(CĐ 17) Báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ về quân sự Trung Quốc 2014 Chương 1: CẬP NHẬT THƯỜNG NIÊN
Tiếp theo loạt bài trong báo cáo dài 96 trang được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội nước này mang tên “Các diễn biến quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2014″, Ban biên tập xin giới thiệu bạn đọc gần xa nội dung “Chương 1: Cập nhật thường niên” của báo cáo.
Chương 1: CẬP NHẬT THƯỜNG NIÊN
Nội dung chương này cung cấp thông tin ngắn gọn về những diễn biến quan trọng trong các hoạt động quân sự và an ninh Trung Quốc trong năm qua, với trọng tâm là các hoạt động đặc biệt được nhấn mạnh trong phần 1246 của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm tài chính 2010 (P.L. 111-84).
DIỄN BIẾN CÁC MỐI QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC
Những cam kết quân sự của Trung Quốc với các quốc gia khác nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng và sự hiện diện quốc tế của Trung Quốc thông qua việc cải thiện các mối quan hệ với quân đội nước ngoài, củng cố hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực và quốc tế, đồng thời xoa dịu những lo ngại của các nước khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các hoạt động cam kết của PLA hỗ trợ cho sự hiện đại hóa thông qua việc mua lại các công nghệ và hệ thống vũ khí tiên tiến, gia tăng kinh nghiệm tác chiến và tiếp cận các cuộc diễn tập, học thuyết và các phương pháp đào tạo quân sự nước ngoài.
Trung Quốc tăng cường đưa tàu sân bay đến Biển Đông tập trận nhằm thể hiện sức mạnh và khẳng định chủ quyền đối với khu vực này
Trong tháng 12/2013, PLA Daily, tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc, đã công bốmười điểm nổi bật trong công tác ngoại giao quân sự của Trung Quốc trong năm 2013. Danh sách này tập trung vào các cuộc diễn tập và triển khai quân sự ở nước ngoài, bao gồm cuộc tập trận Hải quân giữa Trung Quốc và Nga vào tháng 07/2013, tập trận quản lý thiên tai giữa Trung Quốc và Mỹ được tổ chức vào tháng 11/2013, triển khai lực lượng quân đội tham gia Sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali (MINUSMA), tham gia diễn tập quân sự MANEUVER 5 hồi tháng 10/2013, gửi các tàu bệnh viện của PLA đến Philippines cứu trợ bão, tham gia tập trận SỨ MỆNH HÒA BÌNH 2013 vào tháng 07 và 08/2013, chuyến đi thiện chí của Hải quân Trung Quốc đến Nam Mỹ, lần đầu tiên Phi đội Nhào lộn của Không quân PLA tham gia triển lãm ở nước ngoài tại Nga vào tháng 08/2013, cũng như tham gia diễn tập cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng trong tháng 06/2013. Hãng thông tấn PLA Daily cũng nhấn mạnh tuyên bố về Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ)trên Biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013 của Trung Quốc.
Mục lục
[ẩn]
I. Mở đầu
Chương 1:
Cập nhật Thường niên
1.1:
Diễn biến các mối quan hệ song phương và đa phương của Trung Quốc
1.2:
Tình hình an ninh trên eo biển Đài Loan
1.3:
Năng lực hiện tại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
1.3.1:
Lực lượng Pháo binh Số 2
1.3.2:
Hải quân PLA (PLAN)
1.3.3:
Không quân PLA (PLAAF)
1.3.4:
Lục quân PLA
1.3.5:
Khả năng phòng không và vũ trụ
1.3.6:
Cam kết của Trung Quốc về các Vấn đề Không gian mạng Quốc tế
1.4:
Sự phát triển trong học thuyết và huấn luyện quân sự của Trung Quốc
1.5:
Tiếp nhận công nghệ tiên tiến
Chương 2:
Video đang HOT
2.1:
Các ưu tiên và mục tiêu cấp quốc gia
2.2:
Các nhân tố định hình nhận thức của lãnh đạo Trung Quốc
2.3:
Tranh cãi nội bộ về vai trò trong khu vực và toàn cầu của Trung Quốc
2.4:
Các thành viên Quân Ủy Trung ương (CMC) Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chương 3:
Mục tiêu và xu hướng hiện đại hóa lực lượng
3.1:
Tổng quan
3.2:
Các căn cứ ngầm của PLA
3.3:
Tấn công Chính xác
3.4:
Lực lượng An ninh Nội địa Trung Quốc
Chương 4:
Các nguồn lực hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng
4.1:
Tổng quan
4.2:
Xu hướng chi tiêu quân sự
4.3:
Những phát triển và xu hướng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc
4.4:
Xu hướng hiện đại hóa trang thiết bị quân sự
4.5:
Xuất khẩu Vũ khí của Trung Quốc
Chương 5:
Hiện đại hóa lực lượng nhằm đề phòng tình huống bất trắc ở Đài Loan
5.1:
Tổng quan
5.2:
Chiến lược của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan
5.3:
Hành động của Trung Quốc chống lại Đài Loan
5.4:
Vị thế hiện tại của PLA trong cuộc xung đột với Đài Loan
5.5:
Khả năng phòng thủ của Đài Loan
Chương 6:
Mối quan hệ quân sự Mỹ – Trung
6.1:
Chiến lược hợp tác
6.2:
Những cam kết quân sự nổi bật trong năm 2013
6.3:
Kế hoạch hợp tác quân sự trong năm 2014
III. Chủ đề đặc biệt: Vệ tinh do thámIV. Chủ đề đặc biệt: Việc sử dụng công nghệ quan sát tầm thấp của Trung QuốcV. Chủ đề đặc biệt: Tàu sân bay đầu tiên của Trung QuốcVI. Chủ đề đặc biệt: Phòng không tích hợp
Diễn tập kết hợp. PLA ngày càng tích cực tham gia các cuộc diễn tập song phương và đa phương. PLA thu được nhiều lợi ích chính trị thông qua việc gia tăng ảnh hưởng và tăng cường mối quan hệ với các tổ chức và quốc gia đối tác. Các cuộc diễn tập này cung cấp cho PLA cơ hội để nâng cao khả năng tác chiến và sự hiểu biết về hoạt động tác chiến thông qua quá trình quan sát các chiến thuật, ra quyết định chỉ huy và các trang thiết bị đang các quân đội tiên tiến hơn sử dụng.
Năm 2013, PLA đã tiến hành bảy cuộc diễn tập song phương và đa phương với các quân đội nước ngoài, ba trong số đó là với Nga. Các hoạt động khác bao gồm các diễn tập quân sự với các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tập trận hải quân, đào tạo cho lực lượng Lục quân, tham gia các nhiệm vụ và hoạt động tìm kiếm – cứu nạn và gìn giữ hòa bình. Không quân PLA (PLAAF)đã đưa máy bay đa chức năng FB-7A(JH-7A)đến Nga để tham gia Sứ mệnh Hòa bình 2013, mà Trung Quốc vẫn gọi là diễn tập chống khủng bố, và tổ chức cuộc tập trận chung trên không với Không quân Pakistan mang tên Shaheen-II.
Trung Quốc cũng triển khai đào tạo chung cho các hoạt động khác ngoài chiến tranh. Trong năm 2013, PLA đã gửi tàu bệnh viện cùng 110 kỹ sư và cán bộ y tế tham gia cuộc diễn tập cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo dưới sự bảo trợ của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng(ADMM ) tại Brunei. Hải quân Trung Quốc cũng thực hiện chuyến du lịch thiện chí đến Nam Mỹ từ tháng 10 đến 12/2013 nhằm cải thiện các mối quan hệ và cứu trợ thiên tai/hỗ trợ nhân đạo.
Hoạt động gìn giữ hòa bình . Trung Quốc tiếp tục tham gia các hoạt động
gìn giữ hòa bình (PKO) của Liên Hiệp Quốc (UN) và duy trì khoảng 1.900 quan sát viên quân sự và binh lính trong 10 PKO tính đến cuối năm 2013, chủ yếu ở khu vực cận Sahara Châu Phi và Trung Đông. Sự tham gia này đã được thống nhất từ năm 2008 và cao nhất trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc đóng góp tài chính lớn thứ sáu trong ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc – thứ tư trong số các thành viên Hội đồng Bảo an – và cam kết chiếm 6,64% trong tổng số 7,54 tỷ USD ngân sách cho giai đoạn từ tháng 07/2013 đến 07/2014.
Tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình phục vụ với nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm mục tiêu cải thiện hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, học tập các kinh nghiệm tác chiến cho PLA, tạo cơ hội cho nỗ lực thu thập thông tin tình báo và thúc đẩy các “Nhiệm vụ Lịch sử mới” của PLA bằng cách góp mặt trong nhiều vai trò và tham gia các hoạt động tác chiến vượt ra xa biên giới Trung Quốc. Quốc gia này cũng cung cấp các cảnh sát dân sự, nhà quan sát quân sự, kỹ sư, chuyên viên hỗ trợ hậu cần và quân nhân y tế cho các nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc, Pakistan tập trận chung trên không gần Ấn Độ
Trong năm 2012, lần đầu tiên Trung Quốc cử một đơn vị bộ binh có vũ trang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. “Đơn vị bảo vệ” này, như các phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các nhân viên y tế và kỹ sư PLA trong các nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Nam Sudan (UNMISS). Những đơn vị này, có thể không hơn 50 nhân viên của Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa Số 162 trang bị xe bọc thép, có đoàn xe hộ tống và đảm bảo an ninh tại chỗ. Vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã gửi khoảng 400 nhân viên quân sự, bao gồm một đơn vị bảo vệ, tham gia Sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali (MINUSMA). Mặc dù những đóng góp của Trung Quốc trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cho đến nay tương đối bị hạn chế, nhưng khi so sánh với các quốc gia khác, Trung Quốc dường như đang xem xét tăng cường tham gia vào công tác gìn giữ hòa bình trong tương lai.
Buôn bán vũ khí Trung Quốc. Từ năm 2008 đến năm 2012, Trung Quốc đã ký nhiều hợp đồng bán vũ khí thông thường trị giá lên đến 10 tỷ USD trên toàn thế giới. Trung Quốc chủ yếu tiến hành bán vũ khí kết hợp với viện trợ và hỗ trợ phát triển kinh tế để hỗ trợ các mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn, như đảm bảo quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và gia nhập các thị trường xuất khẩu, thúc đẩy ảnh hưởng chính trị trong ban lãnh đạo các nước đối tác và thiết lập hỗ trợ trong các diễn đàn quốc tế. Ở mức độ thấp hơn, việc bán vũ khí cũng phản ánh hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của riêng các công ty kinh doanh vũ khí và bù đắp chi phí cho một số dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến quốc phòng.
Theo quan điểm của các khách hàng mua vũ khí của Trung Quốc (hầu hết đều là các quốc gia đang phát triển), vũ khí của quốc gia này ít tốn kém hơn so với các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu trên thế giới, mặc dù chúng cũng có chất lượng và độ tin cậy thấp hơn. Vũ khí Trung Quốc cũng ít kèm theo những điều khoản ràng buộc về mặt chính trị, điều này vô cùng hấp dẫn đối với những khách hàng không được tiếp cận các nguồn cung cấp vũ khí khác vì nhiều lý do chính trị hay kinh tế. Trung Quốc cũng cung cấp tùy chọn thanh toán tương đối rộng rãi và linh hoạt cho các khách hàng.
PLA đưa các nhân viên y tế và kỹ sư tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Nam Sudan (UNMISS)
Nỗ lực chống cướp biển. Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ các hoạt động chống cướp biển trong Vịnh Aden theo một cam kết từ tháng 12/2008. Tháng 07/2012, Hải quân PLA đã triển khai đoàn tàu hộ tống chống cướp biển thứ 12 của mình đến khu vực này, trong đó gồm hai tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường và một tàu chở dầu, các tàu này đã cập cảng Sài Gòn của Việt Nam hồi tháng 01/2013 khi trên đường trở về Trung Quốc. Vào tháng 04/2013, sau khi khởi hành từ Vịnh Aden, đoàn tàu hộ tống thứ 13 của Hải quân PLA đã ghé thăm các cảng tại Malta, Algeria, Morocco, Bồ Đào Nha và Pháp. Tháng 08/2013, đoàn hộ tống tàu thứ 14 tham gia cuộc diễn tập chống cướp biển chung ở Vịnh Aden với Hải quân Mỹ. Tính đến cuối tháng 12/2013, đoàn tàu hộ tống thứ 16 đã hỗ trợ đoàn tàu hộ tống thứ 15 thực hiện chuyến viếng thăm cảng ở Châu Phi trước khi lên đường trở về Trung Quốc. Đoàn tàu hộ tống thứ 16 đã giả định hoạt động tác chiến chống cướp biển ở Vịnh Aden trong khi một đơn vị, tàu khu trục nhỏ được trang bị tên lửa dẫn đường JIANGKAI II (FFG), di chuyển đến Địa Trung Hải để hỗ trợ hộ tống tàu vận chuyển vũ khí hóa học ra khỏi Syria.
Tranh chấp lãnh thổ. Các quan chức cấp cao Trung Quốc đã nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc là “lợi ích cốt lõi”, và các quan chức Trung Quốc nhiều lần tuyên bố sự phản đối của Trung Quốc trước những hành động mà họ đánh giá là một thách thức đối với lợi ích cốt lõi này.
Trên Biển Đông, các tàu thực thi pháp luật hàng hải của Trung Quốc duy trì sự hiện diện liên tục tại khu vực bãi cạn Scarborough trong suốt năm 2013, sau khi gặp nhiều bế tắc trong việc bảo vệ bờ biển Philippines năm 2012. Tháng 05/2013, Trung Quốc đã gửi hàng loạt tàu thực thi pháp luật hàng hải đến vùng biển gần bãi san hô Second Thomas Shoal trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, khi đó Quân đội Philippines đang đóng quân ở khu vực này trên một tàu xe tăng đổ bộ cũ của Mỹ được cố tình đưa đến đây vào năm 1999. Cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough và Second Thomas Shoal, và Trung Quốc vẫn tiếp tục thực thi pháp luật hàng hải dân sự ở cả hai địa điểm này.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng, quyền hàng hải của quốc gia này mở rộng đến hầu như toàn bộ vùng Biển Đông và thường đưa ra dẫn chứng minh họa cho yêu sách của mình bằng việc sử dụng “đường chín đoạn” ôm trọn nhiều khu vực trên Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc cũng đưa ra những lập luận mơ hồ về ý nghĩa chính xác của đường chín đoạn này. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa làm sáng tỏ ý nghĩa hoặc giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý của “đường chín đoạn”. Vào tháng 01/2013, Philippines đã yêu cầu Ủy ban phân xử Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) điều tra và phán xét tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc, tuy nhiên quốc gia này đã từ chối không tham gia tố tụng.
Trung Quốc đưa ra những dẫn chứng và lập luận mơ hồ về ý nghĩa của “đường chín đoạn” nhằm củng cố cho những yêu sách chủ quyền vô lý trên biển Đông
Khi gia tăng hoạt động trên Biển Đông nhằm hỗ trợ cho những tuyên bố hàng hải của mình, các lực lượng Trung Quốc càng tương tác thường xuyên hơn với lực lượng của các nước khác. Ngày 05/12/2013, tàu Hải quân Trung Quốc và tàu Hải quân Mỹ đang hoạt động trong vùng Biển Đông đã tiến sát lại gần nhau. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, chiến hạm USS Cowpens (CG 63) của Hải quân Mỹ đang tiến hành các hoạt động tác chiến quân sự hợp pháp ở khu vực 32 hải lý về phía Đông Nam đảo Hải Nam, khu vực này không nằm không vùng lãnh hải của bất kỳ quốc gia ven biển nào và hoàn toàn phù hợp với luật tập quán quốc tế được phản ánh trong Công ước Luật Biển. Hai tàu Hải quân Trung Quốc đã tiếp cận tàu sân bay USS Cowpens. Trong suốt quá trình này, một trong hai con tàu của Hải quân PLA đã thay đổi hành trình và vượt qua ngay trước mũi tàu USS Cowpens. Hành động này của tàu Hải quân PLA buộc USS Cowpens phải dừng lại hoàn toàn để tránh va chạm, chờ đến khi tàu Hải quân PLA vượt qua ít nhất 100 mét. Hành động tàu của Hải quân Trung Quốc không phù hợp với các quy tắc quốc tế liên quan đến hành vi hàng hải chuyên nghiệp (tức là Công ước Luật quốc tế về Phòng ngừa Va chạm Tàu thuyền trên biển), mà Trung Quốc là thành viên.
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà quốc gia này gọi là quần đảo Điếu Ngư. Quần đảo Senkaku đang chịu sự quản lý của Nhật Bản và cũng được Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Vào tháng 04/2012, Thống đốc Tokyo công bố kế hoạch mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản. Đến tháng 09/2012, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức mua ba hòn đảo này. Trung Quốc lập tức phản đối hành động của Nhật Bản và kể từ đó thường xuyên gửi các tàu hàng hải thực thi pháp luật và máy bay đến tuần tra gần quần đảo Senkaku nhằm khẳng định lời tuyên bố của Trung Quốc, bao gồm các hoạt động thường xuyên của Trung Quốc trên biển trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo. Trong tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Senkaku và chồng chéo với các vùng ADIZ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tuyên bố trước đây.
Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông
Ngày 23/11/2013, Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Hoa Đông. ADIZ vừa tuyên bố nằm chồng chéo lên các vùng lãnh thổ đang được Nhật Bản quản lý, cũng như ADIZ được công bố từ trước của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Mỹ không chấp chận cũng không thừa nhận những yêu cầu tác chiến của Trung Quốc trong khu vực ADIZ vừa tuyên bố. Tuyên bố này sẽ không ảnh hưởng đến những hoạt động tác chiến quân sự đang được Mỹ triển khai trong khu vực.
Trung Quốc tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nằm chồng chéo lên những tuyên bố trước đó của các quốc gia khác
Theo NTD
Báo cáo Mỹ: "Năm 2020 Trung Quốc sẽ có vài tàu sân bay, vài ngàn quả tên lửa"
Báo cáo Mỹ cho rằng: "Sẽ xuất hiện xung đôt, nhưng chung tôi hy vọng giảm bớt các rủi ro nảy sinh từ những tính toán sai lầm và hiểu nhầm".
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông vào tháng 12 năm 2013
Trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc thường niên mới công bố, Lầu Năm Góc đã giới thiệu môt sô thành tựu nhưng năm gân đây của Quân đội Trung Quốc, cho biết năm 2013 lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh đa tiên hanh triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển va hiện đại hóa của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay, đến cuối thập niên này có thể sẽ có vài chiếc.
Báo cáo cho rằng, sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao rất lớn khả năng điều động binh lực cho Trung Quốc ở khu vực này và khu vực khác, làm cho Trung Quốc trở thành nươc lơn toàn cầu về quân sự.
Ngoài tàu sân bay, báo cáo cũng đã giới thiệu tiến triển của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay không người lái va may bay chiên đâu tang hinh, cho rằng, loại máy bay chiến đấu tàng hình không người lái đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc đã tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2013, trong khi đó, máy bay chiến đấu J-20 đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng, đồng thời chỉ ra Trung Quốc đối mặt với rất nhiều thách thức về nghiên cứu phát triển động cơ phản lực tính năng cao.
Báo cáo cho rằng, đến cuối thập niên này, Quân đội Trung Quốc có thể sẽ có nhiều tàu sân bay, vài nghìn quả tên lửa đạn đạo và hành trình dẫn đường, khả năng tấn công mạng thế hệ mới và may bay chiên đâu tang hinh thế hệ thứ năm.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc
Báo cáo còn cho rằng, quan hê Trung-Mỹ vừa tồn tại hợp tác vừa tồn tại cạnh tranh hoặc điểm va chạm. Báo cáo đã đưa ra một số trường hợp thành công trong hợp tác giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ, nhưng quan chức cấp cao Lầu Năm Góc vẫn cảm thấy lo ngại đối với hành vi ngày càng "tự tin" (thực chất là ngang ngược, bất chấp) của Trung Quốc.
Bao cao cho răng, mức tăng bình quân chi tiêu quốc phòng trong giai đoạn 2004-2013 của Trung Quốc là 9,4%. Tháng 3 năm 2013, ngân sách quân sự thường niên do Trung Quốc tuyên bố là 119,5 tỷ USD, tăng 5,7%.
Báo cáo còn nói cụ thể về chiến lược hiện đại hóa quân sự tổng thể của Trung Quốc, chiên lươc nay liên quan đên nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư đối với các phương diện như tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm, tấn công đối đất tầm xa và phòng không tổng hợp, vũ khí phản vũ trụ, khả năng mạng mang tính tấn công. Báo cáo còn nói rõ Trung Quốc đầu tư cho may bay chiên đâu tiên tiến, tàu ngầm và tàu nổi như tàu sân bay.
Bao cao cho răng, năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc lần đầu tiên đa tiên hanh triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển va hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh vào tháng 9 năm 2012 bắt đầu đi vào hoạt động, tháng 11 năm 2013 hoạt động ở biển Hoa Đông và Biển Đong. Báo cáo còn tập trung nói đến máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc đã cất cánh thành công từ đường băng tàu sân bay Liêu Ninh.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh ban đầu là tàu sân bay đa năng do Liên Xô chế tạo, sau đã bán cho Trung Quốc, nhưng báo cáo chỉ ra, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa trong thời gian tới.
Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Trung Quốc đang thảo luận đầu tư chế tạo tàu sân bay của họ. Đến cuối thập niên này, có thể sẽ có vài chiếc".
Sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao lớn khả năng điều động binh lực ở khu vực này và khu vực khác, giúp Trung Quốc trở thành nước lớn toàn cầu xuất sắc hơn.
Trên thực tế, quan chức cấp cao Lầu Năm Góc nhắc đến, hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc làm cho Quân đội Trung Quốc, vật tư và các phương diện mở rộng tới khu vực bên ngoài biên giới, vì vậy sẽ thường xuyên va chạm hơn với quân đội các nước khác, những sự kiện gây ra tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục tồn tại. Một quan chức cấp cao cho rằng: "Sẽ xuất hiện xung đôt, nhưng chung tôi hy vọng giảm bớt các rủi ro nảy sinh từ những tính toán sai lầm và hiểu nhầm".
Bao cao cho răng, về may bay chiên đâu, năm 2013 Trung Quốc đã tiếp tục kiểm tra hai loại may bay chiên đâu tang hinh J-20 va J-31. J-20 đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng, Trung Quốc đối mặt với thách thức to lớn trong nghiên cứu phát triển động cơ phản lực tính năng cao.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Năm 2013, may bay chiên đâu tang hinh không người lái đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc cũng đa tiên hanh bay thử, thời gian nghiên cứu phát triển loại may bay chiên đâu này là 4 năm.
Báo cáo chỉ ra, ở trên biển, năm 2013, Trung Quốc đã mua tàu hộ vệ tàng hình cỡ nhỏ Type 056, một tài sản mới trên biển. Tàu chiến có đặc điểm tàng hình, dùng radar khó theo dõi hơn.
Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc cũng đã nhập một hệ thống ngụy trang mới, loại ngụy trang này có lớp sơn đặc biệt nhiều tầng, ngụy trang số hóa, có thể tránh sự phát hiện của các thiết bị ảnh nhiệt và bộ cảm biến hồng ngoại.
Quan chức Lầu Năm Góc còn chỉ ra, duy trì các tuyến đường thương mại thông suốt với Trung Quốc rất quan trọng để quản lý sự bất đồng có thể xảy ra. Quan chức này cho biết: "Chúng ta không thể có ảo tưởng về tính phức tạp của mối quan hệ này".
Khi thảo luận nội dung của báo cáo, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, năm 2013 là một năm có nhiều vấn đề trong phát triển quan hệ quân sự hai nước. Quân đội Trung Quốc và Mỹ năm 2013 đã tiến hành nhiều chuyến thăm quân sự lẫn nhau, ngoài ra hai nước cũng đã tiến hành giao lưu học thuật.
Hơn nữa, tháng 12 năm 2013, Quân đội Mỹ cũng đã tiến hành giao lưu quản lý thảm họa lần đầu tiên với Quân đội Trung Quốc ở Hawaii. Quan chức này cho biết: "Trong vài năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số xu thế của quan hệ Trung-Mỹ. Chúng tôi luôn nỗ lực duy trì đối thoại với ý nghĩa thực chất".
Theo Giáo Dục
Hồng Lỗi đòi Mỹ "chấm dứt công bố báo cáo về quốc phòng Trung Quốc" Với lập luận phát triển quốc phòng theo nguyên tắc hòa bình, đại diện Bộ Ngoại giao TQ đã phản ứng gay gắt báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về chi tiêu quân sự nước này. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 06/6 nói rằng, việc phát triển quân sự của Trung...