CDC Thái Nguyên nói gì về ca nhiễm Covid-19 ‘tăng sốc’ khi thêm 20.894 F0?
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Thái Nguyên khiến nhiều nơi chính quyền, địa phương quá tải trong việc điều tra, xác minh chính xác về các trường hợp nhiễm Covid-19 mới.
Ngày 26.2, Bộ Y tế cho biết, cả nước đã ghi nhận thêm 77.982 ca nhiễm Covid-19 (F0) mới. Trong đó, Hà Nội nhiều nhất và vượt mốc 10.000 F0 ghi nhận trong ngày. Đặc biệt, Thái Nguyên đăng ký bổ sung thêm 20.894 F0 mới.
Bản tin Covid-19 ngày 26.2: Cả nước 98.876 ca | 70 xã phường ở Hà Nội thành “vùng cam”
Trao đổi với Thanh Niên chiều 26.2 , ông Hoàng Anh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên ( CDC Thái Nguyên), đã giải thích về số liệu F0 đột ngột tăng cao ở địa phương này.
Ca nhiễm Covid-19 ở Thái Nguyên tăng sốc khi đề nghị Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân bổ sung cho 20.894 F0. Ảnh BÁO THÁI NGUYÊN
Anh Hoàng Anh cho biết, sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp và bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt là địa bàn TP.Phổ Yên và TP.Thái Nguyên.
Ở một địa bàn, chính quyền địa phương và lực lượng cán bộ y tế bị quá tải trong việc điều tra thông tin, xác minh chính xác về các trường hợp nhiễm Covid-19 để cập nhật vào báo cáo ngày. Khi dịch Covid-19 đã tạm lắng, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã tiến hành rà soát chi tiết để cập nhật số liệu.
“Những trường hợp F0 phải được phải rà soát, điều tra rất kỹ, giám sát cả yếu tố dịch tế để ghi nhận thông tin đầy đủ, sau đó phải xác định chính xác là các F0 thì CDC Thái Nguyên đã có báo cáo đầy đủ đề nghị Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên gửi văn bản đề nghị Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân bổ sung”, ông Hoàng Anh nói.
Phóng viên Thanh Niên cũng đặt vấn đề với đại diện CDC Thái Nguyên trong thời gian qua, ở nhiều địa phương ghi nhận tình trạm y tế xã quá tải khi người dân khai báo và xin chứng nhận F0 quá lớn để hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. Số liệu F0 Thái Nguyên đề nghị Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân quá lớn, CDC Thái Nguyên có loại trừ được các trường hợp lợi dụng khai báo, cấp chứng nhận F0 để trục lợi chế độ chính sách?
Ông Hoàng Anh cũng thừa nhận một số địa phương đang chịu sức ép rất lớn về số lượng F0 khai báo và xin cấp giấy chứng nhận nhưng cơ quan y tế có trách nhiệm rất lớn để xác định đúng các trường hợp này có phải là F0 hay không. CDC Thái Nguyên cũng quán triệt các đơn vị không được vì sức ép công việc, số lượng quá lớn mà để xảy ra các sai sót trong cập nhật số liệu báo cáo các ca F0, phải rà soát kỹ.
“Đối với các trường hợp F0 trong danh sách gửi Bộ Y tế đề nghị cấp bổ sung mã số bệnh nhân, chúng tôi đảm bảo đều cơ quan y tế điều tra và thẩm định chính xác”, ông Hoàng Anh khẳng định.
Ngày 26/2: Có 77.982 ca COVID-19 mới; Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 F0
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 26/2 cho biết có 77.982 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất, vượt mốc 10.000 F0; Trong ngày hơn 20.000 bệnh nhân khỏi; 88 trường hợp tử vong; Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 25/02 đến 16h ngày 26/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 77.982 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 77.970 ca ghi nhận trong nước (giảm 804 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 64.285 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (10.783), Nghệ An (3.985), Vĩnh Phúc (2.995), Hưng Yên (2.962), Tuyên Quang (2.737), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.654), Quảng Ninh (2.559), Hải Dương (2.534), Hòa Bình (2.373), Sơn La (2.136), TP. Hồ Chí Minh (2.069), Ninh Bình (2.063), Bắc Ninh (2.041), Hải Phòng (2.025), Bắc Giang (1.998), Yên Bái (1.954), Lào Cai (1.929), Đắk Lắk (1.896), Thái Bình (1.667), Hà Giang (1.590), Thái Nguyên (1.485), Quảng Bình (1.266), Khánh Hòa (1.211), Cao Bằng (1.112), Bình Phước (1.092), Điện Biên (1.067), Lạng Sơn (1.000), Đà Nẵng (986), Bình Định (918), Thanh Hóa (875), Bà Rịa - Vũng Tàu (866), Quảng Nam (829), Hà Tĩnh (748), Lâm Đồng (729), Gia Lai (712), Hà Nam (705), Bình Dương (696), Cà Mau (527), Quảng Trị (492), Lai Châu (475), Thừa Thiên Huế (248), Quảng Ngãi (236), Bắc Kạn (223), Tây Ninh (211), Bến Tre (198), Kon Tum (197), Bình Thuận (196), Đắk Nông (180), Bạc Liêu (163), Trà Vinh (130), Đồng Nai (128), Vĩnh Long (114), Kiên Giang (98), Long An (60), Cần Thơ (47), Đồng Tháp (30), An Giang (26), Ninh Thuận (22), Hậu Giang (17), Tiền Giang (9).
- Ngày 26/02/2022, Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 ca nhiễm COVID-19 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Thái Nguyên.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-1.565), Lạng Sơn (-1.046), Phú Yên (-777).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An ( 1.561), Hà Nội ( 947), Vĩnh Phúc ( 628).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 62.304 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 26/2
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.219.177 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 32.588 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.211.849 ca, trong đó có 2.373.229 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (530.334), Bình Dương (296.256), Hà Nội (247.583), Đồng Nai (101.051), Tây Ninh (89.934).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 20.427 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.376.046 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.979 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.372 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 285 ca
- Thở máy không xâm lấn: 81 ca
- Thở máy xâm lấn: 230 ca
- ECMO: 11 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 25/02 đến 17h30 ngày 26/02 ghi nhận 88 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (3) trong đó 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1), Đồng Nai (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (24), Đà Nẵng (5), Nam Định (5 ca trong 02 ngày)Trà Vinh (5), Bình Định (4), Hà Giang (4), Hải Phòng (4), Hải Dương (3), Phú Thọ (3), Quảng Nam (3), Quảng Ngãi (3), Vĩnh Long (3), An Giang (2), Đồng Nai (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (2), Thừa Thiên Huế (2), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1)..
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 90 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.050 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.495.156 mẫu tương đương 78.971.531 lượt người, tăng 110.825 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 25/02 có 384.509 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 193.274.685 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.519.726 liều: Mũi 1 là 70.852.938 liều; Mũi 2 là 67.197.435 liều; Mũi 3 là 1.442.133 liều; Mũi bổ sung là 13.680.006 liều; Mũi nhắc lại là 23.347.214 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.754.959 liều: Mũi 1 là 8.620.942 liều; Mũi 2 là 8.134.017 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Ngày 25/2/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 913/BYT-TB-CT về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Giá gia cầm hôm nay 18/2: Giá vịt thịt giảm ở một số nơi, giá gà ba miền chững lại Khảo sát giá gia cầm hôm nay 18/2 tại các vùng, chúng tôi thấy giá vịt thịt tại các vùng vẫn có xu hướng giảm; giá gà ba miền không có biến động mà vẫn giữ ở mức vừa phải, việc tiêu thụ các mặt hàng khá chậm. Cập nhật giá gia cầm hôm nay tại các vùng, chúng tôi thấy giá gà...