Cây thường bị nhổ bỏ, ai ngờ đưa về núi tiền nếu biết đem bán
Do có phần thân và lá chẳng khác gì cỏ dại nên đôi khi, người nông dân thường vô tình nhổ giống cây này đi mà không hề hay biết vừa bỏ phí một ‘ gia tài’.
Ở nông thôn, việc nhổ bỏ hoa dại, cỏ dại là một trong những công đoạn không thể bỏ qua khi chăm sóc trang trại, vườn tược. Tuy nhiên, không phải giống cỏ dại nào cũng nên nhổ bỏ, chẳng hạn như loại dưới đây.
Giống cỏ này có tên gọi là địa sâm ( sâm đất) hay sâm trùng thảo, là giống cây thuộc họ Lục thảo trổ ở Trung Quốc. Chúng phân bố nhiều ở các tỉnh Cam Túc, Hắc Long Giang, Hồ Bắc và Thiểm Tây. Người không biết thường tưởng rằng chúng chỉ là thứ cỏ dại vô giá trị, nhưng người tinh tường sẽ nhận ra đây là giống dược liệu rất có giá trị.
Trùng thảo sâm có sức sống rất mãnh liệt, không sợ khô hạn, không sợ lạnh, có khả năng thích ứng mạnh với nhiều môi trường thổ nhưỡng. Chúng thường mọc ở vách núi, trên thảo nguyên. Rễ của chúng có tác dụng hạ nhiệt, nhuận tràng, trị các chứng ho, táo bóng, mất ngủ…
Video đang HOT
Ở Trung Quốc, trùng thảo sâm sấy khô có giá khoảng 90 – 110 NDT/kg, tương đương 295 – 360 nghìn đồng/kg.
Núi lửa Trung Quốc chực chờ thức giấc sau 500.000 năm
Một ngọn núi lửa ở Trung Quốc tưởng chừng đã ngủ yên nay lại đang chực chờ thức giấc.
Theo một nhóm các nhà địa vật lý, một ngọn núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc có thể đang tích tụ một lượng lớn dung nham bên trong nó và chuẩn bị cho một đợt phun trào mới, theo báo South China Morning Post.
Nguy cơ núi lửa thức giấc sau 500.000 năm
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện hai khoang dung nham khổng lồ dưới núi Wei, nằm trong cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang, giáp biên giới với Nga và Triều Tiên. Những khoang núi lửa này cao khoảng 100 m và rộng đến 5 km.
Núi Wei nằm trong khu vực cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Ảnh: HANDOUT/SCMP
Thông tin này thực sự gây bất ngờ cho các nhà khoa học bởi núi lửa này từng phun trào cách đây hơn 500.000 năm và được cho là đã ngừng hoạt động vĩnh viễn. Các chuyên gia địa chất lâu nay tập trung nhiều vào núi lửa Trường Bạch (còn được gọi là Paektu) mà không nghĩ rằng núi Wei vẫn còn nguy cơ đe dọa.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Địa chất tháng này, mức độ nguy hiểm nếu núi Wei phun trào sẽ tương đương với núi lửa Trường Bạch, được biết là một trong những sự kiện núi lửa phun trào mạnh nhất từng được ghi nhận, với khu vực hứng tro bụi trải dài từ Nhật Bản đến Greenland.
Bất ngờ phát hiện 2 khoang dung nham
Chuyên gia địa vật lý Trương Hải Dương thuộc nhóm nghiên cứu của ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở TP Hợp Phì, tỉnh An Huy. Nhóm này đã đi đến gần 100 địa điểm trên núi Wei để nghiên cứu.
Nhóm này đã sử dụng các bộ cảm biến để phát hiện các bất thường điện từ sâu bên dưới lòng đất. Họ đã thử tìm kiếm dung nham và đã tìm thấy nó nằm bên dưới núi lửa ở độ sâu 15 km. Họ cũng tìm thấy một khoang dung nham khác ở độ sâu 8 km.
Theo tính toán của các nhà địa vật lý, 15% khoang phía trên hiện chứa đầy dung nham. Một số nghiên cứu cho rằng nếu dung nham hình thành thêm và làm đầy khoảng 40% khoang chứa thì một vụ phun trào có thể sẽ diễn ra.
Núi Wei là một phần của cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì, hiện có 14 miệng núi lửa nằm rải rác trên một cao nguyên rộng 500 km2 được hình thành từ dung nham. Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì và núi Trường Bạch có mối liên kết với nhau.
Lần phun trào cuối cùng tại cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì là vào đầu thế kỷ 18. Ảnh: HANDOUT/SCMP
Ông Trương và nhóm nghiên cứu lưu ý rằng hoạt động địa chấn đã tăng lên tại núi Trường Bạch từ năm 2002 đến năm 2005.
Lần phun trào gần đây nhất của núi Trường Bạch là vào năm 1903. Họ kết luận rằng hoạt động núi lửa ở khu vực đông bắc Trung Quốc có thể đang ở giai đoạn hoạt động trở lại và việc giám sát ngọn núi lửa này là rất cần thiết.
Ông Xu Jiandong, giám đốc bộ phận nghiên cứu núi lửa tại Cơ quan Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết vụ phun trào cuối cùng tại cánh đồng Ngũ Đại Liên Trì là vào đầu thế kỷ 18. Hai ngọn núi lửa phun trào thời điểm đó là núi Laohei và núi Huoshao. Hai ngọn núi lửa này đã được theo dõi chặt chẽ trong nhiều thập kỷ.
"Chúng tôi đã không phát hiện bất kỳ khoang dung nham nào đang hoạt động bên dưới hai núi lửa Laohei và Huoshao. Tuy nhiên, việc núi Wei hình thành hai khoang dung nham quả thật kỳ lạ. Nếu thực sự có những khoang dung nham khổng lồ trong khu vực, chúng ta nên tìm hiểu những hoạt động địa chấn liên quan. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên theo dõi, chúng tôi gần như không thu thập được gì. Toàn khu vực lâu nay vẫn rất yên tĩnh" - ông Xu nói.
1001 thắc mắc: Vì sao gấu trúc khổng lồ nhưng sinh con lại bé xíu? Gấu trúc trưởng thành có thể nặng tới hơn 100 kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con bé xíu chỉ nặng chưa đầy 100 gram. Tại sao lại có điều kì quặc đến vậy? Gấu trúc là một loài động vật thuộc họ gấu (Ursidae) và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Xuyên, Cam...