Cây Trúc Đào – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây ra hoa đẹp
Cây Trúc Đào là loài cây có vẻ đẹp cuốn hút, được trồng rất nhiều tại công viên hoặc trang trí cảnh quan xung quanh. Thế nhưng khi trồng phải hết sức lưu ý vì đây là loài cây chứa độc tố.
Cây Trúc Đào là cây gì?
Cây Trúc Đào có tên khoa học là Nerium oleander, thuộc họ La Bố Ma (Apocynaceae). Đây là loài cây có mặt trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp dễ dàng cây Trúc Đào tại công viên, vườn hoa hoặc trên đường chúng ta đi làm, đi học. Mặc dù có vẻ đẹp rất cuốn hút với màu sắc sặc sỡ, thế nhưng bản thân cây Trúc Đào lại ẩn chứa độc tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi tiếp xúc phải.
Hình ảnh cây Trúc Đào
Nguồn gốc, đặc điểm cây Trúc Đào
Cây Trúc Đào có nguồn gốc là loài cây bản địa của vùng Maroc và Bồ Đào Nha, kéo dài cho đến tận miền Nam của châu Á và khu vực Địa Trung Hải. Hiện nay loài cây này đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó còn có tên gọi khác là cây Giáp Trúc Đào, cây Trúc Đào Độc, cây Độc,…
Cây Trúc Đào có chiều cao trung bình từ 2-5 mét, các cành mọc thẳng đứng. Lá cây gồm 3 chiếc lá to bản và rất dày, có hình mũi mác và mọc xoắn vào nhau, có chiều dài từ 10-20cm và chiều rộng từ 3-5cm. Hoa Trúc Đào mọc thành cụm ở đầu cành, chúng có màu hồng, trắng hoặc vàng tùy thuộc theo khu vực địa lý và điều kiện khí hậu nơi chúng sinh sống. Hoa Trúc Đào có hương thơm nhẹ nhàng, có khả năng tạo quả, quả có dạng hình nang dài, hạt có lông tơ.
Cây Trúc Đào có khả năng chịu khô hạn tốt, chúng còn được biết đến là loài thực vật chống chịu được giá lạnh có thể lên đến âm 10 độ C tại một số khu vực. Tuy vậy bạn vẫn có thể trồng loài cây này trong nhà hoặc trong khu vườn có mái che hoặc hệ thống nhà kính mà cây vẫn có thể phát triển tốt.
Cây Trúc Đào có tác dụng gì?
Cây Trúc Đào thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí bởi nó có hình dạng khá đẹp, hoa nở to và rực rỡ sắc màu. Cho nên chúng rất phù hợp để trồng trong nhà, tại vườn hoặc công viên để giúp tô điểm cho cảnh quan và không gian xung quanh nơi bạn sống.
Bên cạnh vẻ đẹp cuốn hút của cây Trúc Đào, chúng còn rất nổi tiếng bởi đây là loài cây chứa độc tố có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc phải. Do đó nhiều chuyên gia khuyến cáo không được tự ý chiết xuất cây để lấy độc hoặc ăn phải cành lá của chúng, có thể gây đột quỵ, suy tim và tử vong.
Tuy nhiên, cây Trúc Đào vẫn được nhiều người chiết xuất lấy chất độc để bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh ngoài da, mẩn ngứa. Đặc biệt, hoạt chất neriin, oleandrin, neriantin có thể được sử dụng để điều chế thuốc trợ tim, chống suy tim, khó thở, phù nề do dị ứng,…
Ý nghĩa cây Trúc Đào
1. Ý nghĩa cây Trúc Đào trong đời sống
Do là loài cây hoa có chứa độc tố vô cùng nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Do đó cây Trúc Đào mang ý nghĩa tượng trưng cho sự cẩn trọng, luôn cảnh giác trước mọi mối nguy hại, cho dù mối nguy hại đó có mang vẻ đẹp rực rỡ đến như thế nào đi chăng nữa.
2. Ý nghĩa cây Trúc Đào dựa theo màu sắc
Với mỗi màu sắc của cây Trúc Đào, sẽ mang lại những giá trị ý nghĩa khác nhau ít người biết đến:
- Cây Trúc Đào trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết, vẻ đẹp nguyên sơ của người con gái.
- Cây Trúc Đào vàng: Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, tài lộc ngập tràn.
- Cây Trúc Đào hồng: Tượng trưng cho tình yêu, sự hạnh phúc của đôi lứa.
Video đang HOT
- Cây Trúc Đào đỏ: Tượng trưng cho sự khao khát, mãnh liệt, nỗi nhớ mong.
Cây Trúc Đào trắng
Cách trồng và chăm sóc cây Trúc Đào để nở hoa đẹp
1. Đất trồng
Cây Trúc Đào ưa thích loại đất giàu dinh dưỡng, có nhiều mùn, khả năng thoát nước và thông thoáng tốt.
2. Phân bón
Để cây có thể khỏe mạnh và ra hoa đúng thời điểm thì không thể thiếu được việc bón phân cho cây. Cứ khi trước mỗi mùa hoa Trúc Đào nở thì bạn hãy bón thúc 1 lần. Còn lại chia ra thành các lần bón lót khoảng 5-7 ngày/lần, mỗi lần chỉ dùng phân loãng để tưới nhẹ lên lá cây.
3. Nước tưới
Cây Trúc Đào là loài cây có khả năng chịu hạn tốt, do đó chúng không cần phải được tưới quá thường xuyên. Bạn nên duy trì tưới ẩm khoảng 2-3 lần/tuần cho cây, có thể tăng thêm nếu thời tiết vào đợt nắng nóng mùa hè. Ngoài ra nếu vào mùa mưa thì tuyệt đối không tưới cây.
4. Ánh sáng
Cây Trúc Đào rất ưa ánh sáng để sinh trưởng, vậy nên bạn hãy đặt chậu cây tại những nơi có nhiều ánh sáng nhất.
5. Cắt tỉa
Nếu bạn trồng cây Trúc Đào ở trong chậu để đặt trong nhà, hãy cắt tỉa định kỳ mỗi năm 2 lần cho cây. Tỉa bớt cành lá già yếu, khô héo hoặc mọc bừa bãi để giúp chậu cây thêm đẹp mắt và thẩm mỹ hơn. Ngoài ra việc tỉa cành lá dư thừa sẽ giúp cây tập trung nhiều dinh dưỡng hơn cho hoa nở đẹp.
Tác hại của cây Trúc Đào đối với sức khỏe con người
Cây Trúc Đào là loài cây ẩn chứa rất nhiều độc tố có thể gây hại trực tiếp đối với sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Tất cả các bộ phận của cây Trúc Đào đều chứa độc tố, đặc biệt là phần nhựa cây. Nếu như ăn phải nhựa cây, con người có thể bị tử vong, ngoài ra nhiều động vật ăn nhầm phải loài cây này cũng bị triệu chứng ngộ độc giống như với con người.
Hoa Trúc Đào mặc dù rất đẹp nhưng lại ẩn chứa độc tố nguy hiểm
Một số triệu chứng ngộ độc nếu ăn phải cây Trúc Đào như sau:
- Gây buồn nôn, nôn mửa, tổn thương cơ quan trong dạ dày, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Gây rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh hơn bình thường.
- Khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị kém đi, gây ra nhợt nhạt làn da, cơ thể ớn lạnh.
- Gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, khiến đột quỵ, tai biến, thậm chí tử vong.
Ý nghĩa hoa Phi Yến - Cách trồng và chăm sóc loài hoa đẹp đẽ của tháng 7
Hoa Phi Yến là loài hoa có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng nhưng đầy cuốn hút. Vậy tại sao nó được gọi là loài hoa của tháng 7, ý nghĩa hoa Phi Yến cũng như cách trồng và chăm sóc ra sao, hãy cùng khám phá nhé.
Hoa Phi Yến là loài hoa gì?
Hoa Phi Yến có tên khoa học là Delphimum Ajacis L, sở dĩ loài hoa này có tên là Phi Yến là bởi chúng có hình dạng tựa như loài chim yến đang cất cánh bay lên. Đây là loài hoa có hình dáng độc đáo, màu sắc rực rỡ, rất được ưa chuộng để trồng trên khắp thế giới, nhất là tại những nước châu Âu nói chung.
Hoa Phi Yến được du nhập vào Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, chúng còn được gọi là hoa Violet, hoa chim Yến, hoa Yến,... và một vài tên gọi nổi bật khác. Nhiều người lại nhìn thấy hình dáng của hoa trông giống như chân chim, thậm chí là giống cái mào của chim chiền chiện.
Hình ảnh hoa Phi Yến tím
Nguồn gốc, đặc điểm hình thái của hoa Phi Yến
Hoa Phi Yến là loài hoa có nguồn gốc từ châu Phi cũng như tại một số nước nằm trong khu vực Bắc Bán Cầu. Sau này chúng được đưa về trồng rộng rãi tại châu Âu và có cơ hội xuất hiện ở châu Á, đặc biệt là tại nước ta. Hiện nay Đà Lạt đang là nơi trồng nhiều loài hoa Phi Yến này nhất, bạn có thể bắt gặp dễ dàng tại nơi đây.
Hoa Phi Yến là loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 50-80cm, hoa nở mọc thành chùm chạy thẳng đứng suốt chiều dài thân hoa trông vô cùng bắt mắt. Hoa có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ màu tím, đỏ, xanh lam cho đến màu vàng, trắng, hồng,... Những màu sắc này tô điểm thêm cho sự đẹp mắt và độc đáo mà loài hoa này mang đến cho chúng ta.
Mùa hoa Phi Yến nở rộ bắt đầu từ cuối tháng 6 và cho đến hết tháng 8. Tuy nhiên chúng nở to và đẹp nhất là vào tháng 7, do đó nhiều người gọi loài hoa Phi Yến này là loài hoa của tháng 7. Đã có rất nhiều cặp đôi tìm đến Đà Lạt để chụp ảnh cưới vào tháng 7 vì đây là lúc hoa Phi Yến nở đẹp và rực rỡ nhất.
Sự tích về loài hoa Phi Yến
Chuyện xưa kia kể rằng, vào thời kỳ La Mã cổ đại xuất hiện một chiến binh có sức khỏe phi phàm, sức chiến đấu mạnh mẽ hơn người, chàng có tên là Ajax. Một hôm, sau trận chiến với quân địch, chàng và đồng đội có một chút xích mích về việc chia chiến lợi phẩm kiếm được. Chàng Ajax trong lúc tức giận đã rút gươm chém chết rất nhiều cừu của dân thường.
Sau khi đã nguôi cơn giận, chàng Ajax tự cảm thấy xấu hổ với hành động điên rồ và khát máu vừa rồi của mình, chàng đã tự dùng gươm kết liễu cuộc đời. Khi này, máu của chàng chảy ra hòa chung với máu của đàn cừu, tại đó bỗng xuất hiện một bông hoa kỳ lạ mọc thẳng đứng hiên ngang như khí phách của chàng. Người dân gọi đó là hoa Delphimum Ajacis hay đó là hoa Phi Yến để tưởng nhớ về chàng Ajax.
Ý nghĩa hoa Phi Yến
1. Ý nghĩa hoa Phi Yến trong đời sống
Hoa Phi Yến là loài hoa của tháng 7, do đó rất nhiều cặp đôi lựa chọn tháng 7 để tiến tới hôn nhân. Vậy nên hoa Phi Yến mang ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, sự chung thủy và gắn kết với nhau suốt đời suốt kiếp.
Ngoài ra, vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng đầy màu sắc của hoa Phi Yến còn tượng trưng cho sự trẻ trung, e ấp, dịu dàng của những thiếu nữ mới lớn. Họ luôn là những người nổi bật giữa đám đông, xinh đẹp, cuốn hút và được nhiều người yêu mến.
2. Ý nghĩa hoa Phi Yến theo màu sắc
- Hoa Phi Yến trắng: Tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sáng của tình yêu đôi lứa.
- Hoa Phi Yến hồng: Tượng trưng cho sự lãng mạn, dịu dàng, nhẹ nhàng, coi trọng người đó như là một nửa của cuộc đời mình.
- Hoa Phi Yến tím: Tượng trưng cho sự chung thủy, tin tưởng lẫn nhau của các cặp đôi, mong ước được hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Hoa Phi Yến trắng
Công dụng của hoa Phi Yến trong đời sống
- Hoa Phi Yến được sử dụng để làm hoa trang trí trong một số sự kiện quan trọng, ngoài ra nó còn được kết thành hoa cưới, dựng cổng rạp cưới để dành cho sự kiện hôn lễ giữa các cặp đôi.
- Hoa Phi Yến còn được cắm ở trong nhà, trong phòng khách để tô điểm vẻ đẹp không gian sinh hoạt của gia đình.
- Hoa Phi Yến còn được dùng làm quà tặng để dành tặng cho những người mà bạn yêu quý, tin tưởng, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn.
Cách trồng và chăm sóc hoa Phi Yến giúp hoa nở đẹp
1. Phương pháp trồng
Hoa Phi Yến chủ yếu được trồng bằng phương pháp gieo hạt, bởi đây là phương pháp dễ trồng và thích hợp nhất cho cây. Bạn có thể tìm mua hạt giống hoa tại các cửa hàng cây cảnh uy tín.
2. Đất trồng
Hoa Phi Yến ưa loại đất mùn nhiều dinh dưỡng và có độ thông thoáng, tơi xốp tốt. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm một ít phân bón hữu cơ trong quá trình cày xới đất trước khi trồng.
3. Nước tưới
Hoa Phi Yến khá ưa ẩm, do đó bạn cần nên tưới nước thường xuyên cho hoa, nhất là trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa. Thông thường, nên tưới từ 3-4 lần/tuần, có thể tăng thêm lần tưới nếu thời tiết nắng nóng kéo dài. Không nên tưới quá nhiều bởi có thể làm chết cây.
Hoa Phi Yến là loài hoa ưa ánh sáng và ẩm ướt
4. Bón phân
Sử dụng phân NPK để bón lót hoặc bón thúc cho cây khi cây hoa đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất để ra hoa. Ngoài ra nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng thì không nhất thiết phải bón thêm phân. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn bông hoa nở to và đẹp hơn thì có thể bón thêm nhiều phân đạm.
5. Ánh sáng, nhiệt độ
Hoa Phi Yến thích hợp trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ và không quá nóng. Nếu như thời tiết nơi bạn đang sinh sống quá nóng bức, hãy thiết kế giàn mái che để che chắn cho cây hoa khỏi bị ánh nắng Mặt Trời chiếu vào trực tiếp.
10 loại cây phong thủy tốt nhất cho phòng ngủ vì khả năng lọc không khí, giúp gia chủ phát tài lộc Có khả năng lọc sạch không khí, loại bỏ mùi khó chịu và các loại nấm mốc gây hại cho sức khỏe, giúp tăng vượng khí, đây là 10 loại cây cảnh gia đình nào cũng nên trồng trong phòng ngủ. Những loại cây cảnh trồng trong phòng ngủ không chỉ giúp cho không gian nơi này trở nên đẹp hơn, mà còn...