Cây sắn 10 năm tuổi, tán rộng hơn 3 m
Được cho là khoảng 10 năm tuổi, cây mì (sắn) có thân láng nhẵn gần như cây gỗ, nhánh trổ thành tán rộng hơn 3 m, củ lộ lên mặt đất.
“Bản thân tôi cũng bất ngờ vì không nghĩ cây mì có tán rộng mọc trong vườn nhà mình. Nó sống được lâu năm là do nép sát vào bức tường gạch, không ai quan tâm”, anh Nguyễn Văn Quý (ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết.
Theo anh Quý, trong vườn nhà anh thường hay trồng mì nhưng vì gia đình không có thời gian làm vườn, nên thu hoạch không đúng vụ. Một số cây mì phát triển tự nhiên trong vài năm. Vừa qua, một người hàng xóm thắc mắc là nhà trồng cây gì to lớn, trông có vẻ giống cây mì nên anh ra vườn xem thử.
Cây mì cao hơn 4 m, vượt hẳn mái nhà. Ảnh: Xuân Mai
Thực tế, mới nhìn vào không ai nghĩ đó là cây mì, phần thân cao hơn 4 m, to hơn bắp tay người lớn, nửa dưới lâu năm các đốt mắt hầu như không còn nên thân cây mì tròn nhẵn. Ở phần trên, nhiều nhánh lâu ngày mọc thành tán rộng hơn 3 m.
Ba củ mì lớn lộ lên mặt đất, đường kính bình quân mỗi củ hơn 10 cm, ngoài ra vẫn còn nhiều củ lớn mọc cắm sâu xuống dưới đất.
Anh Quý cho hay, bức tường gạch được xây hơn 10 năm. Lúc thi công, thợ xây vạc ngang cây mì. Kể từ lúc đó, cây mì mọc chồi, phát triển nương vào bức tường và tồn tại đến nay.
Cây mì ‘khổng lồ’ có củ đường kính hơn cm. Ảnh: Xuân Mai
“Đây là loại mì đỏ mà nông dân thường trồng, tuy nhiên chưa bao giờ tôi thấy có cây mì nào to lớn, sống lâu kỷ lục như vậy”, một người hàng xóm lớn tuổi của anh Quý nhận định.
Xuân Mai
Theo VNE
Các món lẩu ngon mời gọi ngày trở gió
Trời trở lạnh, những nồi lẩu nóng hổi với nhiều hương vị khác nhau sẽ đem lại cảm giác thích thú và ngon miệng.
Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn
Để làm được món lẩu đầu hấp dẫn này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây nhé.
Video đang HOT
- Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
- Sườn sụn: 500g
- Bắp bò: 500g
- Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt... Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.
- Bún sợi nhỏ.
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách pha chế nước dùng, sơ chế nguyên liệu như thế nào, bạn có thể xem tại đây
Lẩu nấm
Món lẩu nấm thanh ngọt sẽ giúp cân bằng lại cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho nhịp sống ngày càng hối hả và bận rộn.
Nguyên liệu cho món lẩu nấm không cần quá cầu kì, bạn chỉ việc chuẩn bị như dưới đây. Tuy nhiên, nếu đông người bạn có thể tăng số lượng nguyên liệu sao cho phù hợp là được.
- 300g xương heo
- 100g nấm kim châm; 100g nấm đông cô; 100g tôm tươi; 100g tàu hũ tươi (váng đậu); 100g chả xoắn của Nhật; 100g bắp non
- 1 bó nhỏ rau tần ô (cải cúc); 10g muối; 50g bột nêm; 1kg bún
Để xem cách làm chi tiết lẩu nắm như thế nào, xem tại đây nhé.
Lẩu nướng
Làm lẩu nướng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian để ninh nước dùng như ăn lẩu nước, chỉ cần bạn lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, khéo léo tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng sẽ có một bữa ăn vô cùng hấp dẫn.
Lẩu nướng là một loại hình ăn uống khá mới mẻ và sáng tạo trong vài năm gần đây với sự xuất hiện của rất nhiều nhà hàng lẩu nướng từ sang trọng cho đến các quán nướng bình dân vỉa hè.
Trời lành lạnh được ngồi quay quần bên bếp nướng ấm áp, tự tay gắp thức ăn đặt lên bếp, lật qua lật lại vài ba lần là đã được thưởng thức những miếng nướng vừa đậm đà vừa thơm ngon. Cách làm lẩu nướng không khó.
Chuẩn bị:
Thực đơn cho món nướng khá đa dạng, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Thông thường lẩu nướng sẽ gồm có những thứ sau:
- Thịt ba chỉ, sườn thăn non
- Lòng non, dạ dày
- Thịt bò
- Các loại hải sản như tôm, mực trứng, ngao, sò
- Nấm sò, nấm kim châm...
- Các loại củ quả nướng kém: bí đỏ, hành tây, cà chua, đậu bắp, ngô...
- Gia vị: xì dầu (nước tương), gia vị chanh ớt.
- Rau thơm, dưa chuột để ăn kèm. Đồ nướng có thể ăn cùng với bánh mỳ.
- Chảo gang, bếp cồn hoặc bếp ga. Bạn có thể dùng vỉ nướng nướng trên bếp than hoa.
Xem tại đây để được hướng dẫn cách làm chi tiết.
Lẩu nấm chim câu
Chim câu là loại thực phẩm bổ dưỡng không chỉ nấu được các món ăn ngon như hầm, quay, tần, nấu cháo, nướng... mà còn có thể trở thành nguyên liệu lẩu rất hấp dẫn.
Nguyên liệu làm lẩu nấm bao gồm:
- Xương cục hoặc xương ống: 500g
- Chim bồ câu: 2-3 con tùy số lượng người ăn
- Nấm các loại
- Một gói các vị thảo mộc mua trong siêu thị
-Cà rốt, cà chua, củ cải, hạt sen, củ sen, dứa (thơm), ngô ngọt, khoai môn, gừng, sả, tỏi,ớt.
- Rau muống hoặc ngải cứu, cải thảo, đậu bắp... đậu phụ.
Xem tại đây để được hướng dẫn cách làm chi tiết.
Theo T.H
Khám phá
3 quán cháo lòng lâu năm của Sài Gòn Cháo tiều cô Út, cháo lòng cô Ba... điều có điểm chung là bán lâu năm, gần các khu chợ sầm uất, tô cháo đầy đặn, giá cao và đông khách. Nằm trong hẻm 51 đường Cao Thắng, quận 3, TP HCM, cháo Tiều cô Út từ lâu là quán cháo quen thuộc với người dân khu vực chợ Bàn Cờ và thực...