Cây xanh bất ngờ bật gốc đè ô tô, tài xế thoát chết hy hữu
Lúc 18 giờ ngày 1.7, sau cơn mưa lớn, cây me tây bất ngờ bật gốc đổ đè lên một chiếc ô tô. Tài xế may mắn thoát chết hy hữu dù đầu xe đã bẹp dúm.
Phần đầu của chiếc ô tô bị biến dạng hoàn toàn
Sự việc xảy ra khi tài xế Trần Xuân Nghĩa (52 tuổi) đang cho ô tô 10 chỗ hiệu Toyota Hiace biển kiểm soát 53N – 9347 tấp vào vỉa hè trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, TP.HCM, hướng Nguyễn Thị Minh Khai về Lê Duẩn) thì bất ngờ bị một cây to bật gốc ngã đè lên xe.
Nhiều người xung quanh hô hoán đến cứu tài xế. Rất may trên xe chỉ có một mình tài xế Nghĩa. Sau khi ra khỏi xe, ông Nghĩa chỉ bị thương nhẹ và được đưa đến bệnh viện chăm sóc.
Cây me tây bật trơ gốc trên mặt đường
“Lúc đó gió rất lớn, tôi chỉ nghe một tiếng ầm thì thấy đầu xe đã bẹp dúm rồi. Tôi chạy lại thì thấy anh tài xế chỉ nằm ngang thôi chứ không có ngồi thẳng được. Tôi kéo cho cửa bung ra rồi anh tài xế mới từ từ bò ra ngoài”, anh Ngọc Quý người trực tiếp đến cứu tài xế Nghĩa, kể lại.
Video đang HOT
Nội thất xe đều bị hư hại
Tại hiện trường, một phần của nhánh cây to đè hết phần mui từ sau ra trước, phần đầu xe bị bẹp dúm. Cây me tây bị ngã đổ này có đường kính khoảng 80 cm.
Đến 20 giờ cùng ngày, việc giải phóng mặt đường và vỉa hè vẫn đang diễn ra.
Nhân viên Công ty công viên cây xanh dọn dẹp hiện trường
Cây me tây có đường kính gần 80 cm
Tin, ảnh: Phạm Hữu
Theo Thanhnien
Nhiều cây xanh bật gốc lộ nguyên bọc nilon
Cây mới trồng trên các tuyến phố Hà Nội bị đổ sau cơn giông chiều 13/6 lộ ra bầu đất bọc túi nilon và bao dứa. Chuyên gia thực vật cho rằng trồng như vậy là sai quy trình, khiến cây chậm phát triển, thậm chí chết.
Cây xoài đường kính hơn 20 cm, cao hơn chục mét trên đường Nguyễn Xiển trong khuôn viên khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ bị đổ, trơ bầu gốc. Ảnh: Bá Đô
Chứng kiến nhiều cây bật gốc lộ nguyên bầu đất bọc nilon ở các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Xiển, Vành Đai 3, Lê Duẩn..., nhiều người dân không khỏi lo ngại, cho rằng đây là cách trồng cẩu thả, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đặc biệt là tính mạng của người dân khi cây đổ.
Giải thích hiện tượng trên, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, về lý thuyết cần có lưới bao bầu đất tự huỷ để tránh vỡ bầu khi trồng, tuy nhiên, không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng, sử dụng chất liệu lưới sai quy định. Lãnh đạo Công ty hứa sẽ thanh kiểm tra nội bộ, rà soát quy trình trồng những cây bị đổ, đồng thời đề nghị thành phố chỉ đạo các đơn vị chăm sóc cây xanh khác cùng kiểm tra, rà soát.
Công ty này cũng khẳng định, luôn thực hiện cắt tỉa cây cảnh bị mục gãy theo đúng kế hoạch trước mùa mưa bão hàng năm.
Cây trồng trên đường Nguyễn Trãi vẫn bọc nguyên bao nilon, dù được chống đỡ bởi nhiều chiếc cọc gỗ. Ảnh: Sơn Dương
PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, Phó trưởng phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phân tích, việc cây trồng trên phố còn nguyên bầu là chuyện "rất lạ". "Về nguyên tắc, trồng bất cứ cây gì trên các tuyến phố phải tháo nilon và bao dứa để cho cây phát triển. Nếu bọc kín, rễ không thể xuyên thủng để bám vào đất, nguy cơ đổ rất cao", ông Sinh nói.
Theo TS Sinh, việc để nguyên bầu chỉ áp dụng cho những cây ở vườn ươm, cây còn nhỏ, còn khi trồng cây lớn mà để nguyên vỏ bầu bằng chất liệu không tự phân hủy là phản khoa học.
Cùng chung nhận định với TS Sinh, một số chuyên gia về lâm nghiệp cho rằng, nếu trồng mà không bóc vỏ bầu thì tỷ lệ cây sống là rất thấp, hoặc có sống được thì cũng chậm bén rễ và phát triển kém.
Cây xoài cỡ lớn trồng được nửa năm còn nguyên bầu ở đường Nguyễn Xiển đổ đè bẹp xe máy. Ảnh: Bá Đô
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, "siêu" giông chiều 13/6 đã làm 1.300 cây xanh ở thủ đô bị quật gãy và bật gốc. Trong hơn 800 cây bị đổ ở khu vực nội thành có 34 cây xà cừ cổ thụ đường kính 50-150 cm, còn lại chủ yếu là muồng, phượng, bằng lăng tím.
Sau hai ngày, trên nhiều tuyến phố những cây xà cừ lớn bị gãy đổ chưa được thu dọn hết. Nhiều gây bị bật gốc chưa được trồng lại.
"Việc khắc phục cây bị gãy đổ sau mưa giông vừa qua phải mất nhiều ngày do có nhiều cây cổ thụ cỡ lớn, việc di chuyển, dọn dẹp khó khăn. Những cây bật gốc, các đơn vị đã kiểm đếm để phân loại và trồng lại những cây còn sử dụng được", lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh cho hay trước thắc mắc "công tác giải phóng hiện trường chậm trễ".
Trận giông lốc với sức gió giật cấp 9-10 càn quét Hà Nội chiều 13/6 đã khiến 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, 13 ôtô bị hư hại, nhiều sự cố gây mất điện trên diện rộng.
Bá Đô
Theo VNE
Bão số 1: Hà Nội yêu cầu kiểm tra cây xanh Chiều ngày 24.6, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo có công điện khẩn gửi các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện yêu cầu khẩn trương triển khai các phương án phòng chống bão khẩn cấp, trong đó đặc biệt lưu ý kiểm tra cắt tỉa, chặt hạ cây xanh có nguy cơ đổ gãy, mất an toàn do...