Cây vầu ở Quan Sơn: Món quà của núi rừng
Với lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện miền núi Quan Sơn ( Thanh Hóa) đã đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Đặc biệt, cây vầu đã trở thành cây giúp dân ổn định cuộc sống, vươn lên khá giả. Có thể nói, cây vầu như một món quà vô giá mà núi rừng ban tặng cho đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Quan Sơn.
Cây vầu được xác định là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững tại Quan Sơn. Trong những năm qua, huyện Quan Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị cây vầu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Quan Sơn có diện tích rừng nứa, vầu 24.862,29 héc-ta. (chưa kể diện tích rừng hỗn giao có nứa, vầu). Tổng thể diện tích có nứa, vầu chiếm tới gần 49% diện tích rừng của toàn huyện. Để nâng cao giá trị cho cây nứa, vầu, cùng với việc tập trung giải pháp cải thiện năng suất, chất lượng, huyện Quan Sơn chú trọng gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với chế biến; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp chế biến lâm sản, trong đó có các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu nứa, vầu, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
Video đang HOT
Sản phẩm từ cây vầu đã mang lại giá trị kinh tế và tạo việc làm cho bà con các thôn, bản ở Quan Sơn
Đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản. Bình quân, mỗi cơ sở sản xuất giải quyết việc làm cho 15 – 20 lao động, với mức thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/người/tháng…
Bà con có việc làm, thu nhập từ cây vầu
Thực tế phát triển cây vầu tại Quan Sơn cho thấy, kể từ khi đưa cây vầu vào trồng thâm canh đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần xóa đói, giảm nghèo, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bà con… Nếu như trước kia 1 héc-ta rừng trồng vầu cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng thì hiện đã tăng lên 40 – 50 triệu đồng/héc-ta/năm. Đến nay, không ít hộ dân nhiều xã trồng vầu như Sơn Lư, Tam Thanh, Tam Lư hay Na Mèo đã vươn lên làm giàu nhờ cây vầu… Hiện huyện Quan Sơn đang tiếp tục vận động nhân dân khai thác hiệu quả, đúng phương pháp để nâng cao thu nhập, ngày càng phát huy giá trị cây vầu – cây chủ lực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Hà Giang: Trồng gừng bán được giá, ở Suôi Thầu có ông Trưởng thôn thu cả trăm triệu
Vụ thu hoạch năm ngoái, gừng Suôi Thầu ở thị trấn Cốc Pài (Xín Mần, Hà Giang) có giá 11.000 - 12.000 đồng/kg, sang vụ năm nay, giá gừng tăng lên 15.000-16.000 đồng/kg, đặc biệt có hộ trồng gừng nhiều, thu nhập tới cả trăm triệu đồng.
Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, việc trồng gừng ở thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần, Hà Giang) gặp thuận lợi, phát triển tốt, có chất lượng cao nên những năm gần đây giá trị gừng cũng nâng lên. Vụ thu hoạch năm ngoái, củ gừng Suôi Thầu có giá 11-12 ngàn đồng/kg, nay đã tăng lên từ 15-16 ngàn đồng/kg, giúp bà con phấn khởi và yên tâm canh tác loại cây trồng này.
Gừng thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài vào vụ thu hoạch.
Thôn Suôi Thầu có độ cao từ 700 - 1.200 m so với mực nước biển, là địa phương có chất đất tốt, khí hậu mát mẻ, phù hợp nhiều loại cây ăn quả và các loại cây gừng, nghệ. Trong đó, gừng là cây trồng bản địa được bà con người dân tộc Mông ở thôn Suôi Thầu canh tác lâu năm.
Trước đây, bà con Suôi Thầu chỉ trồng gừng với diện tích nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu của bà con và bán ở các chợ phiên. Nhưng những năm trở lại đây, gừng Suôi Thầu đã trở thành sản phẩm có đầu ra khá ổn định, mỗi năm đến vụ thu hoạch từ tháng 10 - 11 thương lái miền xuôi tìm đến mua gừng ở Suôi Thầu nhiều vì chất lượng tốt phù hợp làm các sản phẩm như: Mứt, ép tinh dầu gừng, làm dược liệu và gia vị,...
Năm 2020, bà con Suôi Thầu trồng 35 ha gừng, 5 ha nghệ vàng cho thu hoạch với sản lượng 25 tấn/ha.
Sản phẩm được đóng bao thuận tiện cho thương lái thu mua, vận chuyển.
Đối với bà con người Mông thôn Suôi Thầu, việc trồng gừng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác như ngô, lúa nương. Hàng năm, bà con thu hoạch và bán phần lớn sản lượng gừng thu được, phần còn lại để dùng làm gia vị, thuốc trong gia đình và làm giống trồng vụ sau.
Cứ thế, theo nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế mang lại, diện tích gừng Suôi Thầu tăng lên từng ngày và trở thành cây trồng chủ lực của bà con sinh sống trên thảo nguyên này.
Anh Sùng Văn Sinh - Trưởng thôn Suôi Thầu, cho biết: Gia đình tôi mỗi năm trồng trên 1 ha gừng, cuối vụ thu hoạch thu về trên 100 triệu đồng, đây là một khoản thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, ngô trên cùng diện tích đất canh tác.
"Hàng năm, gần đến vụ thu hoạch tôi cùng cán bộ thị trấn Cốc Pài liên hệ với các thương lái để tìm đầu ra cho bà con. Do chất lượng của sản phẩm tốt nên đến mùa các thương lái tự tìm đến thu mua tận nơi. So với các năm trước, vụ gừng năm này được giá hơn nên bà con rất phấn khởi và sẽ chuyển đổi thêm diện tích canh tác từ cây khác kém năng suất sang trồng gừng" - anh Sinh nói.
Để cây gừng đạt năng suất cao hơn, cán bộ khuyến nông thị trấn Cốc Pài hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ dịch bệnh trên cây gừng. Nếu được chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, 1 ha gừng có thể cho thu hoạch từ 25 - 35 tấn. Gừng là cây trồng dễ phát triển, không tốn nhiều công chăm sóc và ít bị sâu hại, có giá trị kinh tế, bên cạnh đó gừng có thể trồng xen canh với nhiều loại cây trồng nên bà con các địa phương khác cũng đang trồng loại cây này.
Phú Yên: Chủ tịch Hội Yến sào nói gì trước nạn bắt chim tiền tỷ ăn thịt? Thời gian qua, nghề nuôi chim yến được người dân trong tỉnh Phú Yên đầu tư phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, tình trạng giăng bẫy bắt chim yến để bán thịt ngày càng diễn ra phức tạp, làm suy giảm đáng kể đàn yến, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Trao đổi với Báo Phú Yên xung quanh việc bảo...