CDC Mỹ: Vắc xin Pfizer có hiệu quả 93% ngăn trẻ 12-18 tuổi nhập viện
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đánh giá vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả ngăn ngừa nhập viện lên đến 93% ở nhóm thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi.
Một thiếu niên tại Massachusetts, Mỹ, được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngày 22-4 – Ảnh: AFP
Kết quả được CDC Mỹ công bố ngày 19-10 dựa trên nghiên cứu tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9-2021, giai đoạn mà biến thể Delta của virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 đang hoành hành ở nhiều nước.
Trong nghiên cứu, CDC Mỹ theo dõi một nhóm 464 bệnh nhân COVID-19 tuổi từ 12 đến 18 tại 19 bệnh viện nhi khắp nước Mỹ.
Theo dữ liệu, trên tổng số 179 em trong nhóm này phải nhập viện, có đến 97% trường hợp chưa được tiêm ngừa. Trong 16 trường hợp rơi vào tình trạng nguy kịch cần hỗ trợ để duy trì sự sống, không có em nào đã tiêm ngừa.
“Kết quả củng cố tầm quan trọng của việc tiêm ngừa để bảo vệ giới trẻ Mỹ khỏi việc mắc COVID-19 nặng”, báo USA Today dẫn báo cáo viết.
Các thử nghiệm riêng của Pfizer/BioNTech đối với nhóm đối tượng từ 12-18 tuổi cho thấy nhóm này có phản ứng miễn dịch cao đối với virus SARS-CoV-2, nhưng không thể hiện được hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện.
Video đang HOT
Một nghiên cứu khác về hiệu quả của vắc xin Pfizer đối với nhóm tuổi 12-15 tại Israel trước đó cũng cho rằng vắc xin này có hiệu quả bảo vệ 92%. Tuy nhiên, CDC cho rằng số trường hợp trong nghiên cứu này không đủ để đánh giá.
Vắc xin của Pfizer/BioNTech là loại duy nhất được Mỹ cấp phép tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Hãng đang xin cấp phép sử dụng vắc xin này cho trẻ từ 5 tuổi. Dự kiến, một ủy ban các chuyên gia cố vấn của Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ sẽ đánh giá các dữ liệu tiêm chủng cho trẻ nhỏ ở độ tuổi này trong tháng 10-2021.
Hãng dược Moderna cũng đã xin cấp phép tiêm cho nhóm thiếu niên nhưng chưa được phê duyệt. Trong khi đó, Hãng Johnson & Johnson vẫn đang thử nghiệm tiêm ngừa trên nhóm này.
Hàng nghìn liều vắc xin bị vứt bỏ ở Ai Cập, Thái Lan mở thêm điểm du lịch
Công tố viên Ai Cập thông báo đã ra lệnh bắt giữ 3 người sau khi nhà chức trách phát hiện hàng nghìn liều vắc xin ngừa Covid-19, chưa qua sử dụng bị vứt bỏ dọc theo một kênh nước.
Toàn bộ số vắc xin nói trên được phân phối cho cơ quan y tế ở thành phố Minya, cách thủ đô Cairo khoảng 220km về phía nam. Trước đó, cơ sở này thông báo bị mất 18.400 hộp vắc xin Covid-19, trị giá hơn 5 triệu Bảng Ai Cập (319.000USD).
Một y tá Ai Cập giơ cao lọ vắc xin ngừa Covid-19 của hãng dược Trung Quốc Sinopharm tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Cairo. Ảnh: Reuters
Một cuộc kiểm kê phát hiện, thêm gần 5.000 hộp vắc xin bị cơ quan y tế Minya thải loại vì bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp, theo tuyên bố của cơ quan công tố. Nhà chức trách không tiết lộ số liều hoặc loại vắc xin.
Theo Reuters, các hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các thùng màu trắng bị vứt bỏ dọc hai bên bờ kênh nước ở Bani Mazar, phía bắc Minya.
Hàng nghìn thùng vắc xin giá trị bị mất tích sau khi một dược sĩ trao chúng cho một lái xe của Bộ Y tế để vận chuyển tới Minya.
Các cuộc điều tra ban đầu hé lộ, dược sĩ và một quan chức tại kho hàng của cơ quan y tế Minya phải chịu trách nhiệm về sơ suất nghiêm trọng. Cảnh sát đã bắt giữ cả hai cùng viên tài xế vì có những lời khai mâu thuẫn nhau.
Ai Cập đang hướng tới mục tiêu chủng ngừa cho 40 triệu người trong tổng số hơn 100 triệu dân vào cuối năm nay. Song, các nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng ở nước này đang gặp trở ngại vì sự chậm trễ bàn giao vắc xin, cũng như tâm lý e ngại của một bộ phận người dân.
Thái Lan chốt lịch tái mở cửa thêm 5 điểm du lịch
Phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan ngày 10/10 thông báo, nước này sẽ tái mở cửa thêm 5 điểm du lịch gồm Bangkok, Chiang Mai, Prachuap Khiri Khan, Phetchaburi và Chon Buri từ ngày 1/11, nếu vào thời điểm đó không xuất hiện ổ dịch lớn nào trong những khu vực này.
Quyết định được đưa ra sau khi Thái Lan tuyên bố đã gặt hái thành công với mô hình thử nghiệm "Hộp cát Phuket" trên hòn đảo du lịch nổi tiếng. Chương trình dự kiến đã mang lại khoản doanh thu hơn 2,33 tỷ Baht (68,83 triệu USD) cho nước này kể từ khi được triển khai vào tháng 7.
Thái Lan hiện vẫn là điểm nóng về Covid-19 ở Đông Nam Á với hơn 1,7 triệu ca mắc, gần 18.000 trường hợp tử vong. Song, số ca mắc mới hàng ngày trên toàn quốc đã giảm xuống còn hơn 10.000 trường hợp, mức nhà chức trách tin trong tầm kiểm soát của hệ thống y tế quốc gia.
Hiện vẫn chưa rõ quan điểm của chính quyền Bangkok về kế hoạch nói trên, khi thủ đô đang là tâm chấn của đợt lây nhiễm thứ 3. Trước đó, thống đốc Bangkok khẳng định sẽ chỉ mở cửa thành phố khi 70% cư dân của các quận được tiêm chủng.
Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm đi lại liên bang
Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob hôm 10/10 cho biết, Malaysia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi lại liên bang từ ngày 11/10, khi hơn 90% người trưởng thành khắp toàn quốc đã tiêm đủ liều vắc xin. Điều này đồng nghĩa, mọi người dân đã hoàn thành tiêm chủng có thể tự do đi lại trong nước và xuất cảnh, ngoại trừ những người đang sinh sống trong các khu vực bị áp lệnh kiểm soát di chuyển tăng cường (EMCO).
Theo quyết định mới, các công dân Malaysia trở về từ nước ngoài vẫn phải cách ly bắt buộc 14 ngày, nhưng những người đã tiêm đủ liều vắc xin sẽ được phép cách ly tại nhà.
Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin ca ngợi việc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại liên bang là quyết định "đúng đắn, đúng thời điểm", vì bất kỳ sự trì hoãn nào có thể dẫn đến những vấn đề liên quan, đặc biệt là các rối loạn về sức khỏe tâm thần.
Cho đến nay, Malaysia ghi nhận hơn 2,3 triệu ca mắc, 27.329 bệnh nhân thiệt mạng. Hơn 70,4% trẻ em trong độ tuổi từ 12 - 17 ở nước này đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19 và 32% dân số toàn quốc đã hoàn thành tiêm chủng.
Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:
- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 11/10 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 238,6 triệu người, gần 4,9 triệu ca tử vong. Song, xấp xỉ 215,8 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.
- Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với hơn 45,2 triệu ca mắc, gần 734.000 bệnh nhân không qua khỏi. 56% người dân ở xứ sở cờ hoa đã hoàn thành tiêm chủng và 2,2%% đã được tiêm mũi nhắc lại.
- Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, nước này hoàn toàn có thể mở cửa nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực nếu tình hình Covid-19 ổn định ở mức hiện tại, với dưới 300 ca mắc và 20 trường hợp tử vong mỗi ngày, trong ít nhất 10-15 ngày liên tục thời gian tới.
- Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố đã đến lúc Singapore thực hiện "chiến dịch chung sống với Covid-19", nới lỏng các hạn chế và cho phép người nhập cảnh từ một số nước không cần cách ly. Cụ thể, từ ngày 13/10, nhà chức trách sẽ cho phép những người đã hoàn thành tiêm chủng từ Canada, Đan Mạch, Pháp, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Mỹ và Anh vào Singapore mà không cần cách ly. Từ tháng 11, Hàn Quốc sẽ được thêm vào danh sách "miễn trừ" này.
CDC Mỹ thúc giục người dân tiêm phòng cả COVID-19 và bệnh cúm mùa Ngày 7/10, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Rochelle Walensky kêu gọi người Mỹ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm khi các quan chức y tế chuẩn bị cho một mùa cúm "nghiêm trọng". Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh...