CĐM đùa cợt về việc Văn Toàn đấu giá áo ủng hộ quê hương chống dịch
Tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra khá phức tạp trên nhiều nơi của nước ta. Không chỉ có riêng Đà Nẵng, Quảng Nam phải căng mình chống dịch mà giờ đây Hải Dương cũng là một trong số những tỉnh thành chịu ảnh hưởng từ Covid-19.
Là người con mảnh đất Hải Dương, Văn Toàn ngay lập tức đã có hành động thiết thực, muốn góp chút công sức để giúp đỡ quê hương. Thế nhưng việc anh làm lại trở thành trò vui với một bộ phận dân mạng.
Bài đăng bán đấu giá của Văn Toàn trên trang cá nhân. (Ảnh: Chụp màn hình)
Văn Toàn bán đấu giá áo để ủng hộ quê hương chống dịch
Cách đây vài ngày, cầu thủ Văn Toàn đã chia sẻ lên trang cá nhân bức hình chiếc áo có đầy đủ chữ kí của tuyển thủ Đội Việt Nam khi thi đấu tại vòng loại World Cup với mong muốn giúp đỡ quê hương Hải Dương của mình chống dịch. Chỉ trong thời gian ngắn, bài đăng của anh đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý từ dân mạng cũng như bạn bè, đồng nghiệp. Với hầu hết mọi người, đây được xem là hành động vô cùng ý nghĩa và cao đẹp của nam cầu thủ khi nhớ về quê hương, nơi mình được sinh ra và nuôi lớn trưởng thành.
Có rất nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân trả giá cho chiếc áo này của nam cầu thủ. Thậm chí theo như những gì Văn Toàn cập nhật thì đã có người trả chiếc áo này lên tới 300 triệu đồng để góp phần giúp anh ủng hộ quê nhà Hải Dương.
Chiếc áo mà Văn Toàn đăng bán đấu giá để ủng hộ dịch Covid-19. (Ảnh: FBNV)
Mọi người ủng hộ hành động ý nghĩa của nam cầu thủ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Văn Toàn thông báo chiếc áo đã có người trả giá 300 triệu đồng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Những bình luận đùa cợt dưới bài đăng của Văn Toàn
Video đang HOT
Chỉ trong thời gian ngắn, bài đăng này của Văn Toàn đã nhận về 49 ngàn lượt tương tác từ dân mạng. Ngoài những lời động viên, khích lệ và ủng hộ từ mọi người thì có không ít những bình luận đùa giỡn, bỡn cợt từ một bộ phận dân mạng trong bài đăng của nam cầu thủ.
Một số bình luận đùa giỡn và có tính chỉ trích của dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Điều này khiến cho không ít người dùng mạng cũng như Văn Toàn tỏ ra không hài lòng. Nam cầu thủ sau đó đã phải lên tiếng về việc này, anh chia ngay dưới bài viết rằng: “Lần này mình đấu giá chiếc áo để ủng hộ Phường mình. Nơi mình được sinh ra và lớn lên từ bé, nên mình hi vọng mọi người hiểu cho mình. Các bạn muốn mua chiếc áo và tham gia 1 cách nghiêm túc, nếu chiếc áo vượt qua so với kinh tế của mọi người thì mình cũng xin cảm ơn vì mọi người đã tham gia. Còn các bạn muốn ủng hộ Phường mình thì mình cũng cảm ơn vì thành ý của các bạn, nhưng với mình thì hiện tại Phường mình chưa khó khăn hơn so với những nơi khác nên mình hi vọng các bạn sẽ ủng hộ những nơi khác khó khăn hơn ở Hải Dương mình. Mình cảm ơn”.
Văn Toàn lên tiếng trên bài viết cá nhân. (Ảnh: Chụp màn hình)
Những lời đùa cợt là sự vô duyên hay thiếu hiểu biết
Sau sự xuất hiện của những bình luận này rất nhiều dân mạng đã tỏ ra khó chịu với cách ứng xử của một số đối tượng. Có người cho rằng việc Văn Toàn bán áo đấu giá như một cách để nam cầu thủ đánh bóng tên tuổi của mình. Cũng có người lại bình phẩm rằng anh có bao nhiêu tiền thì quyên góp bấy nhiêu, hà cớ gì phải mang lên mạng xã hội kêu gọi, bán đấu giá một chiếc áo rồi mang danh nghĩa của mình đi để ủng hộ… Có rất nhiều những ý kiến khác nhau từ mọi người xuất hiện sau sự việc của Văn Toàn.
Thế nhưng có lẽ chính những người đưa ra bình luận trái chiều đó chẳng thể hiểu được rằng, trước đó có không biết bao nhiêu ngôi sao thế giới, họ nắm giữ trong tay khối tài sản lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng vẫn tổ chức những buổi bán đấu giá để quyên góp làm từ thiện. Họ cũng chẳng thể nào hiểu được hoặc giả là không muốn hiểu rằng sức của một người thì chẳng thể nào cứu giúp được hàng trăm, hàng ngàn con người đang gặp khó khăn ngoài kia, thế nhưng khi người ta đồng lòng, đoàn kết thì dù có là hàng triệu triệu hoàn cảnh nghèo khổ vẫn có thể được giúp đỡ.
Việc bán áo đấu giá của Văn Toàn vẫn đang được chú ý. (Ảnh: FBNV)
Đã có một tài khoản tên B.N đã nói thế này: “Trước khi bạn buông những lời chỉ trích, những lời bỡn cợt hay dè bỉu thì tôi xin được hỏi bạn đã giúp được gì cho đất nước? Bạn đã làm được gì cho quê hương? Bạn đã ủng hộ được bao nhiêu cho đội ngũ y bác sĩ? Bạn đã thiết thực hành động quyên góp được bao nhiêu cho dịch Covid-19 này? Tôi xin dám chắc chắn rằng chỉ vì bạn chưa làm được gì nên bạn mới buông ra những lời nói như vậy. Hoặc có chăng thì bạn đang ích kỷ và thiếu hiểu biết nên mới nhận xét người khác theo con mắt cá nhân của riêng một mình bản thân bạn mà thôi. Hãy sống và trưởng thành lên thì mới có quyền đi nhận xét người ta”.
Sự việc về những bình luận đùa cợt, chỉ trích bên dưới bài đăng của Văn Toàn đang khiến cho nhiều dân mạng tỏ ra vô cùng bức xúc và vẫn gây ra tranh cãi cho tới hiện nay.
Phẫn nộ vì những bình luận vô duyên về việc Văn Toàn đấu giá áo đấu ủng hộ quê hương Hải Dương chống dịch Covid-19
Đúng là thói đời, làm việc thiện cũng bị phán xét. Những người chuyên chỉ trích, ném đá, phá đám trên mạng xã hội... Họ đã làm được những gì?
Ngày 16/8, tuyển thủ quốc gia Nguyễn Văn Toàn đã tiến hành đấu giá chiếc áo có đầy đủ chữ ký của các cầu thủ Đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup trên trang cá nhân nhằm mục đích hỗ trợ quê hương Hải Dương chống dịch. Đây là một nghĩa cử rất cao đẹp, vừa thể hiện trách nhiệm của một người con với quê hương, vừa góp phần tuyên truyền ủng hộ phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi bài đăng được đưa lên các báo mạng, nhiều người đã có những bình luận không tốt về việc làm của Toàn. Do Văn Toàn đấu giá trực tiếp trên mạng xã hội hoặc qua phần nhắn tin nên nhiều người có thể trực tiếp biết rõ số tiền được trả để sở hữu chiếc áo đấu này. Khi số tiền đấu giá vượt lên con số hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, thì có rất nhiều bình luận khiếm nhã công kích cá nhân Văn Toàn và những người tham gia đấu giá.
Họ cho rằng Toàn đang tranh thủ đại dịch để bán áo đấu với giá cao, còn những người tham gia đấu giá là những kẻ thừa tiền muốn đánh bóng tên tuổi. Họ đặt ra câu hỏi là nếu những người tham gia đấu giá muốn ủng hộ thì sao không ủng hộ trực tiếp mà phải thông qua đấu giá làm gì cho mất thời gian? Hay tại sao dịch đã bùng phát từ lâu mà đến bây giờ Toàn mới ủng hộ?
Nhiều người còn có thái độ đùa cợt không đúng mực khi có những lời như: "Áo fake hay áo real?", "Văn Toàn học làm doanh nhân, bán áo đấu cũ với giá trăm chai", "Chữ ký thật hay chữ ký được in?", "Dở hơi bỏ mấy trăm triệu ra mua cái áo lau chỉ để lau mồ hôi", "Chốt 100k, freeship thì mua", "Hy vọng những kẻ thừa tiền quan tâm", "Sao không dùng tiền đi từ thiện mà lại bỏ trăm triệu ra mua cái áo? Áo dát vàng hay gì?"...
Những lời đó nhiều đến mức khiến cho nhiều cư dân mạng chân chính cảm thấy rất phẫn nộ. Rõ ràng, bán đấu giá các kỷ vật thể thao nhằm mục đích từ thiện là một việc rất hữu ích mà các ngôi sao trên thế giới vẫn hay làm. Chính CR7 cũng từng bán đấu giá Quả Bóng Vàng 2013 để quyên góp gần 800 ngàn USD cho một tổ chức hoạt động vì trẻ em.
Tự nhiên, những hành động trên làm mình nhớ đến một bộ phận cư dân mạng Hàn Quốc - những người nổi tiếng ngớ ngẩn, ích kỷ. Họ từng chỉ trích các ngôi sao bằng những lý do điên khùng, ủng hộ chậm cũng bị chửi, ủng hộ nhanh quá cũng bị chửi, ủng hộ nhiều quá thì bị nói là khoe khoang, ủng hộ ít quá thì bị nói là keo kiệt... Tính ra, ở nơi nào cũng có một bộ phận dân mạng rất tiểu nhân.
Những bình luận vô duyên của dân mạng về việc đấu giá áo đấu của Văn Toàn.
Cách đây ít ngày, mình nhận được dòng tin nhắn tâm sự của một chị. Chị ấy kể rằng con gái chị muốn thực hiện một dự án vẽ tranh và quyên góp hỗ trợ cho các bạn nhỏ khó khăn tại Đà Nẵng. Ngày họp phụ huynh, con gái chị có đứng lên bục giảng và thuyết trình dự án cho các bậc phụ huynh nghe nhưng có bậc phụ huynh đã nói rằng con gái chị còn nhỏ, chưa có hiểu biết, nên ăn ngủ hơn là việc từ thiện. Nghe thấy thế, con gái chị đứng như trời trồng đến mức cô giáo phải vỗ vai ra hiệu con gái chị dừng thuyết trình và đi ra ngoài.
Chị nói, mất mấy ngày liền sau hôm họp phụ huynh đó, con gái chị cứ nằm thõng chẳng buồn ăn. Chị có nói thêm, con gái chị học trường quốc tế nên điều kiện của các phụ huynh là có, trong khi dự án kế hoạch thì mỗi bậc phụ huynh chỉ ủng hộ khoảng 300 ngàn đồng. 300 ngàn đồng có lớn hay không? Có với một vài người, không với một vài người.
Đúng là thói đời, làm việc thiện cũng bị phán xét.
"Xin lỗi thủ trưởng, chúng tôi không cứu được" - Đó là lời của các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch gửi đến Quyền bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Chúng ta thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, các bác sĩ không phải là những người có phép màu mà có thể "cải tử hoàn sinh". Đợt dịch này, Covid-19 tấn công vào các bệnh viện, nhắm đến đối tượng yếu thế, mắc nhiều bệnh nền. Vì thế, việc cứu người thoát khỏi cửa tử rất khó...
"Sao làm dân chết không xin lỗi dân?", "Tôi trả tiền thuế để cứu người, không phải để các bác sĩ xin lỗi", "Đề nghị cách chức, sa thải các bác sĩ làm chết người", "Nhìn bác sĩ phương Tây cứu người kia kìa"... Đó lại là những bình luận từ một nhóm công nghệ rất đông thành viên mà mình đã lấy ví dụ rất nhiều lần. Và không hiểu sao, trong bao nhiêu ngày tháng qua, họ vẫn hành xử và nhận định thiển cận, quy chụp như vậy.
Khi có một bình luận nói rằng việc chết người không phải trò đùa, không nên chỉ trích các bác sĩ mà hãy động viên họ thì một bình luận phản hồi rằng: "Tao đóng thuế trả lương. Việc bác sĩ là cứu người, không làm tốt thì tao chửi. Mày khóc thuê à?".
Chẳng phải là khóc thuê đâu. Nhưng các bác sĩ vẫn là chỉ là những người bình thường chứ không phải là thần thánh mà có thể "cải tử hoàn sinh"... Hàng trăm ngàn cái chết vì đại dịch, vậy tất cả các bác sĩ trên thế giới đều vô trách nhiệm hết sao? Và cần chú ý rằng, chục triệu người trên thế giới đã sống, còn tại Việt Nam thì con số đó là hàng trăm người, hàng ngày số người khỏi bệnh cũng đã lên mức hai con số.
Hãy nhìn vào những việc đó mà đánh giá chứ?
Chính những người không tham gia đóng góp được gì lại là những người luôn muốn đòi hỏi nhiều nhất. Mình thực sự muốn hỏi rằng, các người đã làm được những gì? Hay chỉ giỏi chỉ trích, bông đùa, phá rối những gì mà người khác đang nỗ lực bằng cái tâm thấp hèn?
Đôi khi, dịch bệnh không đáng sợ bằng những con người mang tư tưởng tiểu nhân.
Chồng hí hửng khoe khu bếp mới cải tạo, vợ ngửa cổ, "cạn lời" vì cái giá đỡ bếp ga Anh chồng những tưởng hành động của mình là quan tâm, giúp đỡ vợ nhưng nào ngờ chỉ toàn gây thêm rắc rối. Câu chuyện hài hước khiến dân tình chia sẻ nhiều trên các diễn đàn mạng. Đàn ông có sức vóc và sự nhiệt tình thật nhưng đôi khi thiếu hiểu biết và lười quan sát. Anh chồng này cũng vậy....