Cây xăng nội đô: Cần một đánh giá đúng
4 tiếng đồng hồ cháy dữ dội, hàng chục lượt xe cứu hỏa cùng lực lượng chữa cháy của công an, quân đội… Rất may thiệt hại về con người trong vụ cháy tại cây xăng gần viện 108 không lớn, song cũng khiến Hà Nội phải nhìn lại những cây xăng nội đô.
Mỗi trạm xăng, kể cả các cây xăng nội đô, đều có bồn chứa xăng dầu dự trữ để bán trong ngày. Vẫn biết đã có đầy đủ các vật dụng cứu hỏa cùng các quy định chặt chẽ về phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, vụ cháy chiều qua 3/6 là một ví dụ điển hình về các tình huống thực tế luôn có thể xảy ra không theo ý muốn…
Bất cứ cây xăng nào trong nội đô, như cây xăng trên đường Đê La Thành, ở Tây Sơn, Khâm Thiên, Trần Khát Chân… cũng có thể bốc cháy. Đã đến lúc cần đánh giá lại một cách nghiêm túc về an toàn cháy nổ tại các cây xăng kề cận khu dân cư, giao thông khó khăn…
Chẳng ai dại gì mua sẵn một can xăng để trong nhà cho tiện lợi. Nhưng Hà Nội hiện nay… đang như thế!
Cây xăng tại 29 Tạ Quang Bửu, giữa khu tập thể Bách Khoa, bên trái là trường THCS Ngô Gia Tự
Cửa hàng số xăng dầu tại số 4 Nguyễn Đình Chiểu, một con phố nhỏ và bên cạnh là khu dân cư đông đúc
Cửa hàng xăng dầu số 32 tại 18 đường Giải Phóng sẽ thực sự là vấn đề lớn với việc chữa cháy khi nằm sát đường sắt Bắc – Nam
Trạm xăng trên phố Đê Lê Thành – khỏi phải bàn luận về mật độ giao thông trên con phố này vào những ngày thường, chứ đừng nói khi xảy ra cháy.
Video đang HOT
Phố Tây Sơn – con đường huyết mạch về phía Tây Nam thủ đô – cũng có một cây xăng nằm sát khu dân cư và các tòa nhà cao tầng
Phố Khâm Thiên, xung quanh là các khu nhà dân san sát…
Vẫn biết các trạm xăng trong nội đô khá tiện lợi cho người dân, nhưng nhìn xa hơn, đó thực sự là những hiểm họa tiềm tàng
Hơn thế nữa, còn quy tụ cả những ngành nghề kinh doanh dễ… bén lửa. Cây xăng tại Tây Sơn ở ngay gần cửa hàng ga cùng thuộc Tổng công ty chủ quản
Những bồn xăng lộ thiên ngay sát nhà dân tại cây xăng trực thuộc công ty xăng dầu khu vực 1 trên phố Khâm Thiên
Các cây xăng cùng hệ thống dây điện chằng chịt trong nội đô Hà Nội luôn có nguy cơ cháy nổ cực lớn…
Và với những bình cứu hỏa như này, sẽ cần bao nhiêu bình cho một vụ cháy như ngày hôm qua?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tai họa xảy đến với những cây xăng trong nội đô, một viễn cảnh mà chắc chắn không ai trong chúng ta có thể hình dung ra nổi…
Theo Dantri
Thực trạng giao thông nơi phát lộ Đàn Xã Tắc
Nút giao thông Ô Chợ Dừa là nơi giao nhau của 6 đường lớn, nhỏ; lưu lượng người qua lại rất lớn, chuyện tắc đường xảy ra thường xuyên. Đây là nút giao thông siêu quan trọng bởi nó còn là vị trí phát lộ của di tích Đàn Xã Tắc.
Nút giao thông Ô Chợ Dừa (Hà Nội) là nơi giao nhau của các đường Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, La Thành và một đường nhỏ là Đê La Thành. Lưu lượng người qua lại rất lớn, chuyện tắc đường xảy ra thường xuyên.
Nơi đây đang kiên trì với kiểu giao thông đi vòng thúng (bịt đường thẳng đi đường vòng) mà những ai qua lại thường xuyên đều biết. Xét một cách công bằng, từ khi cách phân làn lượn vòng vèo này được áp dụng, cảnh tắc cứng đã thuyên giảm. Đây là nút giao thông siêu quan trọng bởi ngoài chức năng giao thông, nó còn là vị trí phát lộ của di tích Đàn Xã Tắc.
Trước thực trạng đi lại khó khăn triền miên, thành phố Hà Nội đang dự định sẽ xây dựng cầu vượt qua vị trí này, nhưng cái khó hiện nay là việc cân bằng giữa 2 lợi ích: phát triển hạ tầng giao thông và bảo tồn di tích.
Góc nhìn bao quát nút giao thông Ô Chợ Dừa.
Lượng người đi lại tăng cao vào 2 thời điểm: từ 7h30 - 8h30 và từ 16h30 - 18h30.
Dòng xe trên đường Nguyễn Lương Bằng thường xuyên bị ùn lại vì phía trước là nút Ô Chợ Dừa có tốc độ di chuyển quá chậm.
Trong khi chiều di chuyển theo hướng Tôn Đưc Thắng - Nguyễn Lương Bằng cũng nhích từng mét vì vướng mấy đoạn quay đầu.
Nếu đi từ đường La Thành ra Tôn Đức Thắng, người dân sẽ phải đi vòng qua Xã Đàn, rồi quay đầu ở vị trí cho phép, sau đó vòng lại chờ đèn đỏ rồi mới đi tiếp đến Tôn Đức Thắng.
Vào giờ cao điểm thường xuyên có 3, 4 CSGT và rất nhiều lực lượng khác hỗ trợ điều khiển đi lại.
Vị trí phát lộ di tích Đàn Xã Tắc hiện được qui hoạch thành đảo giao thông.
Dòng xe di chuyển qua vị trí có Đàn Xã Tắc.
Cách đi vòng vèo qua khu vực này có vẻ lạ so với thông thường nhưng đã giảm được phần nào hiện tượng tắc cứng.
Vị trí quay đầu trên đường Xã Đàn cho các phương tiện di chuyển theo hướng Nguyễn Lương Bằng vào trung tâm TP.
Giờ cao điểm, các điểm dừng đỗ được CSGT hứng dẫn linh động, tùy thuộc mật độ người đi lại.
Cảnh đợi chờ trong giờ tan tầm.
Theo Dantri
Nên đổi hướng cầu vượt để Đàn Xã Tắc được an toàn "Làm cầu vượt ở nút giao Ô Chợ Dừa - Xã Đàn là cần thiết. Nhưng để giải quyết dứt điểm ùn tắc cho ngã 7 này, cần nghiên cứu cầu vượt theo hướng Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng", Thứ trưởng Bộ Xây dựng TS. Nguyễn Đình Toàn nói. Bộ Xây dựng vừa tổ chức cuộc họp có sự tham gia...