CDC Hà Nội: ‘Nhiều người ho, sốt không chủ động khai báo y tế’
Thống kê sau 2 ngày triển khai xét nghiệm sàng lọc cho người ho, sốt chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn Hà Nội, mới có 329 người dân tại 14/30 quận huyện, thị xã đăng ký.
Hà Nội vẫn còn mầm bệnh Covid-19 bên ngoài các ổ dịch
Trao đổi với VietNamNet tối 21/7, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, Hà Nội đã qua 2 ngày triển khai chiến dịch xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người ho sốt chưa có nguyên nhân rõ ràng, không cần yếu tố dịch tễ.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có hơn 300 người dân từ các quận huyện tới trạm y tế hoặc gọi đường dây nóng khai báo để được lấy mẫu xét nghiệm. Đây là con số khá ít so với thực tế mà ngành y tế Hà Nội dự kiến.
Cụ thể, thống kê tới trưa 21/7, có tổng số 329 người dân có triệu chứng tại 14/30 quận huyện, thị xã ở Hà Nội đăng ký xét nghiệm.
Trong đó, Quốc Oai (140), Cầu Giấy (35), Hà Đông (25), Long Biên (20), Thạch Thất (20), Sóc Sơn (16), Hoàng Mai (15), Sơn Tây (12), Thường Tín (12), Đan Phượng (10), Chương Mỹ (8), Hoàn Kiếm (8), Thanh Oai (5), Ba Đình (3).
CDC Hà Nội đã phát hiện được 7 ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng (đều tại huyện Quốc Oai) từ số này.
Các quận huyện: Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Ứng Hòa tới trưa 21/7 chưa có người đăng ký.
Ông Tuấn chia sẻ, việc xét nghiệm sàng lọc các đối tượng ho, sốt có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng chống dịch ở Hà Nội hiện nay.
Video đang HOT
“Phải nhìn nhận thực tế rằng Hà Nội vẫn còn mầm bệnh trong cộng đồng, ở bên ngoài các ổ dịch. Xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng là giải pháp giúp “bắt” được F0 lẩn khuất để dập dịch kịp thời. Cách này rõ ràng đã phát huy hiệu quả khi chúng ta phát hiện được 7 F0 trong 329 người đăng ký” , ông Tuấn nói.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại một số địa điểm ở quận Đống Đa, Hà Nội – Ảnh: Phạm Hải
Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh, việc xét nghiệm sàng lọc hoàn toàn MIỄN PHÍ. Bên cạnh đó, chỉ người có kết quả dương tính SARS-CoV-2 mới cần chuyển tới bệnh viện cách ly, điều trị. Tất cả người có xét nghiệm âm tính đều được về nhà, không yêu cầu cách ly tập trung.
Bởi vậy, người dân nên trung thực khai báo khi có triệu chứng để giúp sức cùng chính quyền và ngành y tế Hà Nội kiểm soát dịch bệnh.
Ông Khổng Minh Tuấn cũng nhận định, thời gian tới, Hà Nội có khả năng tiếp tục ghi nhận các ca dương tính SARS-CoV-2. Đây là điều “khó tránh” bởi mỗi ngày, thành phố vẫn đón 3000-5000 người dân Hà Nội từ tỉnh thành khác về nhà, bao gồm cả tỉnh thành có dịch.
Quy mô phong tỏa linh hoạt theo từng trường hợp
Về vấn đề phong tỏa các địa điểm liên quan bệnh nhân Covid-19, theo ông Tuấn, ở các đợt dịch trước đây, khi xuất hiện ca dương tính, lực lượng chức năng thường phong tỏa toàn bộ tòa nhà, con ngõ liên quan trong khoảng 14-21 ngày. Tuy nhiên, hiện Hà Nội không áp dụng quy định phong tỏa, cách ly theo nguyên tắc cố định như trên.
Qua việc đánh giá nguy cơ ở từng nơi, địa phương sẽ phong tỏa theo chỉ định chuyên môn để vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Cụ thể, tùy vào mối liên hệ, diện giao tiếp, sinh hoạt,… của đối tượng F0, vùng phong tỏa sẽ được mở rộng hay thu hẹp, có thể chỉ một tầng trong tòa nhà, một số hộ dân lân cận thay vì diện rộng như trước đây.
Phong tỏa 1 ngách ở Linh Quang, Văn Chương, quận Đống Đa – Ảnh: Phạm Hải
Ông Tuấn nhấn mạnh, người dân, hộ dân thuộc diện F1, tức xác định chắc chắn có tiếp xúc gần ca nhiễm sẽ phải đi cách ly tập trung; người thuộc diện F2 phải cách ly tại nhà, theo thời gian quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, một nhóm khác được xếp vào diện “liên quan”, không tính vào F1 hoặc F2. “Bản thân người dân đôi lúc không thể nhớ có từng tiếp xúc với bệnh nhân hay không, camera cũng không thể kiểm soát toàn bộ. Bởi vậy, một số người cùng tầng, tầng trên, tầng dưới, người bảo vệ, bán hàng,… trong tòa nhà có thể được tính thuộc diện liên quan”, ông Tuấn cho hay.
Quy định với đối tượng liên quan như có cách ly y tế hay không, có cần lấy mẫu xét nghiệm không,… căn cứ vào tình hình dịch bệnh của từng địa điểm, do lực lượng chức năng địa phương quyết định.
Ông Tuấn khuyến cáo người dân nên tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn: “Nếu thuộc diện cách ly tại nhà, cần chấp hành quy định cách ly nghiêm chỉnh. Khi có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19 như ho, sốt, phải báo cáo ngay cho y tế địa phương”.
Từ đầu đợt dịch thứ 4 (ngày 29/4) tới tối 21/7, Hà Nội ghi nhận 554 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, có 336 ca bệnh phát hiện tại cộng đồng, 218 người phát hiện dương tính khi đã cách ly.
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội có công văn gửi CDC Hà Nội, và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, yêu cầu tiếp tục rà soát, xét nghiệm sàng lọc cho đối tượng nguy cơ tại cộng đồng. Ngoài người có biểu hiện ho, sốt, Hà Nội cũng sẽ tổ chức rà soát, xác minh, xét nghiệm đối với người về từ các vùng dịch; người làm lái xe, phụ xe buýt, bán vé xe buýt trên địa bàn.
Bắc Ninh ủng hộ các địa phương 6 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19
Chiều 11/7, ông Vũ Huy Phương, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng Tiểu ban Truyền thông thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh đã quyết định ủng hộ 6 tỷ đồng cho 5 tỉnh, thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.
Chợ Bến Thành, Quận 1 đã đóng cửa theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ảnh minh họa: Xuân Khu/TTXVN
Cụ thể, tỉnh Bắc Ninh ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh 2 tỷ đồng; ủng hộ các tỉnh Long An, Phú Yên, Bình Dương và Đồng Tháp, mỗi tỉnh 1 tỷ đồng. Cùng với đó, ngành Y tế tỉnh cũng đã cử đoàn công tác gồm 25 y, bác sĩ có kinh nghiệm chăm sóc, điều trị người bệnh để tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến chiều 11/7, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận thêm 9 ca dương tính với SARS-CoV-2, tất cả các trường hợp này đều ở trong khu cách ly tập trung và khu vực cách ly y tế.
Các lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục rà soát, truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2, rà soát, lập danh sách tất cả các trường hợp đi, về từ các địa bàn có ổ dịch trong cả nước, thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly y tế theo đúng quy định.
Tỉnh Bắc Ninh đang cách ly y tế cho 3.330 trường hợp, trong đó 126 trường hợp được cách ly tại các cơ sở y tế, 1.061 trường hợp được cách ly tại cơ sở tập trung, 164 trường hợp được cách ly tại khách sạn, 1.979 trường hợp được cách ly tại nhà.
Tính từ ngày 5/5 đến nay, Bắc Ninh ghi nhận 1.665 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tổng số bệnh nhân đang được điều trị là 105 người. Đến nay, 1.513 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện.
TP.HCM ghi nhận 5 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây HCDC thông tin, thành phố ghi nhận 46 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 5 ca chưa xác định yếu tố dịch tễ, được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 18h ngày 18/6 đến 6h ngày 20/6, thành phố ghi nhận thêm 46 bệnh nhân COVID-19 mới (BN12933-BN12978). Trong đó có...