Cây trong công viên đổ bất ngờ giữa trưa nắng, đè cụ ông tử vong
Một cụ ông đang nghỉ mát dưới bóng cây xanh trong công viên ở TP Vinh, Nghệ An bất ngờ bị cây đổ, đè chết vào chiều 18-7.
Công an phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An khám nghiệm hiện trường vụ cây đổ đè chết một cụ ông chiều 18-7 – Ảnh: D.HÒA
Đến 14h30 chiều 18-7, Công an phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đang khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng điều tra nguyên nhân vụ đổ cây xanh đè chết một cụ ông trong Công viên Nguyễn Tất Thành.
Một số nhân chứng tại hiện trường cho biết, hơn 12h trưa cùng ngày, một số người phát hiện một cây xanh cạnh nhà đa chức năng công viên Nguyễn Tất Thành đổ xuống sau một cơn gió.
Khi mọi người tới kiểm tra thì thấy một cụ ông bị đè dưới cây.
“Cây to chừng hai người ôm mới xuể, rất nặng. Chúng tôi khoảng 20 người hợp sức lại mới đưa được cụ ông ra nhưng ông đã mất”, ông M. – một công nhân làm việc gần đó – kể lại.
Video đang HOT
Danh tính nạn nhân được xác định là ông Đ.V.S., hơn 65 tuổi, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, thời tiết tại TP Vinh có nắng to kèm nhiều đợt gió phơn Tây Nam thổi mạnh. Gốc cây bám vào phần tường nhà đa chức năng bị bật trơ gốc.
Gần đây, người dân thấy ông S. thường qua lại khu vực này nghỉ ngơi.
Chiều 18-7, tại buổi họp báo tình hình kinh tế, xã hội quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm của UBND tỉnh Nghệ An, bà Trần Thị Cẩm Tú – phó chủ tịch UBND TP Vinh – cho biết việc quản lý, duy tu bảo dưỡng cây xanh tại Công viên Nguyễn Tất Thành do Công ty Cổ phần công viên cây xanh TP Vinh phụ trách.
Sau khi nhận thông tin về vụ tai nạn đổ cây, thành phố sẽ cho các đơn vị chuyên môn kiểm tra, rà soát lại. Thời gian tới, TP Vinh có kế hoạch cải tạo, nâng cấp công viên này đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.
Tôi ở vùng ven, đất làm quán nhậu thì nhiều, còn công viên 20 năm chưa thấy
Tôi luôn ước mơ có một công viên gần nhà để tiện cho việc tập thể dục buổi sáng. Và tôi đã chờ hơn 20 năm qua, ước mơ vẫn còn là mơ ước.
Những buổi đi chơi công viên luôn được trẻ em nhà tôi háo hức đợi chờ - Ảnh: THU NGA
Tôi đang ở Hương lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân (TP.HCM). Nơi tôi ở là khu dân cư tự phát, hình thành hơn 20 năm trước. Hạ tầng, đường sá ở khu vực này đã được cải thiện dần những năm qua nhưng một công viên (dù nhỏ) đến nay vẫn chưa có.
Muốn dẫn các cháu nhỏ đến công viên vui chơi hay tập thể dục, chúng tôi phải đi khoảng 3km qua khu Tên Lửa, thuộc phường Bình Trị Đông B hay xa hơn là công viên Phú Lâm, cách nhà khoảng 5-6km.
Vài năm trước, góc đường Bình Trị Đông - Chiến Lược có một khu đất mấy ngàn mét vuông bỏ hoang nhiều năm được san lấp. Tôi ước nơi này sẽ được làm công viên. Nhưng hỏi thăm được biết đây là đất của tư nhân và nay đã biến thành quán cà phê, khu ăn uống...
Thỉnh thoảng tôi vẫn chạy bộ vào các con hẻm dọc Hương lộ 2 hoặc đường Bình Trị Đông, hỏi thăm về các khu đất bỏ trống thì được trả lời là đất quy hoạch công viên, cây xanh, công trình công cộng.
Có rất nhiều khu đất như vậy, mỗi khu đất diện tích không dưới 1.000m 2 nhưng bao nhiêu năm qua để cỏ mọc đầy, người dân xung quanh thì không có nơi vui chơi, tập thể dục. Mỗi buổi sáng, người dân muốn tập thể dục phải đi bộ dưới lòng đường có nhiều xe tải, rất nguy hiểm.
Hằng ngày, trên đường đi làm về, qua các quận khác, tôi để ý không ít nơi dù có rẻo đất rất nhỏ, chỉ vài chục mét, nhưng chính quyền ở đây cũng lắp đặt máy tập thể dục để người lớn và trẻ con có nơi tụ tập, vui chơi an toàn.
Nhìn lại những khu đất trống bỏ hoang nhiều năm ở gần khu dân cư mình, tôi cảm thấy tiếc quá! Tôi chỉ ước rằng: nếu 1/10 trong số đó biến thành công viên để người dân có nơi vui chơi, tập thể dục hằng ngày thì hay biết mấy!
Tôi hiểu việc chờ rót kinh phí để lập quy hoạch rồi bồi thường, làm dự án công viên có thể phải trải qua nhiều bước thủ tục, cần nhiều thời gian. Nhưng nếu có chủ trương xã hội hóa và chỉ cần làm đơn giản: san lấp mặt bằng, trồng cỏ... rồi sau đó cho tư nhân khai thác khu vui chơi một phần diện tích để bù lại chi phí họ đã bỏ ra thì tôi nghĩ cách làm này sẽ nhanh hơn nhiều.
HĐND TP.HCM từng có nghị quyết về đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn TP giai đoạn năm 2011 - 2015. Sau đó, TP.HCM có hàng loạt khu vui chơi cho trẻ được hình thành. Đó là một nghị quyết vô cùng có ý nghĩa đối với trẻ em, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo TP.
Tuổi Trẻ Online ngày 16-5-2022 đăng bản tin: "TP.HCM xây dựng tối thiểu 10ha công viên công cộng trong năm 2022". Trong đó, TP.HCM hướng tới mục tiêu năm 2025 sẽ tăng thêm tối thiểu 150ha đất công viên công cộng, tăng thêm 10ha mảng xanh công cộng trên địa bàn.
Đến năm 2030, đất công viên ở thành phố đạt 1m 2/người, tổng diện tích cây xanh nâng lên 3 - 4 m 2/người. Đọc xong bản tin này, tôi lại nuôi hy vọng. Hy vọng những khu dân cư nơi tôi đang sinh sống sẽ có một công viên, dù nhỏ.
Hy vọng HĐND TP.HCM có một nghị quyết tương tự về việc xây dựng công viên, đặc biệt là các quận ven, các quận mới và huyện còn thiếu không gian vui chơi, giải trí chung, để mọi người tham gia tập thể dục nhiều hơn, bớt đi những thanh niên vào quán nhậu, bớt chuyện em nhỏ vào tiệm chơi game...
Trung tâm dịch vụ công ích TP Biên Hòa thuê xe rửa đường giá 320 triệu đồng/tháng Ông Trần Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ công ích TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, ký hợp đồng thuê xe bồn rửa đường giá 320 triệu/tháng, xe tải có cần cẩu 200 triệu/tháng với đơn vị cho thuê mà em gái ruột đứng tên, góp vốn. Chủ tịch UBND TP Biên Hoà vừa có kết luận về kiểm tra công...