Cầy thảo nguyên dùng “khinh công” kiếm thức ăn
Dùng “khinh công” để kiếm thức ăn, cầy thảo nguyên quyết tâm vặt sạch những chùm quả chín mọng trước khi kẻ khác đến.
Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Áo, Julian Rad đã chụp được những hình ảnh vô cùng thú vị về loài cầy thảo nguyên hoang dã sinh sống ở cánh đồng cỏ ngay cạnh nhà mình.
Những con cầy thảo nguyên được coi là một trong những loài động vật tham ăn và ăn tạp. Chúng ăn cả thực vật và động vật và có chế độ dinh dưỡng khá phong phú.
Sống dưới hang sâu trong lòng đất nhưng cầy thảo nguyên vẫn rèn luyện được khả năng bật nhảy thần sầu. Kỹ năng “khinh công” này giúp chúng hái được những loài quả mọc trên các cành cây rủ xuống mặt đất.
Hầu như mỗi lần sử dụng “khinh công” bay lượn trong thời gian ngắn, cầy thảo nguyên đều hạ cánh với chiến lợi phẩm trong tay.
Video đang HOT
Chúng sẽ không ngừng nhảy lên nhảy xuống cho đến khi vặt sạch những chùm quả chín mọng hoặc no bụng. (Nguồn Sina)
Hình ảnh cầy thảo nguyên thi triển “khinh công” để hái quả chín mọng khiến nhiều người thích thú và ngưỡng mộ.
Theo nghiên cứu, cầy thảo nguyên còn gọi là sóc đồng cỏ hay sóc chó, có tên khoa học là Cynomys, một chi động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm.
Đây cũng là loài được ghi nhận có hành vi ăn thịt đồng loại đầy man rợ. Hiện tượng cầy thảo nguyên ăn thịt đồng loại xảy ra nhiều nhất là ở những con cái.
Chúng sẵn sàng sử dụng những kỹ năng sinh tồn để đối phó, tấn công và ăn thịt đồng loại yếu hơn khi quá đói bụng hoặc trong môi trường sinh sống quá khắc nghiệt.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Cánh đồng địa nhiệt Dallol: Vẻ đẹp của tử thần
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.
Chúng ta vẫn cho rằng chỉ có Trái đất hoặc những nơi có nước mới mang lại sự sống cho con người và các loài sinh vật. Tuy nhiên, cũng có những nơi nước không phải là sự sống như chúng ta vẫn tưởng, có nước mà sự sống không thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự vắng mặt của các loài vi khuẩn trong những vùng nước nồng độ muối, axit đậm đặc và nhiệt độ cao tại cánh đồng địa nhiệt Dallol ở Ethiopia.
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt. Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100 m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Các nhà địa chất cho rằng những mỏ muối được tạo nên theo thời gian từ những trận lũ gần Biển Đỏ tràn qua.
Trong lịch sử, các vụ phun trào độc hại đã diễn ra ở đây vào năm 1926. Tháng 10-2004, magma bên dưới Dallol bị rò rỉ. Một vụ phun trào phreatic (tầng chứa nước) cũng đã xảy ra vào tháng 1-2011.
Cái tên Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là "hủy diệt" để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Có thể nói, Dallol là một thế giới nước rất huyền ảo và rực rỡ, với sự hòa trộn của nhiều màu sắc. Từ xa nhìn lại, khung cảnh màu vàng rực rỡ, đẹp tựa thiên đường, cho ta cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nhưng thực tế, nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động nên chẳng có ai dám đến gần.
Chính vì thế, Dallol được mệnh danh là "Địa ngục nước" hay "nơi duy nhất trên Trái đất không sinh vật nào tồn tại".
Ở đây, nhiệt độ thông thường trong mùa đông cũng có thể đạt ngưỡng 45 độ C và tràn ngập các bể có nồng độ axit và muối đậm đặc với các tỷ lệ pH ở mức thấp. Và cũng bởi môi trường cực kỳ khắc nghiệt ấy mà khu vực này từ lâu đã khiến giới khoa học cực kỳ lưu tâm.
Theo một nghiên cứu năm 2019 cho biết, các vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường hội tụ những điều kiện khắc nghiệt, tức có thể cùng song song tồn tại các yếu tố nóng, mặn, axit, do đó các tác giả cho biết Dallol như một ví dụ về những giới hạn của sự sống, giống như một nơi thuộc thời kỳ sớm của sao Hỏa.
Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu Pháp - Tây Ban Nha do nhà sinh học Purificación Lopez Garcia của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp lại có những kết luận hoàn toàn khác. Theo họ, không hề có sự sống ở những vùng ngập nước vô cùng khắc nghiệt ở Dallol.
"Sau khi phân tích nhiều mẫu vật hơn cả những công trình nghiên cứu trước đây, với việc kiểm soát thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và một phương pháp hiệu chuẩn chính xác, chúng tôi đã kiểm tra lại là không hề có sự sống của các vi khuẩn tại các bể nước nóng có nồng độ muối và axit đậm đặc hay trong các hồ nước mặn giàu magiê liền kề đó", López García nói.
Ông cũng cảnh báo, dưới kính hiển vi thì một số chất kết tủa khoáng chất giàu silic ở Dallol có thể trông giống như những tế bào vi khuẩn, vì vậy cần phải phân tích mẫu vật một cách cẩn thận "trong những nghiên cứu khác, có thể là ô nhiễm các mẫu vật với vi khuẩn cổ từ các vùng lân cận, các hạt khoáng có thể được coi như các tế bào hóa thạch, khi trong thực tế là chúng được hình thành một cách tự phát trong nước mặn, nơi không có sự sống tồn tại".
"Thêm vào đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bằng chứng là có nhiều nơi trên bề mặt Trái đất như các bể nước ở Dallol đều là vô trùng ngay cả khi chúng chứa đầy nước ở dạng lỏng", Lopez Garcia nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của nước ở dạng lỏng trên một hành tinh, vốn thường được coi là một yếu tố cho thấy có thể ở được, thì cũng chưa chắc là nơi đó có sự sống.
Tuy nhiên Lopez Garcia chỉ ra rằng môi trường khắc nghiệt của Dallol chính là nơi tuyệt vời để nghiên cứu về những giới hạn của sự sống.
Mặc dù mang vẻ đẹp rực rỡ như chốn bồng lai tiên cảnh và du khách hoàn toàn vẫn có thể ghé thăm nơi này, nhưng Dallol vẫn là địa điểm không được khuyến khích chào đón các du khách vì quá nguy hiểm.
Trần Đức Tân
Theo cstc.cand.com.vn
Kỳ lạ: Sư tử cái và linh dương non thân thiết như mẹ con Các du khách đã vô cùng thích thú khi nhìn thấy cảnh một con sư tử cái và một con linh dương non thân thiết với nhau như mẹ con. Thậm chí, con sư tử còn bảo vệ linh dương trước sự tấn công của một con sư tử khác. Theo tienphong.vn







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ

Top 10 loài động vật thông minh nhất thế giới: Bất ngờ với vị trí của chó

Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã

Nhật Bản: Đóng cửa 2.000 cửa hàng vì phát hiện chuột trong đồ ăn

Bức phù điêu hàng trăm năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Phát hiện thế giới đầy sinh vật lạ dưới "địa ngục băng"

Pitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờ

Clip: Trêu chọc ong bắp cày, cún con nhận bài học nhớ đời

Phát hiện loài khủng long kỳ lạ với móng vuốt sắc nhọn

Sinh vật kỳ bí tồn tại trong hổ phách đến 99 triệu năm

Hình ảnh kinh hoàng trên bãi biển Indonesia
Có thể bạn quan tâm

Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối - Cuộc chiến không ánh mặt trời vẫn rực cháy tinh thần dân tộc
Phim việt
3 giờ trước
Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng vụ quảng cáo kẹo rau củ
Sao việt
3 giờ trước
Tổng thống Zelensky lên tiếng về tình hình căng thẳng ở mặt trận Sumy
Thế giới
3 giờ trước
Sau 2 tháng Từ Hy Viên qua đời: Trang sức bị gia đình âm thầm mang đi bán?
Sao châu á
3 giờ trước
Tình trạng mới nhất của Kỳ Hân - vợ Mạc Hồng Quân sau khoảnh khắc chấn thương đau đớn trên sân pickleball
Sao thể thao
3 giờ trước
Chuyên gia đông y hướng dẫn cách sử dụng lá trà xanh đúng cách
Sức khỏe
4 giờ trước
Thực đơn 4 món ngon lành, nhìn là thèm ăn cơm nhà
Ẩm thực
4 giờ trước
Bí mật về vai diễn đầy nước mắt của NSƯT Kim Tuyến trong 'Mẹ biển'
Hậu trường phim
6 giờ trước
Chế Thanh nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với 'vua nhạc sến' Vinh Sử
Tv show
6 giờ trước
Con gái Tom Hanks tiết lộ tuổi thơ 'bạo lực, thiếu thốn, hỗn loạn' trong hồi ký
Sao âu mỹ
6 giờ trước