Cây thị nghìn năm tuổi ở Hải Phòng nguy cơ chết khô
Nằm trong số 17 cây thị cổ thụ ở Đồ Sơn được vinh danh cây di sản năm 2014, cây thị Bảy chồi đã già cỗi và trơ gốc rễ.
2 thân cây (bìa trái) thuộc cây thị Bẩy chồi đã chết khô, 2 thân bên phải còn sống. Ảnh: Giang Chinh
Cây thị nghìn năm tuổi ở Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) nằm trong quần thể cây di sản Việt Nam đang nguy cơ chết khô.
Ông Nguyễn Khắc Thắng ở tổ 5, phường Ngọc Xuyên (quận Đồ Sơn) – chủ sở hữu cây thị cho hay, người dân địa phương quen gọi đây là “cụ thị” Bẩy chồi, tuy nhiên qua thời gian thì cây này còn bốn chồi, và gần đây thêm hai chồi chết khô, 2 chồi còn sống.
“Tôi rất lo lắng vì trên 2 chồi còn sống thì lá ngả vàng, kiểu như thiếu dinh dưỡng. Cây thị này đã quá già cỗi, lại trơ gốc rễ nên nguy cơ chết khô là rất lớn nếu không được chăm sóc đặc biệt”, ông Thắng nói.
Theo ông, người dân địa phương mong cả quần thể cây di sản trong đó có cây thị nghìn năm sống khoẻ để thu hút du khách, tuy nhiên họ đang lúng túng chưa biết dùng biện pháp gì để giữ phần còn lại của cây xanh tươi. Trong khi đó, chính quyền sở tại cũng chưa có biện pháp hỗ trợ.
Video đang HOT
“Trước đây gia đình tôi có một cây thị lâu năm ở cạnh cây Bẩy chồi, nhưng đeo biển cây di sản được 2 tháng thì cây bất ngờ chết khô, đổ rạp xuống”, ông Thắng chia sẻ.
Bên trong 2 thân còn sống của cây thị Bảy chồi đã bị mục rỗng. Ảnh: Giang Chinh
Ông Đỗ Văn Viết – Trưởng Phòng Du lịch Văn hóa Thể thao quận Đồ Sơn, cho hay hiện quận chưa bố trí được kinh phí nên “muốn hỗ trợ người dân chăm sóc cây cũng đành chịu”.
Ông Viết cho biết, năm 2014, 17 cây thị cổ thụ ở địa phương được Hội bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là quần thể cây di sản Việt Nam. Lúc bấy giờ do tất cả rặng cây này đều nằm trong vườn các hộ dân, nên nhà chức trách để cho mỗi gia đình tự chăm sóc.
Mặc dù thân già, nhiều chỗ mục rỗng nhưng cây thị Bẩy chồi vẫn cho nhiều trái. Ảnh: Giang Chinh
Rặng cây thị cổ thụ nằm bên sườn núi Ngọc, phường Ngọc Xuyên. Mỗi cây đều có một hình dáng riêng và được đặt một cái tên gần gũi với đời sống của người dân như: Bài, Khe, Bà Vải, Búp, Cộc, Gồ, Tai Hồng, Óng, Tay Úp…
Cây thị Bẩy chồi có tuổi đời lớn nhất với khoảng một nghìn năm tuổi. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, du kích địa phương đã đào một căn hầm bí mật dưới gốc cây này.
Theo VNE
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có thể bị loại khỏi di sản phi vật thể
Nêu không hoạt động đúng cam kết, choi trâu Đô Sơn có thể được xem xét đưa ra khoi danh muc di san văn hoa phi vât thê quốc gia.
Ngày 11/7, Cục Văn hóa cơ sở đã báo cáo Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch về công tác tô chưc lê hôi choi trâu Đô Sơn năm 2017. Cục đề xuất lanh đao Bô tổ chức buôi lam viêc vơi UBND TP Hai Phong tai Ha Nôi để xem xét cụ thể việc tổ chức lê hội trong thơi gian tơi.
Cuc Văn hoa cơ sở sẽ tham mưu trinh lanh đao Bô ban hanh văn ban chỉ đạo đia phương theo hướng lê hôi, hôi không phải la truyên thông; co nôi dung kich đông bao lưc, phan cam như choi trâu... thì không cấp phép và tổ chức.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đang gây ý kiến trái chiều về việc dừng tổ chức hay không. Ảnh minh họa: Giang Chinh
Cuc Di san văn hoa sẽ ra soat quy trinh thưc hanh di san văn hoa phi vât thê lê hôi choi trâu Đô Sơn; kiêm tra viêc thưc hiên cac biên phap bao vê đa đươc cam kêt tai hô sơ khoa hoc di san.
"Nêu cac biên phap không thưc hiên theo cam kêt, Cuc Di san văn hoa va Hôi đông thâm đinh se tham mưu Bô trương xem xet kha năng đưa lê hôi choi trâu Đô Sơn ra khoi danh muc di san văn hoa phi vât thê quôc gia", báo cáo nêu rõ.
Viên Văn học nghệ thuật quốc gia Viêt Nam được đề xuất tô chưc toa đam lây y kiên nha nghiên cứu văn hóa, lịch sử, cơ quan quan ly va ngươi dân vê tô chưc lê hôi choi trâu Đô Sơn đê tim ra giai phap phu hơp.
Trường hợp tiếp tục tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, TP Hải Phòng phải dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản văn hóa, trọng tâm là tổ chức nghi lễ truyền thống.
Trước đó sáng 1/7, tại vòng đấu loại lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn năm 2017, 32 trâu tham gia 16 trận đấu. Đến trận 14, trâu số 18 húc chủ là ông Đinh Xuân Hướng ngay trong sới chọi. Ông Hướng tử vong sau nhiều giờ cấp cứu.
Ngay 2/7, đoàn công tác của Bộ Văn hóa do Thư trương Trinh Thi Thuy làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Văn hóa, UBND Quân Đô Sơn để tìm giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác tổ chức đối với lê hội này. TP Hải Phòng đã ra thông báo tạm dừng lễ hội chọi trâu năm 2017.
Đoàn Loan
Theo VNE
Không tìm thấy chất kích thích trong 19 trâu chọi Đồ Sơn 19/31 trâu chọi ở Đồ Sơn được kết luận âm tính với chất kích thích, tăng lực, riêng trâu húc chết chủ chưa có kết quả xét nghiệm. Trước sự việc trâu chọi số 18 húc chết chủ trên sới chọi, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã bị dừng. Ảnh: Giang Chinh Ngày 9/7, một lãnh đạo UBND quận Đồ Sơn (Hải...