Cây sanh ‘Đại thế vân tùng’ với chậu dát vàng, giá 20 tỷ của nghệ nhân Nam Định
Cây sanh Nam Điền có tên Đại thế vân tùng được chủ nhân định giá lên tới 20 tỷ đồng đang trưng bày tại triển lãm ở Thái Bình.
Triển lãm sinh vật cảnh tại làng vườn Bách Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra từ ngày 29/4 đến 3/5 đã thu hút sự tham gia của nhiều nghệ nhân yêu cây cảnh trên cả nước.
Nổi bật tại triển lãm lần này là tác phẩm sanh thế mang tên Đại thế vân tùng, được xem là độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Cây sanh Đại thế vân tùng tại triển lãm. (Ảnh: Lao Động)
Cây sanh Đại thế vân tùng được chủ nhân là anh Phan Văn Thái ( chủ nhà vườn Văn Thái, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) gửi tại nhà vườn của một người bạn tại xã Bách Thuận để chăm sóc và tiện di chuyển.
Trò chuyện với VTC News sáng 1/5, anh Thái cho biết tác phẩm Đại thế vân tùng của anh có tuổi thọ khoảng 75 năm tuổi được anh mua cách đây 3 năm từ một nhà vườn tại Thái Bình. Cây sanh này có chiều cao 3,6m, chiều ngang là 2,9m. Từ nhiều năm nay, cây sanh đã nức tiếng trong làng cây cảnh cả nước.
Phân tích kỹ hơn về tác phẩm chục tỷ của mình, anh Thái cho biết lý do đặt tên là Đại thế vân tùng bởi “đại thế” là chỉ một cây cảnh có dáng to và cao lớn. Bên cạnh đó, những bông tay, tán cây được ví như những đám mây bay nên trong tên có thêm một chữ “vân”. Cuối cùng, toàn thể cây sanh này có dáng đứng hiên ngang và thẳng như cây tùng cây bách nên chữ cuối cùng của tên anh đặt thêm chữ “tùng”.
Anh Phan Văn Thái và tác phẩm Đại thế vân tùng dự triểm lãm năm 2018. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ngoài cái tên mỹ miều trên, tác phẩm này còn một tên khác mà được nhiều người yêu cây cảnh biết tới đó là cây “bể dát vàng”. Bởi ngoài vẻ đẹp của mình, tác phẩm còn ngự trên một chiếc bể được anh Thái dát hơn 5 cây vàng 9999 với tổng giá trị thời điểm vài năm trước lên đến 185 triệu đồng. Hiện chiếc bể dát vàng này vẫn luôn gắn liền với cây.
Hiện tại, anh Thái dự tính sẽ trung bày cây ở triễn lãm sinh vật cảnh Bách Thuận thêm 5 ngày nữa trước khi đưa về vườn của người bạn.
“Trước khi cây được đưa đi triển lãm, giá trị của nó khoảng 20 tỷ đồng. Từ hôm triển lãm đến giờ cũng rất nhiều người gọi điện để hỏi và trả giá, tuy nhiên tôi vẫn chưa tìm được người muốn mua cây như mong muốn. Giá trị của cây theo thời gian sẽ còn tiếp tục tăng cao“, anh Thái nói.
Cũng theo anh Thái, anh có thể sẽ không bán tác phẩm của mình cho người trả giá cao nhất. Bởi với anh, ngoài giá trị về kinh tế, tác phẩm Đại thế vân tùng còn có giá trị về thời gian và nghệ thuật. Là người sở hữu, anh coi nó như là viên ngọc báu, đứa con tinh thần của mình. Anh hy vọng có người sẽ hiểu được về cây và yêu tác phẩm của anh thật sự: ” Nó như một báu vật, mình mà giao cho một người không am hiểu và biết chăm sóc thì giá trị của nó sẽ mất đi. Mấy chục năm, thậm chí cả một đời người mới có thể có được một tác phẩm như thế, tôi muốn ai sở hữu nó phải thật yêu và trân trọng nó”.
Ngoài cây Đại thế vân tùng, anh Thái cũng sở hữu nhiều tác phẩm khác có giá trị hàng chục tỷ đồng.
Ngoài tác phẩm Đại thế vân tùng, tại nhà vườn của mình ở làng cây cảnh Điền Xá (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) anh Thái trưng bày những tác phẩm tâm huyết, cũng được coi là có không hai tại Việt Nam như cây Tùng kim có tuổi đời 365 năm tuổi mà anh làm làm chứng nhận gia phả cho cây; cây sanh Nam Điền có dáng Long Thăng (con rồng đang bay) có tuổi đời 65 năm tuổi, trị giá 12 tỷ đồng.
Cây Sanh: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc đúng kỹ thuật
Cây Sanh là giống cây cảnh quý giá, được rất nhiều người ưa chuộng bởi kiểu dáng đẹp mắt cùng giá ý nghĩa cao trong phong thủy. Cùng tìm hiểu đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật trong bài viết sau.
Cây Sanh là loài cây gì?
Video đang HOT
1. Nguồn gốc
Cây Sanh hay còn được gọi là cây Xanh, cây Gừa,... là loài cây thuộc họ Dâu Tằm, có tên khoa học là Ficus benjamina L. Đây là loài cây có nguồn gốc tại các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,... Tại Việt Nam, cây Sanh là loài cây lâu năm, nằm trong bộ Tứ Linh cùng với cây Đa, cây Si, cây Sung. Do đó mà cây Sanh rất được ưa chuộng để trồng làm cây phong thủy hoặc cây cảnh bonsai trang trí.
Hình ảnh của cây Sanh cảnh
2. Đặc điểm
Cây Sanh là cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, chiều cao trung bình mà cây có thể đạt là từ 15-20m. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh, cho ra nhiều cành lá và nhánh, nhờ đó mà tán lá của cây rất rậm rạp và um tùm, vô cùng xanh tốt. Bên cạnh đó, phần rễ cây mọc ra và hình thành trong đất, cây khá mềm và dễ uốn nắn để tạo thành các dáng thế đẹp mắt.
Cây Sanh ưa trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, sinh trưởng tốt nhất khi mùa mưa đến. Do đó mà cây yêu cầu sự chăm sóc cao, cần tưới nhiều nước và có khả năng chịu ngập úng tốt. Cây Sanh ngoài ra cũng có khả năng cho ra quả, quả của cây thường có màu vàng khi chín, bên trong chứa hạt.
Phân loại cây Sanh cảnh phổ biến hiện nay
Cây Sanh cảnh hiện nay được chia làm nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào kiểu dáng và kích thước của chúng. Sau đây là một số loại cây Sanh phổ biến nhất trên thị trường:
1. Cây Sanh Hải Hậu
Là giống cây Sanh cảnh vô cùng nổi tiếng của vùng đất Nam Định. Loại cây Sanh cảnh này có phần thân và cành lá khá to lớn hơn nhiều giống cây khác. Chính vì lẽ đó mà giống cây Sanh Hải Hậu lại được nhiều người lựa chọn vì cây có kiểu dáng đẹp, lại có thế cây vững chắc, màu sắc bắt mắt và dễ uốn nắn để tạo kiểu.
2. Cây Sanh Nam Điền
Là giống cây Sanh cảnh có lá màu xanh biếc vô cùng đẹp mắt, bên cạnh đó giống cây Sanh Nam Điền có thể thay đổi màu sắc của thân cây theo năm tháng. Cây trồng càng nhiều năm thì màu của cây lại có màu đồng, đặc biệt cây giữ thế dáng rất lâu mà không bị thay đổi.
3. Cây Sanh Miền Nam
Đây là tên gọi chỉ chung cho những giống cây Sanh cảnh sinh trưởng và phát triển nhiều ở khu vực Tây Nam Bộ của nước ta. Giống cây này sẽ có lá nhỏ hơn so với các giống cây Sanh cảnh ở miền Bắc, màu của thân cây cũng thay đổi từ xanh thẫm sang màu trắng đốm khi đã có nhiều tuổi.
4. Cây Sanh lá mỏng
Là giống cây Sanh cảnh có nguồn gốc thuộc vùng Hoài Đức của Hà Tây cũ nay thuộc địa phận Hà Nội. Giống cây này có khả năng phát triển xanh tốt quanh năm, lá mọc đẹp, nhưng khá mỏng và um tùm, thân cây gồ ghề, sần sùi. Lá cây khi còn non thường có màu trắng ngà, phần đầu của lá uốn cong như mũi hài, cho nên giống cây Sanh cảnh này còn có tên gọi khác là cây Sanh mũi hài.
5. Cây Sanh Thái Nguyên
Là giống cây Sanh có nguồn gốc từ Thái Nguyên. Chúng có một đặc điểm rất dễ nhận biết, đó là phần lá của cây tuy khá to nhưng lại rất mỏng, khác hẳn so với giống cây Sanh Nam Điền và cây Sanh lá mỏng.
6. Cây Sanh Ninh Bình
Là giống cây Sanh cảnh nổi tiếng xuất xứ từ vùng đất Ninh Bình. Khi cây còn non thì sẽ có thân màu xanh, khi cây nhiều tuổi thì màu cây sẽ bạc màu dần và có đốm trắng xuất hiện trên thân trông rất đẹp. Lá cây Sanh Ninh Bình khá nhỏ và có dạng hình trái tim vô cùng độc đáo.
Công dụng của cây Sanh
Cây Sanh là loài cây có kích thước to lớn lên đến hàng chục mét, cùng với đó là cành lá của cây rất nhiều và rậm rạp. Do đó mà cây Sanh có thể được trồng làm cây che bóng mát, giúp cung cấp nguồn không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời cây sẽ giúp làm sạch không khí, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có hại.
Bên cạnh đó, do thân cành của cây khá mềm cho nên cây Sanh hoàn toàn có thể uốn nắn để tạo thành các thế cây vô cùng độc đáo, phục vụ cho mục đích làm cây cảnh, cây bonsai trang trí. Đã có rất nhiều gia đình kinh doanh cây cảnh đã kiếm rất nhiều tiền chỉ nhờ vào việc trồng cây Sanh và tạo kiểu dáng độc đáo cho chúng.
Ý nghĩa của cây Sanh trong phong thủy
Cây Sanh nằm trong bộ Tứ Linh cùng với cây Đa, cây Si, cây Sung. Do đó mà nó có rất nhiều giá trị ý nghĩa trong tâm linh và phong thủy. Với số lượng cành lá um tùm và rậm rạp của mình, cây Sanh tượng trưng cho sự giàu sang, tiền bạc đủ đầy, tài lộc dồi dào như nước. Ngoài ra, các chuyên gia về phong thủy còn khuyên rằng, nên trồng từ 2 cây Sanh cảnh trở lên chứ đừng chỉ trồng duy nhất 1 cây, như vậy sẽ có lợi cho phong thủy và cân bằng âm dương tốt hơn.
Cách trồng cây và chăm sóc cây Sanh đúng kỹ thuật
1. Phương pháp trồng
Cây Sanh có thể được trồng thông qua phương pháp gieo hạt truyền thống hoặc phương pháp giâm, chiết cành. Tuy nhiên nếu dùng phương pháp gieo hạt, cây sẽ rất lâu mới có thể phát triển và tỷ lệ cây non chết yểu sẽ rất cao. Do đó với những người trồng cây cảnh lâu năm họ thường lựa chọn phương pháp giâm, chiết cành từ cây mẹ khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp tối đa thời gian sinh trưởng, phát triển của cây cũng như công sức chăm sóc của người trồng.
2. Chọn loại đất trồng
Cây Sanh là giống cây trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc nhiệt đới gió mùa ẩm. Vậy nên chúng phù hợp với nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn các loại đất thịt, có nhiều mùn, có thể pha cát, không nên chọn đất pha sét bởi có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây.
3. Điều kiện ánh sáng
Cây Sanh ưa ánh sáng thiên nhiên để giúp cành lá phát triển tươi tốt và sum suê. Do đó bạn hãy trồng cây tại những nơi có ánh sáng tự nhiên mạnh, thoáng mát nhé.
Cây Sanh phát triển tươi tốt và đẹp mắt nếu được chăm sóc tốt
4. Điều kiện nước tưới
Cây Sanh khá ưa ẩm, chúng cần được tưới đều đặn ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối để có thể sinh trưởng tốt và khỏe mạnh. Đặc biệt cây Sanh phát triển tốt nhất khi vào mùa mưa.
5. Bón phân
Cây Sanh không nhất thiết phải bón phân nhằm kích thích cây phát triển nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng cần thiết vì loài cây này không cần đến phân bón để sinh trưởng. Bạn nên thực hiện bón lót ít nhất 1 năm/lần vào giai đoạn trước mùa mưa diễn ra nhằm giúp cây có thể phát triển tốt nhất.
6. Phòng ngừa sâu bệnh
Do là giống cây thân gỗ cổ thụ, cho nên không tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bệnh có thể làm tổ, đục lỗ trên thân cây Sanh. Do đó bạn cần thường xuyên quan sát nhằm có các biện pháp phòng ngừa như phun thuốc, bôi vôi,...
Cây Sanh hợp mệnh gì, tuổi gì?
Cây Sanh phù hợp nhất để trồng đối với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Những người thuộc hai cung mệnh này khi trồng cây Sanh sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong sự nghiệp cũng như thu hút nhiều tài lộc, thịnh vượng về với bản thân.
Cây Sanh có nên trồng trước cửa nhà hay không?
Do là giống cây phong thủy có giá trị cao, cho nên việc trồng cây Sanh cảnh trước nhà là hoàn toàn có ích. Điều này sẽ giúp mang lại nguồn vượng khí, sự may mắn, tài lộc dồi dào về cho gia chủ. Tuy nhiên bạn nên tránh việc trồng cây Sanh ngay tại lối đi lại chính của ngôi nhà. Vì như thế sẽ vô tình cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong ngôi nhà, góp phần khiến gia chủ mất đi tài lộc, sự may mắn.
Cách tạo tán lá cực đẹp cho cây Sanh
Thông thường, để tạo kiểu tán lá cho cây Sanh, người ta thường dùng 4 kiểu tạo tán lá sau đây:
1. Kiểu tán lá tròn đầy
Phần cành và thân cây sẽ được uốn nắn sao cho chúng tạo thành các tầng tán lá xòe rộng. Sau khi uốn xong người ta sẽ sử dụng dây thép để cố định kiểu cho cây.
2. Kiểu tán lá thoáng
Kiểu tán lá này yêu cầu bạn phải cắt tỉa bớt tán lá của cây Sanh nhằm khiến phần tán lá trở nên thoáng hơn thay vì rậm rạp như ban đầu.
3. Kiểu tán lá phá cách
Kiểu tán lá này phụ thuộc chủ yếu vào con mắt thẩm mỹ của từng người trồng. Từ đó sẽ tạo ra được những kiểu tán lá cho cây Sanh vô cùng độc đáo và đẹp mắt.
4. Kiểu tán lá truyền thống
Là kiểu tạo tán lá sao cho phần mặt trên của tán lá có hình tròn, còn mặt phía dưới thì bằng phẳng, các phần bóng tán lá phải cùng nằm chung một mặt phẳng với nhau để tạo ra sự đồng đều cho kiểu dáng của cây.
Bên trong căn hộ giá 5 triệu USD của 'Thiên nga Australia' Nicole Kidman Keith Urban và Nicole Kidman là một cặp sao quốc tế sở hữu những ngôi nhà sang trọng ở các thành phố khác nhau trên toàn cầu, từ Nashville đến Beverly Hills, New York đến Australia. Keith Urban và Nicole Kidman kết hôn vào năm 2006 và kể từ đó, cặp đôi đã phát triển một danh mục đầu tư bất động sản...