(CĐ 18) Kỳ 105 Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Mật mã đánh cắp ngày nay có giá bao nhiêu?
Từ năm 1937 đến 1939, đến lượt Liên Xô trở thành nạn nhân của các vụ “đánh cướp mật mã”.
Sự khởi đầu (58)
Bị đánh cắp đầu tiên là mật mã dùng để liên lạc giữa Moskva và bộ trưởng quốc phòng của phe cộng hoà Tây Ban Nha là phe người được Liên Xô giúp đỡ chiến đấu chống Franco.
Sau đó, Cục trưởng NKVD ở Viễn Đông, uỷ viên dân uỷ an ninh quốc gia cấp 3 Genrikh Samoilovich Lyushkov, trong khi thanh tra một khu vực biên giới Liên Xô-Mãn Châu Lý, đã chạy sang phía quân Nhật và cung cấp cho chúng tin tức chi tiết về công tác tổ chức liên lạc mật trong khu vực ven biên.
Việc đánh cắp thường xuyên tài liệu mật mã của nhau cuối cùng đã suýt dẫn đến một phiên toà vớ vẩn có thể diễn ra vào năm 1939. Hai người lưu vong Nga, vợ chồng nhà Azarov, đã bí mật đưa ra khỏi Liên Xô, như sau này họ nói, “một quyển mã bí mật chứa loại mật mã hiện dụng ở Liên Xô để liên lạc cơ yếu”. Đồ đạc của họ, kể cả quyển mã nêu trên, đã đưa lên boong chiếc tàu vận tải Baltabor, sau đó được đưa xuống Riga, ở đây toàn bộ hành lý bị mất.
Vợ chồng nhà Azarov đã kiện công ty tàu thuỷ đòi đền bù 511.900 đô la, trong đó 11.900 đô là là đền bù cho tài sản cá nhân bị mất, nửa triệu đô la là cho mật mã bị mất mà theo Azarov như thế là “hoàn toàn phù hợp với giá trị của quyển mã trên thị trường thế giới vào thời điểm bị mất”.
Vụ này đã được dàn xếp để không phải đưa ra toà và không ai biết vợ chồng Azarov đã được trả bao nhiêu tiền bồi thường giá trị của quyển sách không thể định giá kia.
Video đang HOT
Hoạt động của Liên Xô trên vũ đài mã thám ứng dụng không chỉ dừng ở việc thu thập các loại mật mã và khoá mã bằng mọi cách. Tình báo Liên Xô còn chú ý thu thập các bản rõ cho phép các chuyên gia mã thám giải phá các mật mã. Người ta đã biết đến câu chuyện về các giấy tờ mà cựu đảng viên cộng sản Mỹ Whittaker Chambers cho là đã được một điệp viên được tình báo Liên Xô tuyển mộ trao cho ông ta để chuyển về Moskva.
Và mặc dù các tài liệu này không đi xa hơn tay của Chambers, chúng vẫn chỉ là một phần trong số lượng lớn các bức điện mà điệp viên này chụp được.
Chẳng hạn, trong số đó có một bức điện của sứ quán Mỹ ở Paris đề ngày 13 tháng 1 năm 1938 và có ghi chú: “Tuyệt mật. Gửi riêng cho ngoại trưởng”. Một số bức điện đã từng được gửi ở dạng bản rõ, số còn lại, theo lời trợ lý ngoại trưởng Mỹ Wells, “có thể được gửi bằng một trong những loại mật mã bí mật nhất đang được sử dụng”. Người ta hỏi Wells rằng, liệu việc có được cả bản rõ và bản mật mã của nó có phải là các tư liệu hỗ trợ cho việc giải phá mật mã hay không thì ông ta nói: “Theo tôi, đúng là thế đấy”.
(Còn tiếp)
Ban biên tập
Theo NTD
(CĐ 18) Kỳ 100 Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Tình yêu và mật mã
Số phận hiếm khi mang đến cho tình báo Liên Xô những món quà tặng như Oldham.
Sự khởi đầu (53)
Thường thì để nghiên cứu thu hút một nguồn tin cực kỳ giá trị về mật mã nước ngoài, người ta phải mất nhiều năm trời bằng cách lợi dụng tính hám danh, hám tiền hay đam mê tình ái, trước khi nêu đề nghị hợp tác cụ thể.
Nhiệm vụ mà tình báo viên Liên Xô Dmitri Aleksandrovich Bystroletov bắt tay thực hiện vào năm 1927 là một ví dụ về việc làm công phu đó của tình báo Liên Xô.
Ông sinh ngày 17 tháng 1 năm 1901 ở Crưm. Là con ngoài giá thú của bá tước Aleksandr Nikolayevich Tolstoi, nhưng ông lấy họ theo họ mẹ, một cô giáo và là con gái một cha cố trong làng. Bà đã nuôi dạy đứa con trai độc nhất của mình thành một người vô thần bởi vì bà có quan điểm gần gũi với những người tự do, thậm chí còn đi lên miền bắc để chuyển tiền cho những người bị đi đày. Mặc dù Dima (tên thân mật của Dmitri Aleksandrovich Bystroletov) không được tôi luyện cách mạng thật sự, nhưng không có gì ràng buộc ông với thế giới cũ - với chế độ sa hoàng, tôn giáo, tư hữu.
Trong các sự kiện cách mạng năm 1917, mẹ của Dima không tham gia, nhưng bà không có thái độ chống đối với chính quyền Xô-viết ở thành phố mình. Dima lúc đó 16 tuổi, chẳng hề quan tâm đến chính trị mà chỉ mê biển nên sau khi học xong trường hàng hải ở Anap vào năm 1918 đã trở thành một thuỷ thủ ham mê sóng nước, một năm sau đã chạy được sang Thổ Nhĩ Kỳ trên chiếc tàu bạch vệ cuối cùng rời nước Nga.
Năm 1920, Dima trở về nước trong thành phần thuỷ thủ đoàn của chiếc tàu thuỷ nhỏ Sergyi. Năm 1921, ông một lần nữa lại xuất cảnh bất hợp pháp sang Thổ Nhĩ Kỳ và học trường trung học Nga ở đó. Năm 1922, Bystroletov chuyển sang Praha và với quyền của người di cư đã vào học tại một trường đại học địa phương.
Lòng yêu nước và tính lãng mạn trai trẻ đã đưa Bystroletov đến với tình báo Liên Xô vào năm 1925. Sự hợp tác bắt đầu một năm trước đó với tổ tình báo OGPU ở Praha đã được chính thức chấp nhận. Dmitri được nhận vào cục tình báo hoạt động, còn để hợp pháp hoá, ông đã giữ một chức vụ bình thường ở thương vụ Liên Xô. Sau khi học các ngón nghề và kỹ thuật, Bystroletov đã được tin cậy giao cho nhiệm vụ tuyển mộ điệp viên trong các sứ quán, tìm cách tiếp cận điện tín liên lạc ngoại giao và tìm các nguồn tin trong các bộ ngoại giao nước ngoài. Đồng thời, Bystroletov phải tiếp tục đảm nhiệm toàn bộ công việc của mình tại thương vụ và sau 5 năm đã đi từ một nhân viên đăng ký giấy tờ nhỏ bé thành trưởng phòng thông tin.
Năm 1930, Bystroletov chuyển sang hoạt động bất hợp pháp và trở thành cán bộ tổ tình báo ở châu Âu và có bí danh hoạt động là Hans. Ông hoạt động dưới vỏ bọc người nước ngoài - từ một huân tước kế truyền của Anh cho đến một kẻ gian lận mang hộ chiếu Hy Lạp đang liều mạng thu thập các tài liệu cực kỳ đắt giá, kể cả các mật mã ngoại giao của các nước tư bản lớn. Một trong những năm bội thu nhất đối với Bystroletov là năm 1930 khi ông đứng chân ở Đức và cung cấp thường xuyên cho Trung ương tình báo các loại mật mã của ba nước châu Âu.
Ba năm trước, Dmitri đã nhận nhiệm vụ liên quan đến nữ bá tước Forella Imperiali, nhà ngoại giao nữ đầu tiên và duy nhất của Italia. Bà đẹp, thông minh, có học và giàu có. Các nỗ lực của tình báo Liên Xô tìm cách tiếp cận bà đều thất bại hoàn toàn vì tiền bà bá tước không cần, những cuộc tình chóng vánh bà cũng chẳng muốn. Bystroletov đã được giao thử nghiệm một chiến thuật tuyển mộ mới với bà ta - đó là lợi dụng mối quan tâm của bà đối với người Liên Xô và bằng cách trò chuyện về văn học Nga để tiếp cận, sau đó thì giả đò yêu đương. Tuy nhiên cũng không được vội vàng vì thô bạo chỉ có thể làm hỏng việc.
Kỳ hạn thực hiện nhiệm vụ tổng cộng là ba năm. Trong vòng hai năm, Bystroletov phải chuẩn bị cơ sở thuận lợi để đề nghị đưa bà bá tước trước hết đến Moskva, sau đó là đến Washington, nơi ông sẽ giả như được cử đến công tác 10 năm với cương vị bí thư thứ hai sứ quán Liên Xô ở Mỹ. Nghĩ là bà Forella lõi đời chưa chắc đã tin lấy nửa lời của tình nhân nên tình báo Liên Xô đã chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho "nhiệm vụ mới" của Bystroletov.
Bị loá mắt bởi bức tranh xán lạn được sống vương giả ở hai thủ đô, bà bá tước chắc chắn sẽ hưởng ứng khi người tình của bà bỗng buồn bã nói là Moskva cần có cái gì đó vớ vẩn để chứng minh bà đã chạy sang với Moskva. Đối với bà thì vài bức điện đã giải mã có lẽ chỉ là chuyện vặt. Cái đích cuối cùng của chiến dịch là các mật mã của sứ quán Italia ở Moskva.
Bystroletov còn trẻ và đẹp trai. Biết nhiều ngoại ngữ, vẽ giỏi, biết làm thơ. Tuy nhiên, nhiệm vụ cũng không phải dễ nuốt. Bà bá tước có vẻ như một pháo đài bất khả xâm phạm vì Bystroletov chỉ có thể đứng từ xa mà nhìn quý bà vương giả già hơn 10 tuổi này. Nhưng không còn cách nào khác, việc nghiên cứu thu hút bà bá tước vẫn được bắt đầu. Trong thời kỳ này, tình yêu cháy bỏng và đám cưới với mỹ nhân người Czech Jolanta đã đến với Bystroletov và cản trở ông có quan hệ gần gũi với bà bá tước.
Cuối cùng, đã đến lúc yêu cầu Forrela cung cấp các bằng chứng chứng tỏ bàg đã lựa chọn dứt khoát. Đáp lại, bà đã mang đến cái gì đó vớ vẩn. Bystroletov đã hối thúc bà rất lâu là như thế vẫn còn ít. Cần phải làm sao chặt gãy cầu để bà ta không còn đường lui. Mấy ngày sau, bà bá tước đã tìm cách lấy được toàn bộ các quyển mã của sứ quán nhưng chỉ trong một giờ.
Chiến dịch chấm dứt ở đây. Đáp lại báo cáo về thành tích có được, Moskva chỉ trả lời một một câu gọn lỏn: "Tạm ngừng hoạt động". Bystroletov đã tin vào lời giải thích của tổ trưởng của mình là Trung ương tình báo không muốn đọc các bức điện mật mã của sứ quán Italia ở Moskva vì qua nội dung của chúng có thể xác định chính xác người đã bán các bí mật của Liên Xô cho người Italia. Mà qua các thông tin gián tiếp mà tình báo Liên Xô thu được, người đó lại là một quan chức cao cấp đến mức người ta không dám nghĩ đến chuyện vạch mặt ông ta.
Cũng có thể, nhưng khó xảy ra. Chẳng qua Trung ương tình báo đã quyết là không phải tình yêu mà là tính hám lợi sẽ bảo đảm tốt hơn cho việc tiếp cận thường xuyên nội dung các bức điện mật mã. Bằng chứng cho điều đó là chuyện vị bộ trưởng ngoại giao Italia buôn bán các mật mã của bộ mình trên khắp thế giới.
(Còn tiếp)
Ban biên tập
Theo NTD
(CĐ 18) Kỳ 101 Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Người mũi to Nửa đầu thập niên 1930, Grigory Besedovsky giữ chức vụ cao là đại biện lâm thời. Lợi dụng quỹ tiền bí mật nhận được từ Moskva, hắn đã cẩn thận cất tiền, cùng các tài liệu quan trọng nhất vào một vali nhỏ và chạy vào vòng tay hiếu khách của người Pháp. Sự khởi đầu (54) Nhưng hắn vẫn còn phải tìm...