Cây sau sau – vị thuốc đa năng bị nhầm phong lá đỏ ở Việt Nam
Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn (Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thường bị nhầm là cây phong lá đỏ khi chuyển sang màu đỏ đẹp mắt vào mùa đông. Thực chất đây là cây sau sau, một loài cây bản địa của Việt Nam.
Cây sau sau thường bị nhầm với phong lá đỏ ở khu Ngoại giao đoàn còn có tên sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm, là cây bản địa của vùng Trung, Nam – Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam, Lào.
Ở Việt Nam, cây sau sau tập trung nhiều ở vùng núi thấp và trung du, không tìm thấy ở các tỉnh phía nam. Sau sau thuộc loại cây gỗ, thường mọc ở ven rừng, rừng thứ sinh, đổi và quanh bờ mương rẫy.
Lá cây sau sau có hình dạng khá giống lá phong, để phân biệt người ta dựa vào thùy lá: lá sau sau xẻ thành 3 thùy và lá phong có 5-6 thùy tùy sinh cảnh sống. Ngoài ra cây sau sau có quả, trong khi phong lá đỏ không có.
Lá sau sau chứa nhiều tanin. Các tanin thay đổi theo mùa như telimagrandin II là thành phần chủ yếu vào đầu mùa xuân, trong khi đó casuarinin và pedunuculagin là tanin chính vào mùa thu. Các tanin C. glucosidic và oligomeric, chất hertellin tác dụng ức chế khối u.
Cây sau sau có đường kính thân 20-30cm, cao khoảng 6-7m. Cây sau sau tươi tốt vào mùa xuân sang hè, bắt đầu chuyển màu đỏ dịp cuối thu sang đông
Quả của cây sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm và nhiều công dụng chữa bệnh. Quả của cây có thể khử phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh, chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tiểu khó, mề đay, viêm da, chàm,….
Lá của cây sau sau có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, ra máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema.
Nhựa của cây sau sau cũng có tác dụng chữa bệnh như trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, ra máu cam; dùng ngoài bôi chữa vết thương ra máu.
Video đang HOT
Không những thế, nhựa của cây còn được dùng uống để trị mụn nhọt và đau răng. Rễ cây sau sau vị đắng tính ấm, chữa thấp khớp và đau răng.
Trong y học cổ truyền và dân gian Trung Quốc, sau sau được dùng làm thuốc giảm đau và sát trùng. Dùng uống trị viêm ruột và lỵ, trực khuẩn, phối hợp với các vị khác làm thuốc long đờm trong điều trị lao.
Một số bài thuốc của cây sau sau được lưu truyền như: nhựa cây sau sau đốt cháy, phần còn lại tán nhỏ, bôi vào chỗ đau để trị sâu răng, đau răng.
Đun tan 40g nhựa cây sau sau, 40g nhựa thông, 10g sáp ong, 10g dầu vừng, đánh đều cho loãng, để nguội phết lên giấy, dán vào chỗ đau để chữa mụn nhọt, vết thương do bị đánh, phong thấp sưng đau.
Trời trở lạnh đột ngột dễ gây ngứa ngoài da và nổi mề đay
Mùa đông, thời tiết lạnh thường kèm theo hanh khô, cơ thể ít tiết mồ hôi và các axit hữu cơ là nguyên nhân tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về da như: khô da, ngứa, chàm, vẩy nến...
Do đó, mọi người cần chú ý chăm sóc da đúng cách để phòng ngừa mắc và tái phát.
Nứt gót chân
Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Căn bệnh này thường ít được mọi người quan tâm đúng mức vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nhưng khi gặp một số điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây ra máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.
Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, đó là: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân... làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt.
Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó "dạt" sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân... khiến gót chân rất dễ bị nứt.
Bệnh chàm
Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, thường gặp ở những người bị dị ứng và hen suyễn. Biểu hiện của bệnh là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vẩy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chàm xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi, còn gọi là chàm sữa. Khi bị chàm sữa, trẻ có biểu hiện khởi đầu là mảng hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán nhưng không có ở mắt, mũi. Bệnh nặng có thể lan đến mặt, dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng. Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.
Để hạn chế tái phát bệnh chàm, cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Cho trẻ uống nhiều nước, vệ sinh kỹ vùng mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Không cho trẻ mặc đồ quá chật bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Cắt ngắn móng tay để tránh trẻ gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nên đi găng tay cho trẻ để hạn chế cào, gãi. Không nên tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc bôi có chứa corticosteroids.
Mùa đông, các bệnh về da dễ tái phát.
Mề đay do lạnh
Một số người khi tiếp xúc không khí lạnh (dân gian gọi là ra gió) sẽ bị nổi sẩn, mảng màu đỏ, kích thước từ vài cm đến lớn như dề cơm cháy, phù nề, ngứa dữ dội, xuất hiện vài giờ rồi biến mất. Sau đó lại nổi những mảng mới ở vị trí cũ hoặc chỗ khác. Những người dễ bị nổi mày đay thường có cơ địa nhạy cảm, do vậy, để phòng bệnh, cần lưu ý: Luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh ăn thức ăn, uống các loại thuốc đã gây dị ứng, thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn sử dụng mỹ phẩm phù hợp, phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại...
Ngứa do lạnh
Ngứa ngoài da là một trong những bệnh về da thường gặp vào mùa đông. Biểu hiện ngứa có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nhiều người ngứa không chịu được nên gãi làm trầy xước da, ra máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn.
Ngoài các nguyên nhân gây ngứa do viêm da như: mày đay, vẩy nến, á sừng, mụn nhọt... thì hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường, da tiết ra những chất hữu cơ như axit organic cùng với mồ hôi. Các axit hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axit hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.
Ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Nhưng thường khi thời tiết ấm lên thì hiện tượng ngứa cũng giảm hoặc chấm dứt. Để hạn chế bị ngứa, cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn... để da sạch, thông thoáng.
Khi tắm, chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm. Đặc biệt, những người bị ngứa thường hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Khi tắm xong, cần lau khô nước bằng khăn bông mềm, sau đó bôi kem dưỡng ẩm phù hợp lên da.
Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước, gây nhiễm trùng, viêm da.
Bệnh vẩy nến
Vẩy nến là bệnh về da thường gặp vào mùa đông, chủ yếu là các thương tổn da, kèm theo ngứa ngáy khó chịu, điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến, vì vậy có tên gọi là vẩy nến. Vị trí hay gặp là khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông.
Tuy nhiên, sau một thời gian tiến triển, các thương tổn có thể lan ra toàn thân. Bệnh vẩy nến diễn tiến dai dẳng, có thể gây ra biến chứng viêm, biến dạng khớp xương. Do đó, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa tái phát bằng cách giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, uống đủ nước để da không bị khô ráp, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại. Hạn chế bia, rượu, thuốc lá. Đặc biệt, người bệnh không được tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn đã giảm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cách tốt nhất là giữ cho da không bị mất nước, luôn luôn có độ ẩm thích hợp. Do đó, vấn đề sử dụng thuốc làm ẩm da là quan trọng nhất. iều cần lưu ý là nồng độ thuốc sử dụng phải thích hợp với vùng da bị tổn thương. iển hình như khô da ở mặt có thể dùng những loại dầu làm ẩm dành cho trẻ em nhưng ngược lại, nếu nứt gót chân, nên sử dụng những thuốc có chứa urê nồng độ cao từ 20% trở lên (có phối hợp với acid lactic càng tốt).
Uống vitamin A liều cao cũng có tác dụng tốt trên sự sừng hóa, nhất là những bệnh da có sẵn như chàm tăng sừng nứt nẻ, da vẩy cá. Một số loại thuốc chống ngứa thường không có tác dụng trong những bệnh khô da hoặc da vẩy cá mà chỉ có tác dụng trong trường hợp mề đay do lạnh hoặc có hiện tượng chàm hóa.
Cần lưu ý, không được dùng thuốc không rõ tác dụng, thuốc truyền miệng, xà phòng không thích hợp. Phải uống nhiều nước, mặc áo, quấn khăn đủ ấm trong mùa lạnh.
Trị chứng ngứa mùa đông bằng bài thuốc Nam
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh mạn tính thường dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi cũng có thể gây ngứa. Mặt khác, người có sức đề kháng yếu, không chịu được rét, khi trời trở lạnh buộc phải mặc nhiều quần áo ảnh hưởng đến quá trình hô hấp bình thường của da.
Theo y học cổ truyền, để phòng trị chứng ngứa trong mùa đông, không nên tắm quá nhiều, mỗi tuần tắm 2-3 lần là đủ. Không nên tắm nước quá nóng và các loại sữa tắm, xà phòng có độ kiềm cao; giữ độ ẩm thích hợp trong phòng... Với biểu hiện ngứa, bong vảy, ngứa nhiều về đêm, đặc biệt trong những ngày rét đậm... có thể sử dụng một trong số những bài thuốc sau:
Bài 1: gừng khô 9g, hồng táo 10 quả, quế chi 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liền trong 7-10 ngày.
Bài 2: đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi thứ 15g, đan sâm 20g, phòng phong, kinh giới, bạch tật lê mỗi thứ 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
Bài 3: dạ giao đằng 50g, khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, kinh giới 30g, hoa tiêu 5g. Sắc uống. Ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
Bài 4: quế chi 6g, bạch thược 12g, đương quy 10g, gừng sống 3 miếng, hồng táo 10 quả, cứu cam thảo 5g. Ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
Bài 5: đương quy 10g, quế chi 10g, bạch thược 10g, tế tân 3g, cam thảo 5g, mộc thông 6g, ngô thù du 3g, gừng sống 9g. Ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
Dạ giao đằng phối hợp với một số vị thuốc khác, sắc uống trị ngứa da.
Dược thiện (món ăn bài thuốc)
Bài 1: thịt lươn 30g, hồng táo 15g, gạo tẻ vừa đủ, nấu cháo ăn hàng ngày.
Bài 2: thịt dê 200g, hoa tiêu 3g, gừng sống 15g, đương quy 30g. Hầm mềm.
Bài 3: sơn tra 15g, đương quy 15g, hồng táo 10g. Nấu ăn.
Thuốc dùng ngoài
Bài 1: vỏ chuối tiêu sắc lấy nước thấm vào khăn bông rồi chườm vào chỗ ngứa hoặc dùng mặt trong của vỏ chuối đắp trực tiếp vào chỗ ngứa.
Bài 2: lá đào tươi 30g, sắc lấy nước cốt, buổi tối trước khi đi ngủ lấy bông thấm nước cốt bôi vào chỗ ngứa.
Bài 3: gừng tươi 250g, rượu trắng 500ml. Gừng đem rửa sạch, thái lát, ngâm trong rượu 3-5 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thứ rượu này, bôi, chấm vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.
Đối phó với phát ban dị ứng do stress Căng thẳng cảm xúc (stress) có thể ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể. Một trong những ảnh hưởng của stress là nguy cơ dị ứng, có thể gọi là phát ban do căng thẳng, thường xuất hiện dưới dạng mề đay nổi trên ngực, cổ hoặc vùng mặt. Mề đay (còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch...