CDC Mỹ rút ngắn thời gian cách ly người mắc COVID-19 xuống 5 ngày
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 27/12 đã rút ngắn thời gian đề xuất cách ly những người nhiễm virus SARS-CoV-2 xuống chỉ còn 5 ngày.
Xét nghiệm nhanh COVID-19 tại New York ngày 16/12. Ảnh: AP
Theo đó, người mắc COVID-19 được đề xuất giảm thời gian cách ly từ 10 ngày xuống chỉ còn 5 ngày trong trường hợp họ không có triệu chứng và nếu họ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác thêm 5 ngày sau đó.
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin CDC cũng rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với những người tiếp xúc với người mắc COVID-19 xuống chỉ còn 5 ngày nếu họ đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19. Đối với trường hợp đã tiêm đủ 2 liều vaccine và cả mũi bổ sung thì không cần phải cách ly.
Ngoài ra, theo CDC, những người mắc COVID-19 với triệu chứng thuyên giảm có thể rời nhà sau 5 ngày. Tuy nhiên, những người bị sốt cần phải ở nhà cho đến khi hết sốt hoàn toàn.
Video đang HOT
CDC nhấn mạnh: “Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi chứng cứ khoa học rằng phần lớn sự lây truyền SARS-CoV-2 xảy ra sớm trong quá trình phát bệnh, thường trong 1-2 ngày trước khi bắt đầu các triệu chứng và 2-3 ngày sau đó. Do vậy, những người có kết quả xét nghiệm dương tính nên cách ly trong 5 ngày và nếu không có triệu chứng tại thời điểm đó, họ có thể dừng cách ly nếu có thể tiếp tục đeo khẩu trang trong 5 ngày sau đó để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác”.
CDC đồng thời nhận định mũi vaccine bổ sung sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19 hoặc truyền virus SARS-CoV-2 sang người khác.
CDC nêu rõ cá nhân đã tiêm mũi vaccine bổ sung không cần phải cách ly sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19 nhưng cần đeo khẩu trang trong 10 ngày sau đó. Theo CDC, điều tốt nhất là xét nghiệm sau 5 ngày tiếp xúc gần với người mắc và nếu có triệu chứng họ cần cách ly ngay lập tức.
Thái Lan phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến chủng dễ lây lan hơn Delta
Ca bệnh đầu tiên nhiễm AY.4.2, một biến thể phụ của chủng Delta, là một người đàn ông không có tiểu sử đi lại các khu vực có nguy cơ cao hay ra nước ngoài gần đây.
Một người đàn ông ở Bangkok được xét nghiệm nhanh Covid-19 hôm 15/7/2021 (Ảnh: Reuters).
Báo Bangkok Post dẫn lời ông Chawetsan Namwat, Giám đốc Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh và Chất độc của Bộ Y tế Thái Lan, ngày 26/10 cho biết giới chức nước này đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể AY.4.2 - một biến thể phụ của chủng Delta hay còn gọi là Delta Plus.
Bệnh nhân được phát hiện vào tháng trước là một người đàn ông 49 tuổi làm việc tại Bang Sai, tỉnh Ayutthaya. Người này không có tiểu sử đi lại tới các khu vực có nguy cơ cao hay ra nước ngoài thời gian gần đây.
Ông Chawetsan cho biết, đây là trường hợp duy nhất được phát hiện nhiễm AY.4.2 hay Delta Plus ở Thái Lan cho đến thời điểm hiện tại. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này đã được gửi đến Viện nghiên cứu Khoa học Y tế Quân đội để phân tích trình tự gen. Bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn và Thái Lan chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào liên quan đến AY.4.2.
Vụ Khoa học Y tế của Bộ Y tế Thái Lan dự kiến sẽ họp báo về biến thể phụ trên vào hôm nay 26/10. "Chúng tôi lo ngại rằng, biến thể này có thể dễ lây lan hơn Delta", ông Chawetsan nói.
Anh là quốc gia đầu tiên phát hiện biến thể AY.4.2. Tính đến ngày 23/10, Anh đã phát hiện hơn 16.000 trường hợp nhiễm biến thể AY.4.2. Theo thống kê của Outbreak.Info của Mỹ, AY.4.2 hiện đã lan sang 28 quốc gia với 17.000 ca mắc.
Theo Viện Di truyền tại Đại học London (College London), biến thể phụ AY.4.2 có khả năng lây lan cao hơn 10% đến 15% so với biến chủng Delta và lây truyền dễ dàng hơn so với Ebola, SARS, MERS và bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Bộ Y tế Israel ngày 25/10 dẫn kết quả điều tra ban đầu cũng chỉ ra, AY.4.2 có khả năng lây lan cao hơn 15% so với Delta, nhưng không kháng vaccine và độc lực cũng không cao hơn của Delta.
Giới chức Anh cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm để kết luận biến thể phụ này nguy hiểm hơn biến chủng Delta gốc. "Delta Plus là biến thể mà chúng tôi đang theo dõi rất sát sao và hành động kịp thời khi cần thiết, và cho tới hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy biến thể này có nguy cơ lây lan dịch bệnh đáng lo ngại", một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson nói và kêu gọi người dân không nên quá hoang mang.
Bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu nhóm chuyên gia về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết đến nay Delta vẫn là biến chủng trội toàn cầu. Bà cũng nhấn mạnh: "Delta vẫn đang chiếm ưu thế, nhưng biến chủng này không ngừng thay đổi và chúng ta cần lưu ý rằng virus càng lây lan thì càng có nhiều cơ hội đột biến". Tuy AY.4.2 chưa được WHO xếp vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại" hay "biến chủng cần điều tra", nhưng WHO đang theo dõi 20 dòng phụ của biến chủng Delta, trong đó có AY.4.2.
Cách Singapore quản lý kit xét nghiệm nhanh Covid-19 Singapore cho phép phân phối kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trên nhiều kênh, với giá 10-13 SGD, giúp nước này dễ dàng phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Chiến lược ứng phó Covid-19 của Singapore tập trung vào mục tiêu kiềm chế và làm chậm chuỗi lây nhiễm, để đảm bảo hệ thống y tế không bị quá tải và tạo điều...