Cây tỏi tây cao nhất thế giới
Cây tỏi tây cao nhất thế giới. Một người làm vườn người Anh đã giành được Kỷ lục Guinness thế giới khi trồng một cây tỏi tây cao hơn 1,4m.
Cây tỏi tây cao hơn 1,4m của bác Hulme được Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là cây tỏi tây cao nhất thế giới. (Ảnh: UPI)
Bác Derek Hulme là người trồng được cây tỏi tây cao hơn 1,4m tại vườn của mình ở Stoke-on-Trent, mới đây đã tham gia giải vô địch rau khổng lồ quốc gia Vương quốc Anh CANNA ở Malvern, Worcestershire. Tại sự kiện này, chiều cao “bất thường” của cây tỏi tây đã được chính thức công nhận và mang về cho bác nông dân “mát tay” Kỷ lục Guinness thế giới danh giá.
Bác Hulme chia sẻ: “Trở lại năm 2019, tôi và một số người trồng các giống rau có kích cỡ bất thường khác đã được tặng một gói gồm 30 hạt giống tỏi tây dài của Bulgaria để trồng tỏi tây và nỗ lực đạt kỷ lục thế giới đầu tiên về cây tỏi tây dài nhất thế giới… Do đại dịch COVID-19, tôi không thể mang theo tỏi tây đến bất kỳ buổi trình diễn nào nhưng năm nay tôi đã tham dự Giải vô địch rau khổng lồ quốc gia Malvern, Vương quốc Anh và cuối cùng đã chính thức giành được Kỷ lục Guinness thế giới về trồng được cây tỏi tây cao nhất thế giới”./.
Video đang HOT
Chú chim "chạy marathon" trên trời trong 11 ngày liên tục, bay hơn 13.500km
Hàng năm, các nhà khoa học ở vùng Alaska (Mỹ) lắp đặt thiết bị theo dõi vệ tinh lên một số loài chim để quan sát và nghiên cứu về sự di cư của chúng.
Trong số dữ liệu của năm nay, có một thông tin gây bất ngờ: Chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn lập kỷ lục Guinness Thế giới nhờ chuyến bay dài hơn 13.500 km. Đặc biệt, chú chim này đã di cư từ Alaska đến bang Tasmania của Australia trong 11 ngày liên tục.
Độ dài xích đạo của Trái đất là khoảng 40.075,0 km, đồng nghĩa với việc chú chim này đã thực hiện chuyến đi tương đương 1/3 chu vi Trái đất trong 11 ngày.
Chú chim 5 tháng tuổi này rời Alaska vào ngày 13/10 và đến Vịnh Ansons, phía Đông Bắc Tasmania sau 11 ngày 1 giờ bay. "Chú" được biết đến với cái tên "234684", số của thẻ vệ tinh 5G được gắn sau lưng.
Nhờ thiết bị định vị, các nhà khoa học có thể theo dõi 234684 đã đi qua nhiều hòn đảo khác nhau ở Thái Bình Dương, bao gồm Vanuatu và New Caledonia. Đáng chú ý, chú chim này không dừng lại để nghỉ ngơi ở bất kỳ địa điểm nhiệt đới hấp dẫn nào mà hướng thẳng đến Australia. Trên thực tế, đây là chuyến bay đầu tiên được ghi nhận giữa Alaska và Tasmania.
Theo nhà sinh thái học đồng thời là thành viên của dự án nghiên cứu Eric Woehler, 234684 là con chim mới nở ở Alaska. Vì còn quá nhỏ, giới tính của 234684 chưa được xác định. "Chúng tôi vẫn chưa biết rõ liệu rằng con chim này bị lạc hay đây là một phần của mô hình di cư bình thường của loài này", Woehler cho biết.
Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn. Ảnh: CBS News.
Vào mùa xuân và hè, con chim trưởng thành có màu nâu sẫm và xám ở lưng, với màu đỏ gạch đặc trưng ở đầu, cổ và phần dưới cơ thể. Sang mùa đông, chúng sẽ chuyển sang màu xám và màu trắng.
Mỗi khi đông đến, chúng khởi hành cuộc di cư từ Vòng Bắc Cực mà không ăn uống hay ngủ nghỉ, bay về phía Nam dọc theo nước Nga, Mông Cổ và Trung Quốc qua châu Á. Sau đó, chúng đến các khu vực như Indonesia, Australia và New Zealand để trú đông.
Loài chim này kiếm ăn trong 2 tháng ở Alaska (khu vực chúng có thể sinh sản vào mùa hè) trước khi bay đến New Zealand. Trong thời gian này, con đực có thể tăng gấp đôi kích thước. Chúng có thể thu nhỏ kích thước các cơ quan nội tạng của mình để nhường chỗ cho chất béo giàu năng lượng, giúp duy trì sức sống trong các chuyến bay hoành tráng.
Việc di chuyển trên trời cả ngày lẫn đêm khiến chúng có thể đốt cháy hơn 1/2 trọng lượng cơ thể. Chúng cũng có thể tăng kích thước cơ ngực và tim khi bay, để hỗ trợ phân phối năng lượng và oxy.
Chỉ sau khi chúng hoàn thành quá trình di cư, đến đích và bắt đầu kiếm ăn, các cơ quan này mới từ từ phát triển trở lại. Chỉ trong 11 ngày, 234684 có thể đã giảm một nửa hoặc hơn trọng lượng cơ thể, trở nên rất mảnh khảnh.
Sau nửa năm, chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn lặp lại hành trình này, trở về Alaska sinh sản. Trên đường đi, chim cũng phải đối mặt với các mối đe dọa từ thiên địch, môi trường và con người.
Woehler chia sẻ thêm chim trưởng thành rời Alaska sớm hơn những con non. Do vậy, con chim mang số hiệu 234684 không có khả năng đi theo những "tiền bối" có kinh nghiệm.
Năm 2020, Kỷ lục Guinness Thế giới từng ghi nhận quãng đường di cư liên tục và dài nhất của một loài chim là 12.200 km, cũng do một chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn thực hiện. Chuyến bay khởi đầu ở Alaska và kết thúc ở New Zealand.
Bàn chân dài 33 cm hiếm có trên thế giới Người phụ nữ 38 tuổi đến từ Houston, Mỹ có bàn chân dài 33 cm lên mạng xã hội kêu cứu, tìm cỡ giày hiếm có. Tanya Herbert, 39 tuổi, đến từ Houston, Mỹ được tổ chức kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người phụ nữ có bàn chân lớn nhất. Bàn chân phải của Tanya dài 33 cm và bàn...