Cây xanh bị chặt thành củi đun trên vỉa hè Hà Nội
Sau khi chặt cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh, có một số lượng gỗ không được thu hồi theo đúng quy định mà để người dân tự ý xin về làm củi đun.
Việc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội đề xuất chặt hạ 6.700 cây xanh, trên gần 200 tuyến phố nội thành, trong đó có những cây xanh cả trăm năm tuổi thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận những ngày qua.
Sau khi chặt hạ cây xanh, theo dự kiến, cơ quan chức năng sẽ trồng lại tại các tuyến phố những cây được coi là phù hợp với cây xanh đô thị, có tán rộng và đảm bảo an toàn.
Số gỗ không được thu hồi đúng quy định mà được người dân tự ý mang về làm củi đun
Đề án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh quanh thành phố Hà Nội ngay lập tức đã thu hút được sự quan tâm của dư luận.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh đề án này như: Căn cứ vào đâu để cho rằng người dân ủng hộ việc chặt cây? Hiện nay thành phố đã chặt được bao nhiêu cây? Các cây đã chặt thì gỗ được mang đi đâu, sử dụng vào mục đích gì…?
Trong phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố vào sáng 19/3, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục đã khẳng định: “Ban duy tu hạ tầng sẽ phụ trách việc thu hồi, tổ chức bán đấu giá, nộp ngân sách số gỗ thu được từ việc chặt cây trong những ngày qua.”
Video đang HOT
Nơi trước kia từng là những thân cây to lớn thì nay chỉ còn lại những ụ đất
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên báo điện tử VTC News, ngay sau khi hàng loạt cây xanh bị đốn hạ trên đường Nguyễn Chí Thanh thì có một số lượng gỗ, thân cây không bị thu hồi mà lại được người dân thu nhặt mang về làm củi đun ngay trên vỉa hè.
Khi được hỏi, chủ nhân của chiếc bếp củi chia sẻ: “Khi các công nhân chặt xong thì tôi ra xin vài thanh gỗ về đun bếp, cũng không thấy người ta có ý kiến gì nên tôi cứ lấy thôi.”
Đường Nguyễn Chí Thanh, từng là con đường đẹp nhất Việt Nam, nay trơ trọi vì thiếu bóng cây xanh
Việc một người dân có thể vô tư xin gỗ về làm củi đun thì với một số lượng lớn các cây xanh đã bị đốn hạ, dư luận đặt nghi vấn số gỗ này sẽ đi đâu về đâu, sử dụng vào mục đích gì nếu không được giám sát?
Theo VTC)
Xuất hiện những tờ giấy "lạ" trên thân cây ở Hà Nội
Chiều tối 19/3, người dân đi trên đường Giảng Võ, Hà Nội bất ngờ phát hiện những tờ giấy có nội dung "lạ" được treo trên các thân cây.
Theo người dân khu vực, những tờ giấy này được một nhóm thanh niên tình nguyện bắt đầu thực hiện từ lúc 18 giờ ngày 19/3.
Trên mỗi tờ giấy A4 được ghim vào thân cây đều có những nội dung "van xin" để được sống.
Hầu hết các thân cây trên đường Giảng Võ đều được treo một tờ giấy trong đó có thông điệp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhóm người thực hiện công việc này là những sinh viên một số trường đại học, cao đẳng.
Có những thông điệp được viết bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, đến khoảng 21 giờ cùng ngày đã xuất hiện một người đàn ông đi xe máy đến từng gốc cây "giật phăng" các tấm biển lạ này này xuống.
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao "dân thường" Ngô Bảo Châu phải lên tiếng? Vậy là, không chỉ có một vài "dân thường" như ông Trần Đăng Tuấn quan tâm đến việc Hà Nội chặt hàng loạt cây, mà còn có nhiều "thường dân" khác lên tiếng. Một trong những thường dân ấy là GS Ngô Bảo Châu. Đúng với tư duy của một nhà toán học, GS Châu đưa ra hàng loạt câu hỏi khó gần...