Cây sả trị rối loạn kinh nguyệt
Đây là bài thuốc quý cho các cặp vợ chồng hiếm muộn do vấn đề rối loạn kinh nguyệt và những vợ chồng đang chuẩn bị mang thai.
Đặc điểm của cây sả
Sả là một loại cỏ thuộc họ lúa, có tên khoa học là Cymbopogon citratus, toàn thân cây có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh.
Trong dân gian, cây sả còn được gọi là cây tranh thơm hoặc hương mao. Sả rất dễ trồng (có thể trồng ngay trong những chậu trồng cây cảnh) và hầu như chúng ta đều có thể mua được ở khắp các chợ.
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…
Công dụng trị rối loạn kinh nguyệt của cây sả
Lý luận y học cổ truyền chỉ rõ: rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện “bất điều” và “bất thông”. Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư.
Cây sả có tác dụng giảm bớt đau bụng kinh (ảnh minh họa)
Ngoài ra trong mỗi phương diện trên có thể kiểm chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi, do nguyên nhân bên trong cơ thể, hay điều kiện sống (tự nhiên, xã hội), thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên.
Video đang HOT
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho kinh nguyệt được điều hòa.
Những công dụng khác của cây sả
Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu, làm thuốc bổ giúp ăn ngon và làm giảm co thắt. Tinh dầu sả chống sình bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, chỉ cần 3 – 6 giọt tinh dầu nghiền chung với một ít siro thành một hỗn hợp dạng sữa rồi uống sẽ tống được hơi ra ngoài. Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi (ảnh minh họa)
Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu, lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Chữa ghẻ, lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão rồi đắp ngay lên những chỗ bị ghẻ, làm vài lần trong ngày. Tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm, được áp dụng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài da.
Theo SKDS
"Tạm biệt" rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ thường cho rằng kinh nguyệt thất thường là do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, stress, tác dụng phụ của thuốc tránh thai... nên rất dễ bỏ qua. Thật ra, đây chính là dấu hiệu báo động đỏ cho sức khỏe sinh sản của bạn.
Hầu như chị em phụ nữ nào cũng đã từng gặp phải các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để có hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời.
Đa dạng nguyên nhân
Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến phụ nữ từ độ tuổi sinh sản đến trung niên hoặc mãn kinh. Những vấn đề dễ nhận biết nhất là đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, hội chứng tiền kinh nguyệt... Mỗi biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường đem đến cho phụ nữ những phiền toái nhất định trong cuộc sống, nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố, bệnh lý và lối sống không lành mạnh gây ra.
Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến phụ nữ từ độ tuổi sinh sản
Đau bụng kinh
Đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt của tử cung. Chính prostaglandin - một hoạt chất giống như hormone do các tế bào niêm mạc tử cung sản sinh và tuần hoàn trong máu là thủ phạm gây ra sự co thắt này.
Kinh nguyệt không đều
Được biểu hiện ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của phụ nữ, từ lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tới thời kỳ tiền mãn kinh (40-50 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do trứng không rụng thường xuyên, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ estrogen, progesterone. Tuy nhiên, có thể còn do biểu hiện của một số bệnh lý như: tuyến giáp gặp vấn đề, rối loạn đông máu, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung...
Vô kinh
Vô kinh được chia ra làm 3 loại với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vô kinh nguyên phát có thể là do dị tật sinh dục bẩm sinh như: không có tử cung, không có âm đạo, buồng trứng không phát triển, màng trinh bịt kín. Còn suy buồng trứng sớm, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, rối loạn nội tiết, stress, tập thể dục quá sức, sụt cân đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ dẫn đến vô kinh thứ phát. Vô kinh sinh lý là tình trạng mãn kinh khi buồng trứng đã ngưng hoạt động.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Là những thay đổi về sinh lý và cảm xúc xuất hiện khoảng 5-7 ngày trước khi có kinh. Biểu hiện thường thấy là đầy hơi, đau ngực, mệt mỏi, tay chân vụng về, dễ nổi giận, tâm trạng thất thường, mất tập trung... Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể trước ngày hành kinh và một số tác nhân như thiếu vitamin, ăn quá mặn hay uống rượu bia, cà phê.
Rôi loạn kinh nguyêt là do sự mất cân bằng hormone
Cần chủ động đối phó
Rối loạn kinh nguyệt thường gây khó khăn cho việc thụ thai và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể vì vi khuẩn dễ dàng tấn công gây ra các bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng... Vì vậy, người bệnh phải chủ động phát hiện bệnh, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Cách thông thường nhất có thể giúp các chị em sớm phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục, rối loạn nội tiết tố hay biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là đi khám phụ khoa định kỳ (1 lần/ năm nếu chưa lập gia đình). Bên cạnh đó, khám phụ khoa định kỳ còn giúp phụ nữ tầm soát được những nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh rối loạn kinh nguyệt bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, chăm tập thể dục và thư giãn để giảm stress...
Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng thêm sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược như: cam thảo, hương phụ, trần bì, thục địa... để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Theo Gia đình
6 thời điểm dễ chết vì đau tim Các cơn đau tim có nguy cơ xảy ra vào những thời điểm dễ chủ quan như khi ngủ dậy, khi đi làm sáng thứ 2 hoặc khi đi đại tiện... 1. Khi ngủ dậy Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), nguy cơ đau tim tăng 40% vào buổi sáng. Khi tỉnh giấc, cơ thể sản sinh adrenaline và các loại...