Cấy que tránh thai lợi hay hại, tất tật những điều chị em nên biết
Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai mới và được đánh giá hiệu quả cao, đối tượng chỉ định rộng rãi.
Cấy que tránh thai hiệu quả thế nào?
Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên bộ môn phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, que cấy là phương pháp tránh thai dùng que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 5 năm.
Hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone: levonorgestrel hay etonogestrel. Số lượng que cấy có thể từ 1 đến 6 que tùy loại. Trên thị trường Việt Nam hiện tại, chỉ có một loại que cấy duy nhất có tên là Implanon, gồm 1 que, có tác dụng tránh trai trong 3 năm.
Bác sĩ Trung cho biết hiệu quả tránh thai từ việc cấy que khá cao. Hiệu quả ngừa thai của Implanon lên đến 99.95%. Tỷ lệ này gần như tương đương với phương pháp triệt sản nữ, tuy nhiên khả năng thụ thai sẽ hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng sau khi que cấy được lấy ra.
Tuy nhiên, nếu để que cấy quá thời gian được khuyến cáo, đối với Implanon là 3 năm, thì hiệu quả ngừa thai sẽ giảm đi.
Cũng như các biện pháp tránh thai có progesterone khác, que Implanon hoạt động dựa trên 2 cơ chế chính là làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung. Ngăn sự rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).
Phương pháp tránh thai bằng Implanon có thể áp dụng cho đa dạng đối tượng, từ các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi… có thể sử dụng Implanon an toàn. Các bà mẹ sau sinh, tốt nhất nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy.
Cấy que tránh thai: Những điều chị em phải biết
Có thể gây vô kinh
Theo TS Trung, cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, Implanon có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong vài tháng đầu người cấy que có thể có xáo trộn như rong kinh trên 8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì Implanon thường hay gây vô kinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn … Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.
Video đang HOT
Về tình trạng vô kinh, theo TS Trung, tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này. Vô kinh hiểu theo hướng tích cực là có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ hay không hạn chế họ trong các hoạt động vui chơi. Do đó không nên xem vấn đề này là một bất lợi khi cân nhắc sử dụng que cấy tránh thai.
Cấy que tránh thai và những điều cần biết
Cấy que tránh thai là hình thức cấy que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone được cấy vào dưới da. Sau khi thực hiện cấy que tránh thai thì các que cấy sẽ phóng thích dần lượng hormone vào cơ thể giúp ngừa thai kéo dài lên tới 5 năm.
1. Hiểu đúng về cấy que tránh thai
Que cấy tránh thai hay còn gọi là cấy que tránh thai là những ống nhỏ, chúng được làm bằng chất dẻo chứa thuốc tránh thai. Được sử dụng cấy que tránh thai dưới da tay không thuận của người phụ nữ.
Các thành phần có trong que cấy tránh thai gồm nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel. Đối với việc cấy que tránh thai sẽ đem lại hiệu quả sau 24 tiếng được cấy vào cơ thể người phụ nữ và có hiệu quả ngừa thai kéo dài từ 3 đến 5 năm.
Thực hiện cấy que tránh thai vào cơ thể, phụ nữ không cần sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.
2. Cơ chế tránh thai và hiệu quả của việc cấy que tránh thai
Đối với việc thực hiện cấy que tránh thai sẽ đem lại hai dựa theo 2 cơ chế chính:
- Cấy que tránh thai có tác dụng làm đặc chất nhầy cổ tử cung và giúp ngăn không cho tinh trùng đi vào buồng tử cung.
- Que tránh thai giúp ngăn cản quá trình rụng trứng ở hơn phân nửa các chu kỳ giúp quá trình ngừa thai diễn ra hiệu quả.
Que tránh thai được cấy ở vị trí tay không thuận - Ảnh Internet
Hiệu quả tránh thai của que tránh thai:
Que cấy tránh thai là biện pháp ngừa thai đáng tin cậy, điều này giúp ngừa thai với hiệu quả cho việc ngừa thai lên tới 99% và có tác dụng kéo dài 3 đến 5 năm sau 1 lần cấy.
Tuy nhiên, thực hiện cấy que tránh thai không giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
3. Cấy que tránh thai có đau không?
Giải đáp câu hỏi cấy que tránh thai có đau không? Thực tế rất nhiều phụ nữ cho rằng cấy que tránh thai rất đau vì cấy vào cơ thể. Đây cũng là biện pháp đưa vật lạ vào cơ thể và sẽ gây ra một vài cảm giác khó chịu, không thoải mái với vật lạ trong cơ thể.
Tuy nhiên, thực tế cấy que tránh thai không hề gây đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ. Việc cấy que tránh thai có đau hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Có nhiều người giống như đang đau một chút như kim châm rồi thôi. Nhưng có nhiều người cảm giác đau nhiều và tay cấy que tránh thai sẽ không thể làm việc nặng nhọc trong 1 đến 2 ngày đầu tiên.
Có nhiều trường hợp sau khi cấy không bị sưng tấy đỏ nhưng có người bị sưng tấy đỏ và chỗ cấy que tránh thai có thể đổi sang màu xanh đỏ, tím phụ thuộc vào mức độ tổn thương dưới da. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và có thể trở lại bình thường sau vào ngày hoặc vài tuần.
Tác dụng phụ của que tránh thai:
Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở phụ nữ khi cấy que tránh thai thường xảy ra một số xáo trộn nhẹ về chu kỳ kinh nguyệt như:
- Chu kì hành kinh thưa hơn, giảm dần lượng máu kinh.
- Có tới 30% phụ nữ sau khi thực hiện cấy que tránh thai gặp phải hiện tượng vô kinh.
- Làm giảm ham muốn tình dục.
- Khiến phụ nữ tăng cân bất thường.
Một vài tác dụng phụ khi cấy que tránh thai có thể xảy ra như khiến phụ nữ tăng cân bất thường - Ảnh Internet
- Bị đau đầu và căng tức ngực, tuy nhiên tác dụng phụ này ít người gặp phải.
Mặc dù que cấy tránh thai là biện pháp an toàn, đáng tin cậy giúp ngừa thai hiệu quả. Nhưng biện pháp tránh thai này không có tác dụng giúp phụ nữ phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
4. Đối tượng nào không nên cấy que tránh thai?
Biện pháp cấy que tránh thai có thể gây ra một vài vấn đề về sức khỏe. Do đó một vài đối tượng không nên cấy que tránh thai:
- Que cấy có chứa nội tiết nên những phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết không được sử dụng.
- Phụ nữ mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch.
- Phụ nữ bị ung thư vú, có tiền sử ra máu âm đạo bất thường hay rối loạn chức năng gan đều cần tìm đến bác sĩ để nhận tư vấn lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.
Có thể có thai trở lại sau khi lấy que tránh thai ra không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Sau khi cấy que tránh thai, nhiều phụ nữ lo lắng rằng khó có thai trở lại. Tuy nhiên, que cấy tránh thai là dụng cụ dễ tháo lắp. Khi phụ nữ có ý định mang thai trở lại thì chỉ cần đến gặp bác sĩ để tháo que tránh thai an toàn.
Sau khi tháo que tránh thai ra, hầu hết phụ nữ cấy que tránh thai trước đó đều có kinh nguyệt bình thường và có khả năng mang thai sau khi tháo que cấy tránh thai 1 tháng.
Nhiều phụ nữ "tá hỏa" vì cơ thể mang tinh hoàn của nam giới Có ngoại hình, bộ phận sinh dục nữ nhưng vô kinh ở tuổi dậy thì, nhiều bệnh nhân tá hỏa phát hiện cơ thể mang tinh hoàn của nam giới do hội chứng không nhạy cảm androgen rối loạn phát triển giới tính. Ảnh minh họa Đó là thông tin được TS Trần Thị Ngọc Anh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức...