CDC Mỹ khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer mũi thứ 3 cho trẻ 5-11 tuổi
Ủy ban cố vấn khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bỏ phiếu nhất trí về việc tiêm vaccine Pfizer ngừa COVID-19 liều thứ ba cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Christopher Reyes, 9 tuổi, tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngày 8/11/2021 tại New York. Ảnh: Getty Images
Tờ USA Today cho biết Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky đã đưa ra khuyến nghị trên vào tối 19/5 theo giờ địa phương. Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc trẻ em bị suy giảm miễn dịch đã tiêm ba mũi vaccine ngừa COVID-19 sẽ đủ điều kiện để tiêm mũi thứ tư.
Hai ngày trước đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech làm liều tăng cường cho trẻ em ở nhóm tuổi trên. Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine bị suy giảm theo thời gian.
Trẻ em sẽ được tiêm liều thứ ba khoảng 5 tháng sau khi hoàn tất hai mũi đầu. Do đó, các trẻ tiêm liều thứ hai trước ngày 19/12/2021 đã đủ điều kiện để tiêm mũi tăng cường.
Video đang HOT
Trước đó, CDC đã khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer tăng cường cho trẻ 5 – 11 tuổi bị suy giảm miễn dịch.
Tác dụng phụ phổ biến nhất sau tiêm mũi tăng cường là đau nhức, sưng tấy tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt hoặc đau đầu. Tất cả các triệu chứng này thường tự biến mất sau vài ngày.
Trả lời câu hỏi của ủy ban cố vấn về tác dụng phụ tiềm ẩn sau tiêm vaccine mRNA là bệnh viêm cơ tim, bác sĩ Tom Shimabukuro thuộc đơn vị điều phối vaccine của CDC cho biết trong số 18,1 triệu trẻ em từ 5 -11 tuổi đã được tiêm ngừa bằng vaccine Pfizer chỉ có 20 trường hợp được xác nhận là mắc viêm cơ tim và một trường hợp tử vong.
Cho đến nay, vaccine của Pfizer là loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng đối với trẻ nhỏ. Trẻ em dưới 11 tuổi được tiêm liều lượng bằng 1/3 của người lớn.
Các chuyên gia khẳng định tiêm liều tăng cường sẽ giúp trẻ em được bảo vệ khỏi lây nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Mặc dù tiêm hai liều vaccine có khả năng phòng ngừa mắc COVID-19 thể nặng ở trẻ em, nhưng không đủ hiệu quả để chống lại Omicron.
Theo dữ liệu được công bố ngày 19/5, kể từ khi đại dịch bùng phát ở Mỹ có 189 trẻ em từ 5-11 tuổi tử vong vì COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca tử vong ở trẻ em trong độ tuổi trên.
CDC cho hay chỉ có 28% trẻ em từ 5-11 tuổi được tiêm phòng chủng đầy đủ chống lại COVID-19. Đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với mặt bằng dân số chung.
Nhật Bản công bố dữ liệu nghiên cứu về tiêm kết hợp vaccine mũi thứ ba
Ngày 19/2, nhóm chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố dữ liệu về hiệu quả và các tác dụng phụ đối với người tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ ba cùng và khác chủng loại với hai mũi tiêm trước đó.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nghiên cứu được thực hiện đối với 2.826 người tiêm mũi thứ ba là vaccine của hãng Pfizer/Biontech và 773 người tiêm mũi thứ ba của hãng Moderna sau khi tất cả đều tiêm mũi thứ hai của hãng Pfizer.
Về hiệu quả, theo dõi trong vòng 1 tháng sau khi tiêm mũi thứ ba, mức tăng kháng thể đối với người tiêm vaccine của hãng Pfizer/Biontech là 54,1%, trong khi tỷ lệ này là 67,9% đối với người tiêm vaccine của hãng Moderna. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả đối với biến thể Omircon của virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm mũi thứ ba cũng cao hơn so với người chỉ tiêm hai mũi vaccine.
Về tác dụng phụ, đối với người tiêm mũi thứ ba vaccine của hãng Pfizer/Biontech có 21,4% sốt trên 38 độ C, 69,1% đau nhức toàn thân và 55% có biểu hiện đau đầu. Trong khi chỉ số tương tự đối với người tiêm mũi thứ ba vaccine của hãng Moderna lần lượt là 49,2%, 78% và 69,5%. Các biểu hiện này rõ nhất chủ yếu vào ngày thứ hai sau khi tiêm chủng và giảm dần vào các ngày sau đó. Ngoài ra, có 2 trường hợp nghi gây ra tác dụng phụ về viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine của hãng Pfizer/Biontech nhưng không nghiêm trọng, trong khi không ghi nhận trường hợp tương tự nào ở người tiêm vaccine của hãng Moderna.
Theo Giáo sư Suminobu Ito, giảng viên Đại học Y Juntendo, thành viên nhóm nghiên cứu, dường như mức độ sinh kháng thể đang tỷ lệ nghịch với mức độ gây tác dụng phụ khi tiêm vaccine mũi thứ ba cùng và khác loại. Tức là tiêm cùng loại vaccine sinh kháng thể ít hơn nhưng cũng ít nguy cơ tác dụng phụ hơn, trong khi tiêm khác loại vaccine sinh nhiều kháng thể hơn nhưng nguy cơ tác dụng phụ lại cao hơn. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, người dân có thể lựa chọn các loại vaccine phù hợp để tiêm mũi thứ ba phòng ngừa COVID-19.
Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tính đến hết ngày 18/2, đã có 169.146 người ở nước này đã tiêm liều vaccine thứ ba, tương đương tỷ lệ 12,6% dân số. Trong đó, 71,9% lựa chọn vaccine của hãng Pfizer/Biontech và 28,1% tiêm vaccine của hãng Moderna.
CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả của mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 Hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 do các hãng Pfizer và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, sẽ giảm đáng kể sau 4 tháng được tiêm song vẫn có hiệu quả để làm giảm khả năng bệnh biến chuyển nghiêm trọng hơn. Đây là kết quả nghiên cứu mới được Trung tâm phòng ngừa và kiểm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Châu Âu cân nhắc phương án điều 120 chiến đấu cơ bảo vệ Ukraine

Nga mời Mỹ và các nước "không thân thiện" dự diễn đàn an ninh quốc tế

Hé lộ quy mô cuộc duyệt binh của Mỹ

Mexico: Hai quan chức của Mexico City bị sát hại

Loạt UAV áp sát, tiếng nổ lớn vang lên, "nhiều sân bay Nga gián đoạn"

Công tác phân phối viện trợ tại Gaza gặp trở ngại

Ông Biden phản hồi nghi vấn giấu bệnh ung thư khi còn làm tổng thống

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn gây tranh cãi về giá gạo

Xung đột Hamas - Israel: Các nước châu Âu gia tăng áp lực với Israel

Tiêm kích F-35 bay tại Mỹ nhưng truyền được dữ liệu tới tận châu Âu

Thay đổi bất ngờ của dư luận Mỹ trong bối cảnh Tổng thống Trump không có ý định áp đặt biện pháp mới với Nga
Có thể bạn quan tâm

Ai là bị hại của Thùy Tiên?
Pháp luật
19:23:07 21/05/2025
Elle Fanning đóng phim tiền truyện của "Hunger Games"
Hậu trường phim
19:22:53 21/05/2025
Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử
Tin nổi bật
19:20:37 21/05/2025
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính
Thời trang
19:13:24 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam
Phong cách sao
18:04:25 21/05/2025
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan
Sao thể thao
17:59:14 21/05/2025
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
Sức khỏe
17:42:21 21/05/2025