CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả của mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19
Hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 do các hãng Pfizer và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, sẽ giảm đáng kể sau 4 tháng được tiêm song vẫn có hiệu quả để làm giảm khả năng bệnh biến chuyển nghiêm trọng hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu mới được Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ thực hiện và công bố ngày 11/2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của vaccine phòng bệnh giảm sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về thời gian duy trì hiệu quả của mũi tăng cường (mũi thứ 3). Nghiên cứu mới được CDC thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập về hơn 241.204 người đến thăm khám tại khoa cấp cứu hoặc khoa điều trị khẩn cấp và 93.408 ca nhập viện là người trưởng thành mắc các triệu chứng giống COVID-19 trong giai đoạn từ 26/8/2021-22/1/2022.
Hiệu quả của vaccine được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ mắc COVID-19 ở những bệnh nhân đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên các thông số như thời gian mắc bệnh, khu vực sinh sống, độ tuổi và mức độ lây nhiễm ở địa phương và các đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân để có được kết quả tổng hợp. Kết quả nghiên cứu mới của CDC chỉ ra trong giai đoạn làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiệu quả bảo vệ của vaccine trước nguy cơ phải cấp cứu hoặc điều trị khẩn cấp là 87% trong vòng 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường, nhưng giảm xuống còn 66% trong tháng thứ 4. Hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện là 91% trong 2 tháng đầu sau tiêm nhưng giảm xuống 78% vào tháng thứ 4 sau khi tiêm.
Theo bà Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC Mỹ, việc tiêm thêm mũi vaccine tăng cường vẫn an toàn và tiếp tục có hiệu quả cao để ngăn tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn.
Các tác giả kết luận việc phát hiện ra hiệu quả của mũi tăng cường vaccine mRNA giảm trong vài tháng sau tiêm sẽ củng cố thông tin để quyết định về việc tiêm mũi thứ 4 nhằm duy trì hoặc cải thiện hiệu quả của vaccine phòng bệnh. Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ trong tuần, cố vấn dịch bệnh Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết nhiều khả năng những người có hệ miễn dịch yếu như người già và người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần phải tiêm mũi vaccine thứ 4.
COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil 'nóng' trở lại
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,4 triệu ca nhiễm mới và 7.200 ca tử vong. Nước Pháp dẫn đầu với trên nửa triệu ca nhiễm mới trong khi Brazil đang trở lại là điểm nóng lây nhiễm của thế giới.
Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 358.116.359 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.630.651 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.471.342 và 7.201 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 283.733.506 người, 68.752.202 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 95.835 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 501.635 ca nhiễm mới; Mỹ đứng thứ hai với 263.498 ca; tiếp theo là Brazil (176.371 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.720 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (681 ca) và Pháp (467 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 73.224.898 người, trong đó có 893.854 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 39.799.202 ca nhiễm, bao gồm 490.462 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 24.311.317 ca bệnh và 623.843 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Brazil đột ngột tăng gấp đôi khi nước này đang trên đường trở lại là một điểm nóng lây nhiễm ở Mỹ Latinh.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 116,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 96 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 85,6 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 46,42 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,79 triệu ca và châu Đại Dương trên 2,46 triệu ca nhiễm.
Video đang HOT
Trẻ em chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thử nghiệm vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron
Ngày 25/1, hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 đặc hiệu chống biến thể Omicron đối với người trưởng thành đến 55 tuổi nhằm đánh giá mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch.
Tham gia thử nghiệm lâm sàng có sự tham gia của 1.420 người từ 18-55 tuổi. Pfizer giải thích lý do không đưa người trên 55 tuổi vào diện thử nghiệm lâm sàng là vì mục đích của nghiên cứu chỉ nhằm đánh giá phản ứng miễn dịch của những người tham gia, hơn là tính toán hiệu quả của vaccine.
Trong một thông báo, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vaccine của hãng Pfizer, bà Kathrin Jansen cho hay các dữ liệu hiện nay đều cho thấy mũi tiêm tăng cường chống chủng gốc virus SARS-CoV-2 vẫn có hiệu quả ngăn chặn nguy cơ người nhiễm Omicron chuyển nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của hai hãng dược trên nhận thấy cần có sự chuẩn bị sẵn trong trường hợp khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu theo thời gian và giảm hiệu quả ngăn chặn sự lây nhiễm của biến thể Omicron cũng như các biến thể mới khác.
Do vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech là loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA nên các nhà khoa học có thể dễ dàng cập nhật mã gene của các biến thể mới.
Trước đó, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết hãng dược này có kế hoạch nộp đơn xin cấp phép lưu hành vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron vào tháng 3 tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Âu có xu hướng nới lỏng biện pháp hạn chế
Mặc dù châu Âu đang phải đối mặt với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, nhiều quốc gia trong khu vực đang có xu hướng nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Bất chấp số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng và tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức trung bình của EU, Ba Lan đã rút ngắn thời gian cách ly từ 10 xuống còn 7 ngày. Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski nhận định Ba Lan đang chuẩn bị đối mặt với làn sóng thứ 5 dịch COVID-19 do Omicron gây ra.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Hà Lan, ngay cả khi các ca nhiễm COVID-19 mới đạt mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây, Thủ tướng Mark Rutte và Bộ trưởng Y tế Ernst Kuipers ngày 25/1 đã công bố các quy định mới, trong đó có cho phép nhà hàng, quán bar và các rạp chiếu phim mở cửa trở lại. Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và khách sạn Hà Lan, việc hạn chế lĩnh vực này sẽ không đạt được mục tiêu ngăn chặn đại dịch mà sẽ khiến các nhà hàng và quán bar ngày càng khó duy trì. Công viên giải trí, sở thú và các trận đấu thể thao cũng dự kiến sẽ được phép mở cửa cho đông đảo khán giả.
Tại Croatia, một cuộc trưng cầu ý dân kêu gọi bãi bỏ chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 được tiến hành. Mục đích của cuộc trưng cầu này là nhằm xóa bỏ các chứng nhận tiêm chủng mang tính phân biệt đối xử, cũng như ngăn tình trạng công dân bị quấy rối và hệ thống chăm sóc y tế của đất nước bị quá tải.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố thủ đô London, Anh ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran bày tỏ hy vọng làn sóng dịch COVID-19 hiện tại ở Pháp sẽ đạt đỉnh trong những ngày tới. Trong 24 giờ qua, gần 400 bệnh nhân COVID-19 điều trị trong các bệnh viện tại Pháp đã tử vong. Thủ tướng Jean Castex thông báo rằng chính phủ sẽ nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19 vào tháng 2, nhưng chỉ đối với những người đã được tiêm đủ liều vaccine cơ bản.
Tại Serbia, tình hình dịch COVID-19 dường như đang dần lắng xuống trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng. Nhà virus học Milanko Sekler cho rằng Serbia đã đi được "2/3 chặng đường" để kết thúc đại dịch, nhận định tình hình đang diễn biến theo chiều hướng tích cực dù số ca nhiễm cao.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lên tiếng phản đối việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan, trong bối cảnh tỷ lệ mắc COVID-19 ở Đức tiếp tục gia tăng và đạt kỷ lục mới trong tuần này. Theo ông Scholz, hiện chưa phải thời điểm thích hợp để nới lỏng các quy định phòng chống dịch nói chung.
Tại Italy, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày đã giảm trong 6 ngày liên tiếp khi cơ quan y tế nước này tăng cường các biện pháp chống dịch trong những tuần gần đây nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết: "Như WHO cũng lưu ý, chúng ta đang tiến gần đến đỉnh dịch và sau đó sẽ phải điều chỉnh các quy tắc và mô hình để phù hợp với giai đoạn mới của đại dịch mà chúng ta đang đối mặt".
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 30/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ nâng mức cảnh báo đi lại đối với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) cùng Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này tránh đến 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, do lo ngại sự lây lan của đại dịch COVID-19.
CDC Mỹ đã nâng mức cảnh báo đi lại lên "Cấp độ 4: Rất cao" đối với Colombia, Costa Rica, CH Dominica, Fiji, Jamaica, Guadalupe, Kuwait, Mongolia, Niger, Peru, Romania, Saint Barthelemy, Saint Martin, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Đến nay, CDC Mỹ đã khuyến cáo hạn chế đi lại đối với 115 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tương tự, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã tăng mức cảnh báo đi lại lên "Cấp độ 4: Không đi lại" đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách trên. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ vào danh sách "Không đi lại", trong đó có cả một số khu vực không phải vì lý do dịch bệnh COVID-19.
Hàn Quốc, Nhật Bản: Ca mắc mới cao kỷ lục
ADVERTISING
X
Hàn Quốc ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/1 đạt mức cao kỷ lục 8.571 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong số các ca mắc mới trên có 8.356 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 749.979 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc mới theo ngày tại Hàn Quốc vượt mốc 8.000 ca kể từ khi dịch bùng phát.
Nước láng giềng Nhật Bản ngày 25/1 cũng ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 60.000 ca. Chính phủ nước này dự kiến sẽ gia hạn các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moradabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan triển khai tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi
Chính phủ Thái Lan sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 vào ngày 31/1, với ưu tiên dành cho những nhóm dễ bị tổn thương.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết đợt tiêm chủng này sẽ sử dụng 3 triệu liều vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất, bắt đầu bằng việc tiêm cho trẻ em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương tại Viện Sức khỏe trẻ em quốc gia mang tên Hoàng hậu Sirikit trước khi được cung cấp cho các trẻ em khác.
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại đảo nghỉ dưỡng Phuket, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, đã có khoảng 4,5 trong số 5 triệu thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi ở Thái Lan được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 4 triệu em đã được tiêm mũi thứ 2.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 25/1 thông báo ghi nhận thêm 6.718 ca mắc mới, cùng 12 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.391.357 ca, trong đó có 22.057 người không qua khỏi.
Philippines điều chỉnh nguy cơ dịch
Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 17.677 ca mắc mới COVID-19, nâng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 3.459.646 ca. Trong khi đó, số ca đang được điều trị đã giảm xuống còn 247.451 ca khi tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng giảm còn 37,2% - lần đầu tiên xuống dưới 40% kể từ ngày 6/1. DOH cũng cho biết số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 53.598 sau khi có thêm 79 người không qua khỏi.
Gần 60 triệu người Philippines đã tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết mức độ rủi ro COVID-19 đối với Philippines và khu vực thủ đô của nước này đã được điều chỉnh từ "nguy cơ nghiêm trọng" xuống mức "nguy cơ cao". Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết Omicron hiện là biến thể "chiếm ưu thế hơn" ở vùng thủ đô Manila và đang lan rộng ở các khu vực khác.
Mũi tiêm tăng cường bằng vaccine công nghệ mRNA giúp cải thiện kháng thể ở người cao tuổi Kết quả một nghiên cứu công bố ngày 11/1 trên trang medRxiv cho thấy tiêm mũi tăng cường (mũi 3) ngừa COVID-19 sử dụng vaccine công nghệ mRNA có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở người cao tuổi. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Nghiên cứu được tiến hành với...