‘Cây tình bạn’ tặng Tổng thống Mỹ chết, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố bất ngờ
Đừng nhìn thấy biểu tượng ở nơi không có biểu tượng – ông Macron nói về việc cây sồi trồng cùng Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng đã chết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hứa sẽ tặng ông Trump cây mới thay cho cây cũ. “Chúng tôi sẽ gửi cây mới cho ông ấy, đó không phải là thảm họa”, ông Macron trả lời RTS. “Đừng nhìn thấy biểu tượng ở nơi không có biểu tượng, biểu tượng là việc chúng tôi trồng nó cùng nhau”, ông Macron nói thêm.
(Ảnh: AP)
Tháng 4/2018, trong chuyến thăm đến Mỹ, Tổng thống Pháp Macron cùng Tổng thống Mỹ Trump trồng một cây sồi tại vườn Nhà Trắng. Gần đây, các quan chức Mỹ xác nhận, cây sồi biểu tượng cho 100 năm hữu nghị Mỹ – Pháp chết.
Sau khi được trồng tại Nhà Trắng, cây này đã được lấy lên mang đi cách ly theo quy định đối với các cây từ nước ngoài mang đến Mỹ, nhằm ngăn chặn lan truyền bệnh dịch và côn trùng. Thời gian cách ly dự kiến là 2 năm nhưng cây đã chết trong quá trình này.
Theo Sputnik, cây Tổng thống Pháp tặng mang ý nghĩa biểu tượng khi được lấy từ khu rừng phía Bắc nước Pháp, nơi hơn 2.000 binh sỹ Mỹ chết trong một trận chiến với quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Video đang HOT
Theo VTC
Mỹ nhằm bắn cả đồng minh trong vấn đề Iran
Mỹ tiếp tục ban bố danh sách trừng phạt các công ty làm ăn với Iran và phong tỏa hàng loạt doanh nghiệp dầu mỏ của quốc gia này.
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành hóa dầu của Iran với mục đích gia tăng sức ép đối với quốc gia này liên quan đến vấn đề hạt nhân và lực lượng quân sự nước ngoài.
Trong tuyên bố phát đi hôm 7/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết các biện pháp phong tỏa, trừng phạt đã được nhằm vào Tập đoàn hóa dầu Persian Gulf Petrochemical Industries Company (PGPIC).
Theo Bộ Tài chính Mỹ, PGPIC đã có các hành động hậu thuẫn, tài trợ kinh tế cho lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran IRGC (quân đội Iran). IRGC cũng là lực lượng có trách nhiệm phụ trách chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân.
Toàn bộ 39 công ty hóa dầu và nhiều công ty đại diện bán hàng tại nước ngoài của PGPIC đã bị phong tỏa tài khoản, cấm vận các giao dịch. Những đơn vị hợp tác với PGPIC từ quốc gia khác cũng nằm trong diện trừng phạt của Mỹ.
Một nhà máy lọc dầu ở Iran
Tập đoàn PGPIC chiếm 40% sản lượng hóa dầu của Iran, chiếm 50% tổng sản phẩm hóa dầu xuất khẩu của nước này. Đây được cho là bước đi mới nhất của Mỹ trong quyết tâm "đưa xuất khẩu dầu của Iran về con số 0".
Tuy nhiên, hành động này được cho là không mang lại nhiều tác động thực tiễn. Bởi trên lý thuyết, các quốc gia chịu ảnh hưởng từ Mỹ đã chấm dứt làm ăn với Iran. Nhưng lượng xuất khẩu dầu của Iran vẫn chưa về 0 mà chỉ giảm đi hơn 2/3 sản lượng.
1/3 lượng xuất khẩu còn lại đang được đưa đến đều đặn cho các thị trường của Trung Quốc, Nga, một số nhỏ khác vẫn được tìm đến thị trường của Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Pakistan, Afghanistan, Mỹ Latinh và có cả một số nước châu Âu.
Những hành động của Mỹ cho thấy Washington quyết dồn Iran vào tình thế hiểm nghèo. Song song với hành động đó, Washington tiếp tục đưa ra các kêu gọi đàm phán mới với những điều khoản mới thay vì duy trì những gì đã được thông qua trong "Kế hoạch hành động chung JCPOA" giữa Iran và P5 1 (Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này).
Trong một diễn biến khác, khi ở thăm Pháp trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm trận chiến Normandy lịch sử từ Thế Chiến 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc hội đàm ngắn với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Sau đó, phía Paris đã đưa ra thông điệp kêu gọi Iran ngồi vào bàn đàm phán với nhóm P5 1 một lần nữa, nhưng với những điều kiện mở rộng và khác biệt hơn những gì đã có tại JCPOA.
Tuy nhiên, phía Iran đã kiên quyết từ chối. Tổng thống Hassan Rouhani nhấn mạnh sẽ chỉ tôn trọng thỏa thuận JCPOA và nếu muốn thỏa thuận này được thực hiện, Mỹ cần phải chấm dứt mọi biện pháp phong tỏa, kìm chế với Iran.
Đến lúc này, có thể thấy được rõ Mỹ ở đây có hai mục đích. Kiềm chế, phong tỏa, hủy hoại nền kinh tế của Iran, từ đó tiến hành các biện pháp chống phá cho giai đoạn tiếp sau đó.
Thứ hai, tìm kiếm các cuộc đàm phán với tham vọng mang lại các điều khoản có lợi hơn cho nước Mỹ. Và tất nhiên, Mỹ siết lại quan điểm của các đồng minh đang đi ngược với mình. Cần nhớ rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nói hồi tháng 5/2019: Nước Mỹ thời ông Donald Trump là một trong những thế lực châu Âu cần đề phòng.
Cái bắt tay của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp ở sự kiện tưởng niệm 75 năm trận chiến Normandy vừa qua
Và để khẳng định quan điểm này, nhóm Đức, Pháp đại diện cho EU liên tiếp khẳng định họ sẽ vẫn tuân thủ các điều khoản trong JCPOA có từ thời ông Barack Obama. Với việc Pháp đưa ra khuyến cáo tiến hành đàm phán mới, Washington đã buộc đồng minh Paris phải thay đổi lại quan điểm và chấp nhận thực tế "nước Mỹ trên hết".
Ngoài ra, Iran cũng là một nguồn cung đáng kể trong chính sách đa dạng nguồn cung của EU. Việc cấm vận Iran sẽ khiến EU phải gia tăng nhập khẩu ở các nhà xuất khẩu khác, bao gồm cả Mỹ.
Có thể thấy, riêng với cuộc khủng hoảng Iran, Mỹ đã giương mũi tên cùng lúc nhắm vào cả hai: đối thủ Iran và đồng minh châu Âu. Với Iran, Mỹ muốn tiêu diệt, với đồng minh, Mỹ muốn siết chặt, kìm kẹp và chứng minh họ phải chấp nhận nước Mỹ trên hết và hoạt động thuận theo nước Mỹ.
Tuy nhiên, đây chỉ là toan tính của Mỹ. Còn thực tế rất khó để toan tính ấy thành công. Pháp kêu gọi Iran ngồi vào bàn đàm phán mới, tất nhiên Tehran không đồng ý, và Paris cũng hết trách nhiệm với Mỹ. Đức giữ nguyên quan điểm tôn trọn JCPOA.
Nga, Trung Quốc, nhánh còn lại trong P5 1 kêu gọi tiếp tục thực hiện thỏa thuận đã có và "việc cần làm đầu tiên là tháo ngòi nổ căng thẳng và cùng tôn trọng các thỏa thuận" như tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov hồi tháng 5 vừa qua.
Chỉ còn duy nhất Mỹ và người anh em thân thiết: Anh quốc theo đuổi sự gia tăng căng thẳng ở vùng Vịnh. Đây là tương quan của tham vọng thay đổi JCPOA. Còn trên thực tế, Iran vẫn đang được sự hậu thuẫn của những nước lớn, có khả năng độc lập trước sức ép của Mỹ như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Vì thế, mũi tên của Mỹ đã giương nhưng cả hai mục tiêu vẫn còn đang ngoài tầm bắn.
Đỗ Tú
Theo baodatviet
Chữ ký "cô đơn" của ông Trump gây sốt cộng đồng mạng Chữ ký của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã gây sốt trên các mạng xã hội sau khi nó xuất hiện một cách độc đáo trên bản tuyên ngôn về sự kiện lịch sử D-Day mà các nhà lãnh đạo thế giới đặt bút ký. Chữ ký "cô đơn" của ông Trump ở bên trên bản tuyên ngôn về D-Day (Ảnh:...