy ATM gạo ở TP.HCM Nam diễn viên cho biết anh kết hợp cùng nhà sáng chế máy ATM gạo lắp đặt 4 máy trên địa bàn TP.HCM nhằm hỗ trợ người nghèo. Đại Nghĩa cho biết từ khi có lệnh giãn cách xã hội, anh và nhóm tình nguyện của mình đã phát gạo, tiền hỗ trợ những người khó khăn như bán vé số, hàng rong,...