Cây xăng chỉ bán 30.000 đồng/xe, găm hàng đóng cửa bất thường
Mất điện, bán theo định mức tối đa 30.000 đồng/ xe… nhiều cửa hàng bán xăng dầu tại quốc lộ 32, tối 22/2 đã đóng cửa làm dấy lên nghi ngờ xăng dầu sắp tăng giá.
Cửa hàng xăng dầu Cầu Diễn tối 22/2 có 3 cột bơm hoạt động, song định mức tối đa bán ra đối với xăng là 30.000 đồng/lần, khách mua nhiều hơn bị từ chối. Ảnh: Lan Anh.
Lúc hơn 20h tối 22/2, trạm xăng dầu Cầu Diễn (Cầu Diễn, Từ Liêm) vẫn có 3 cột bơm hoạt động. Tuy nhiên, nhân viên bán hàng cho hay chỉ bán tối đa 30.000 đồng/xe. Đổ xăng để đi từ Cầu Diễn về quê, anh Quân, nhà ở Đan Phượng cho biết, muốn mua nhiều hơn nhân viên cũng không bán. Khi hỏi lý do, khách hàng này được nhân viên trả lời, việc giới hạn định mức xăng bán ra mỗi lần do chỉ đạo từ cấp trên, cấp dưới chỉ biết nhiệm vụ bán hàng.
Ít nhất 2 cửa hàng xăng dầu trên quốc lộ 32 trong tối 22/2 có dấu hiệu găm hàng. Đại lý bán lẻ xăng dầu Lai Xá (huyện Hoài Đức) lúc hơn 20h tối qua cũng treo bảng “mất điện” bên ngoài và không tiếp tục bán hàng, dù bên trong cửa hàng, điện vẫn sáng, có người đang ngồi. Cửa hàng còn lại trên quốc lộ này cũng treo bảng mất điện, không bán xăng dầu cho khách. Trong khi đó, trên tuyến đường này, các cửa hàng xăng dầu khác vẫn hoạt động bình thường. Việc hàng loạt cây xăng trên quốc lộ 32 đóng cửa trong tối nay đang đặt ra nghi vấn chỉ trong ngày một ngày hai, giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng.
Trước đó, hôm 8/2, Bộ Tài chính phát đi thông báo về việc giữ nguyên giá xăng dầu, chỉ nâng mức trích quỹ bình ổn thêm với mặt hàng này. Theo đó, xăng A92 được tăng trích quỹ bình ổn từ 500 đồng lên 1.000 đồng/lít, dầu diesel từ 200 đồng lên 400 đồng/lít, dầu hỏa từ 400 đồng lên 700 đồng/lít, dầu mazut từ 400 đồng/kg lên 600 đồng. Đồng thời, cơ quan này khẳng định sẽ không tăng giá vào dịp Tết.
Video đang HOT
Cách đó không xa, cửa hàng xăng dầu Lai Xá cũng treo bảng “mất điện” và ngừng bán hàng. Song bên trong cửa hàng, đèn điện vẫn sáng trưng. Ảnh: Lan Anh.
Dù được trích quỹ bình ổn liên tục, các đại lý xăng dầu vẫn kêu lỗ. Sau đợt trích quỹ bình ổn hôm 8/2, một số doanh nghiệp cho biết, với mức lỗ là 1.800 đồng/lít xăng trước khi trích quỹ, sau khi được trích 1.000 đồng, mỗi lít xăng bán ra, các doanh nghiệp vẫn phải chịu lỗ 800 đồng. Với các mặt hàng dầu, sau khi trừ số tiền được trích từ quỹ bình ổn là 400 đồng/lít, doanh nghiệp vẫn than lỗ 400 đồng mỗi lít.
Lần điều chỉnh giá xăng dầu gần đây nhất là ngày 28/12. Khi đó, mỗi lít xăng A92, A95 bán tại các đại lý Petrolimex giữ nguyên ở 23.150-23.650 đồng, dầu giảm 300 đồng đến 500 đồng. Giá dầu diesel về 21.500-21.550 đồng/lít, dầu hỏa từ 21.900 đồng/lít về 21.600 đồng, mazut bán ra dao động 17.550 đồng đến 17.950 đồng/kg.
Trao đổi với phóng viên tối 22/2, một nguồn tin từ công ty xăng dầu Quân đội cho biết vẫn chưa nghe thông tin gì về việc tăng giá xăng trong tối 22/2. Cách đây vài ngày, khi dư luận đồn đoán về việc giá xăng tăng, một số chuyên gia cho biết, nhiều khả năng, thuế nhập khẩu xăng dầu chỉ có thể giảm 2%, giá xăng bán lẻ tăng 600-900 đồng/lít.
Theo xahoi
Cháy xe ra mặt... xăng, dầu
Từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2012, đã xảy ra tổng cộng 552 vụ cháy xe...
Đầu tháng 10/2012, một doanh nghiệp tại Gia Lai đã bán xăng có đến quá nửa là nước lã cho người tiêu dùng
Sau hàng trăm vụ cháy ôtô, xe máy trong gần hai năm trở lại đây, vấn đề chất lượng xăng, dầu đang được đặc biệt quan tâm.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ thống kê trên các phương tiện truyền thông đại chúng, từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2012, đã xảy ra tổng cộng 552 vụ cháy xe, trong đó có 252 xe ôtô và 300 xe máy.
Các vụ cháy, nổ xảy ra đối với ôtô và xe máy của nhiều hãng khác nhau đối với cả xe cũ và xe mới, trong các điều kiện làm việc khác nhau như khi đang hoạt động trên đường, khi đang đỗ hoặc khi đang khởi động, có cả cháy do hỏa hoạn.
Trước sự gia tăng đột biến về số lượng xe cháy và các hình thức cháy xe, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia độc lập tiến hành nghiên cứu nguyên nhân. Và, chất lượng xăng dầu đã dần dần "lộ mặt" như một nguyên nhân chính.
Tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu, thí nghiệm, Bộ Công Thương nêu thực trạng những cơ sở pha chế nhiên liệu có chất lượng thấp (xăng A83, naphtha condensat) được pha chế để gian lận thành nhiên liệu có chất lượng cao (A92, A95). Dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao 2500 ppm hoặc phân đoạn cũng thường được sử dụng để pha chế gian lận thành diesel 500 ppm.
Kết quả là nhiên liệu thu được, hoặc không đạt quy chuẩn, hoặc nếu có đạt thì trong nhiên liệu cũng có nhiều thành phần lạ, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự an toàn cháy nổ.
Đối với các phụ gia đã được sử dụng trên thế giới có thể rất phù hợp với nguyên liệu có chất lượng tốt (hàm lượng lưu huỳnh rất thấp - đạt tiêu chuẩn Euro 4) nhưng lại không phù hợp với nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (đạt tiêu chuẩn Euro 2) ở Việt Nam. Đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây cháy nổ do hình thành nên hợp chất trung gian giữa thành phần kim loại trong phụ gia (đặc biệt là phụ gia chứa sắt đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam) và các hợp chất chứa lưu huỳnh trong nhiên liệu.
Đầu năm nay, sau loạt vụ cháy xe liên tiếp xảy ra, rất nhiều ý kiến đã đặt vấn đề về nhiên liệu (xăng, dầu). Bởi trong số các nguyên nhân, thì nguyên nhân từ nhiên liệu xem ra khó lý giải nhất.
Thống kê của Bộ Công Thương cho biết, trong số 252 ôtô bị cháy có 6 xe do va chạm, 11 xe bị chập điện, 3 xe cháy ở nơi hỏa hoạn và có đến 74 xe không rõ nguyên nhân. Cùng với đó, trong số 300 xe máy cháy cũng chỉ có 9 xe do va chạm hoặc đỏ, 10 chập điện, 132 cháy tại nơi có hỏa hoạn, 6 xe bị rò rỉ xăng và cũng có đến 98 xe không rõ nguyên nhân.
Mới đây, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã công bố một số kết quả đáng chú ý. Cụ thể, qua kiểm tra 5.278 cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng và xăng dầu đã có đến 678 cơ sở vi phạm các quy định của nhà nước. Đáng chú ý, tỷ lệ cơ sở bán xăng, dầu không đạt chất lượng ở mức cao, cụ thể có đến 90/836 mẫu xăng, dầu được kiểm nghiệm không đạt chất lượng.
Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới các chuyên gia và nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm để xác định toàn diện, đầy đủ căn cứ, cơ sở khoa học về nguyên nhân gây cháy, nổ ôtô và xe máy. Trong đó, sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ gia nhiên liệu và nhiên liệu đến các vật liệu làm chi tiết tiếp xúc với nhiên liệu trong phương tiện giao thông, đánh giá khả năng gây cháy từ các bộ phận trong phương tiện, đánh giá ảnh hưởng của các kết cấu, vật liệu tới khả năng cháy nổ phương tiện, đánh giá các nguyên nhân từ thao tác kỹ thuật vận hành, môi trường và địa điểm tổ chức bảo quản phương tiện đến khả năng gây cháy...
Theo An Nhi
Vneconomy
Cận cảnh những điểm đen hút "máu" xe tải Mỗi khi "cạn túi", cánh xe tải vô tư tấp vào lề đường rút ruột xăng dầu bán lấy tiền xài. Công khai rút ruột Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.Hải Phòng xuất hiện hàng trăm điểm mua bán xăng, dầu "chui", trải dài khắp đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đường 356, QL 10, QL 5. Dừng xe tại một điểm thu...