Cây sưa tổ giá bạc tỷ ở “thủ phủ” sưa đỏ miền Bắc bây giờ ra sao?
Cây sưa đã hơn 30 năm tuổi từng được thương lái trả giá hàng chục tỷ nhưng người đàn ông không bán vì muốn giữ nó lại làm cây sưa tổ của làng.
“Thủ phủ” sưa đỏ
Nhắc đến thôn Làng Chanh (xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) người ta sẽ nhớ ngay đến ngôi làng của nhiều tỷ phú. Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” sưa đỏ ở miền Bắc. Gần như 100% người dân nơi đây đều trồng sưa, không những vậy, đây còn là vựa ươm, mỗi năm cung cấp hàng triệu cây sưa giống đi khắp cả nước, thậm chí sang cả nước ngoài.
Ông Lăng Văn Bắc bên cây sưa mà ông coi là “sưa tổ”
Cách đây chừng 15 năm, người dân thôn Làng Chanh (xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Thế nhưng nhờ cây sưa, ngôi làng nằm ngay dưới chân núi Tam Đảo đã mọc lên những ngôi nhà tầng khang trang; đường làng, ngõ xóm bê tông hóa sạch đẹp, ô tô ra vào làng nhộn nhịp…
Ông Lăng Văn Bắc (SN 1963) là một trong những người đi tiên phong cho phong trào trồng và ươm sưa đỏ ở thôn Làng Chanh.
Khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông Bắc được một người bạn quê Hải Phòng cho mấy hạt sưa về trồng. Một lần khác, sang nhà anh họ làm trên tỉnh chơi, thấy cây sưa đỏ, ông Bắc cũng xin vài cây về trồng.
Cả 2 đợt, ông Bắc gieo hạt xuống vườn nhà được khoảng 15 cây. Gỗ sưa phát triển rất chậm, có khi hết cả đời người gỗ mới sử dụng được. Thấy ông Bắc say mê và tích cực trồng sưa trong vườn, trong xóm ngoài làng xì xào bàn tán bảo ông bị khùng, có vấn đề về thần kinh.
Bẵng đi một thời gian, khoảng những năm 2005-2006, thương lái bắt đầu tìm đến và hỏi mua những cây sưa nhà ông Bắc. Ban đầu, ông bán 2 cây đủ tiền để trả nợ số tiền thua lỗ khi nuôi hàng ngàn con vịt. Sau đó, ông bán dần những cây sưa trong vườn để sửa nhà, mua đất trồng sưa, tậu ô tô, mở công ty cây giống…
Ông Bắc và những người trong dòng họ Lăng bắt đầu mở rộng diện tích đất trồng sưa, đi thu mua hạt giống về ươm xuất bán đi khắp các tỉnh, thành, thậm chí là xuất cây giống sang cả nước ngoài.
Chân dung vị “đại gia chân đất”, người đầu tiên trồng sưa ở thôn Làng Chanh
Video đang HOT
Thấy tiềm năng phát triển của cây sưa mạnh, giá trị kinh tế cao, người dân thôn Làng Chanh bắt đầu học nhau mở các vườn ươm. Nhiều diện tích trồng nhãn, vải… cây ăn quả được chuyển đổi thành vườn trồng, ươm sưa. Đất trong vườn, bờ ao, bờ ruộng, vệ đường… cứ hở chỗ nào, người dân trồng sưa chỗ đó.
Mong muốn có biểu tượng của ngôi làng trồng sưa
Việc bán đi những cây sưa đã mang lại cho ông Lăng Văn Bắc những khoản tiền lớn. Trong số 15 cây, ông đã bán đi 14 cây để đầu tư mua, thuê đất của hơn 50 hộ dân trong làng với diện tích hơn 2ha để trồng sưa. Những cây trồng sớm đến nay có tuổi đời gần 20 năm, cây trồng muộn nhất cũng đã 5-7 năm tuổi… Cả một khối tài sản “khủng” của gia đình ông Bắc.
Đặc biệt, có một cây sưa mà ông Bắc nhất định không bán dù đã nhiều người hỏi mua. Cây sưa này hiện nay đã hơn 30 năm tuổi, đường kính thân hơn 165cm, cao khoảng hơn 10 mét và vẫn phát triển xanh tốt. Nó nằm ở ngay trước cửa nhà, được ông rào chắn cẩn thận bằng lưới B40.
Cây sưa tổ được ông Bắc quây lưới B40 để bảo vệ khỏi sự nhòm ngó của kẻ xấu
Ông bảo: “Đã rất nhiều người hỏi mua cây sưa này nhưng tôi không có nhu cầu bán, chứ nếu bán thì người ta đến nhổ đi lâu rồi. Cây sưa này hiện nay cũng là cây sưa to nhất làng nên tôi tính để lại làm cây “sưa tổ” với mong muốn nó sẽ trở thành biểu tượng của ngôi làng trồng sưa”, ông Bắc nói.
Theo ông Bắc, năm 2010, đã có thương lái đến trả ông 12 tỷ để mua cây sưa này nhưng ông không bán. Đến hiện tại, thỉnh thoảng vẫn có người gọi điện cho ông, kể cả thương lái từ Trung Quốc hỏi mua cây sưa nhưng ông vẫn kiên quyết từ chối.
Cũng vì cây sưa ấy, ông Bắc chịu không ít phiền toái. Ông chia sẻ, đã nhiều lần có những kẻ lạ mặt đến nhòm ngó cây sưa. Thậm chí, có người còn đến tận nhà ông “xin đểu”, đòi tiền nếu không sẽ bỏ thuốc đánh chết cây sưa.
“Mình không làm gì sai nên không sợ, không thỏa hiệp với người lạ. Thấy có những kẻ lạ mặt đến làng, công an rồi kiểm lâm đến thì những người này cũng bỏ đi”, ông Bắc cho hay.
Ông Bắc chia sẻ thêm, khoảng 2 năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sưa giống ế ẩm. Thị trường sưa giống hầu như tiêu thụ chính là ở phía Nam, tuy nhiên do đại dịch nên khách miền Nam không ra xem hàng được, xe Bắc – Nam hoạt động rất ít nên không gửi được hàng.
Lấy loại cau rừng có cái tên lạ làm đũa, nông dân Hà Tĩnh "vót" ra tiền
Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với sản phẩm đũa độc đáo từ cây cau rừng (cau nàng rưng).
Đôi tay khéo léo của người dân đã làm ra những đôi đũa cau rừng bóng, đẹp đang gấp rút cung ứng ra thị trường cuối năm.
Nghề làm đũa cau rừng (cau nàng rưng) ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có tuổi đời hơn 20 năm. Thời gian đầu chỉ có một vài hộ trong xã làm, thấy hiệu quả kinh tế cao nên đã có nhiều gia đình trong xã đến học nghề.
Đến nay, toàn xã Phúc Trạch có hơn 20 hộ làm đũa cau rừng, tập trung chủ yếu ở thôn 1 và thôn 3. Làm đũa cau rừng giúp bà con có việc làm lúc nông nhàn, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn.
Anh Đoàn Phương Hải (trú thôn 3 xã Phúc Trạch, Hương Khê), cho biết: So với đũa tre, đũa cau rừng cứng, bền và an toàn hơn. Đũa tre khi dùng một thời gian sẽ bị mốc còn đũa cau rừng sau khi phơi khô sẽ không còn hiện tượng đó nữa. Thân cau rừng được cưa thành từng đốt nhỏ bằng chiếc đũa rồi vót tròn, sau đó phơi khô và cuối cùng đánh bóng bằng lá chuối rừng là thành phẩm.
Cau rừng được người đan chặt về, để rút nước, sau đó tiến hành chẻ, vót đũa. Ảnh: PV
"Trung bình mỗi ngày tôi làm được khoảng 200 đôi đũa cau rừng, được bán với giá từ 4.500-5.000đồng/đôi. Cứ cận kề Tết Nguyên đán, lượng khách đặt đũa càng lớn, chúng tôi phải tranh thủ làm cả ngày mới đủ giao cho khách", anh Hải cho biết.
Chị Nguyễn Thị Thu (trú tại xóm 3, xã Phúc Trạch, Hương Khê) đang chăm chú vót đũa cau rừng. Ảnh: PV
Chị Nguyễn Thị Thu (trú tại xóm 3, xã Phúc Trạch), cho hay: "Ngoài lúc làm đồng áng, chúng tôi thường làm đũa cau rừng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Cây cau rừng dài khoảng 2m, mua với giá 100.000 đồng/cây, làm được khoảng 50 đôi đũa. Mỗi ngày, tôi làm được 160 - 200 đôi đũa, bán với giá 5.000-7.000 đồng/đôi".
Nhờ có việc này, mà gia đình tôi có thêm thu nhập để nuôi con ăn học, mua sắm đồ đạc cho gia đình".
Cây cau rừng được cưa ra làm nhiều đoạn dài 25-30 cm. Ảnh: PV
Người dân làm nghề cho biết, để cho ra một đôi đũa chất lượng phải làm từ cây cau rừng trên 20 tuổi, cao khoảng 7m, đường kính thân khoảng 20-30cm. Tuy nhiên, phần làm đũa cau rừng chỉ lấy 2m tính từ gốc cây, vì có độ cứng, nhẵn phù hợp.
Công đoạn chẻ cau rừng thành từng thanh nhỏ, đều. Ảnh: PV
Cau nàng rưng được người dân lấy từ các khu rừng thuộc huyện như: Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê. Mỗi lần đi khai thác cau rừng, người dân phải đi khoảng 3 ngày mới thu hoạch được một bó 20 đoạn (mỗi đoạn từ 1,8m-2m).
Những người không trực tiếp khai thác sẽ mua thân cau rừng với giá 100.000-120.000 đồng, với chiều dài từ 1,8m-2m/cây.
Thân cây cau khi cưa về được chia thành từng đốt nhỏ bằng chiếc đũa sau đó: chẻ, đẽo, bào phả, bào trau, mít, chà, phơi khô... cuối cùng đánh bóng bằng lá chuối rừng.
Người dân dùng bào nhỏ để vót đũa. Ảnh: PV
Đũa cau rừng vót xong thường được sấy bằng than củi để tránh đũa mốc, không phơi dưới trời nắng lớn sẽ làm đũa cong, vênh. Sau đó người dân dùng lá chuối rừng để đánh bóng đũa, vì lá chuối có đặc tính dai, khó bị vụn trong quá trình đánh bóng đũa.
Đũa cau rừng vót xong, được người dân sấy bằng than củi, không phơi dưới trời nắng to, tránh đũa cong, vênh. Ảnh: PV
Đũa cau rừng cứng, không ngấm nước, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Trạch, cho biết: "Nghề làm đũa cau rừng ở xã Phúc Trạch đã có tuổi đời hơn 20 năm. Lúc đầu chỉ một vài hộ làm nhưng đến nay toàn xã có hơn 20 hộ làm đũa cau rừng, tập trung chủ yếu ở thôn 1 và thôn 3. Bà con tranh thủ những lúc việc đồng áng đã xong để làm đũa cau rừng giúp nâng cao kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương".
Cán bộ, đảng viên, nhân dân Ba Chẽ thay đổi tư duy thoát nghèo và làm giàu từ kinh tế rừng Đây là chỉ đạo được đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh trong buổi kiểm tra tình hình phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh, bền vững tại huyện Ba Chẽ vào ngày 18/9. Cùng đi có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị...