Cây phủ đầy gai xưa bán hơn nửa triệu/kg, nay giá tụt dốc 70%, nông dân kêu trời
Ở Việt Nam, mặt hàng này hiện có giá chỉ từ vài chục nghìn/kg.
Giống cây mọc đầy gai nhọn tua tủa này thoạt nhìn có vẻ thật đáng sợ. Những chiếc gai này không chỉ dài, nhọn mà còn rất cứng, thậm chí có thể đâm thủng lốp xe đạp. Gai cây có thể đạt chiều dài hơn 15 cm, đường kính khoảng 0,3 – 1 cm.
Trẻ nhỏ ở nông thôn chắc hẳn sẽ phải e dè trước đám gai nhọn này, tuy nhiên với người lớn thì những chiếc gai lại mang đến nhiều công dụng hữu ích. Chúng chính là gai trên cây bồ kết.
Trong Đông y, gai bồ kết là một vị thuốc quen thuộc, được biết đến với tên gọi “tạo giác trâm” hoặc “tạo giác thích”. Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm xoang, tắc tia sữa, loại bỏ đờm, giảm sưng…
Tại Trung Quốc, gai bồ kết cũng được dùng làm dược liệu. Năm 2015, giá gai bồ kết sấy khô ở nước này lên đến 160 NDT/kg, tương đương hơn 547.000đ/kg. Vào thời điểm đó, gai bồ kết thu hoạch được chủ yếu là loại mọc tự nhiên, năng suất thấp và rất khó hái trong khi nhu cầu thị trường tăng cao.
Sau đó, do ngày càng có nhiều người trồng bồ kết nên số lượng gai bồ kết cũng tăng dần. Về cơ bản, cây có thể cho thu hoạch nhanh và đạt đỉnh sản lượng vào năm thứ tư sau khi trồng. Ngoài ra, cây bồ kết có tuổi thọ cao, có thể tồn tại hàng trăm năm, cho phép người trồng thu hoạch liên tục trong thời gian dài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những ưu điểm này lại khiến giá bán gai bồ kết tại Trung Quốc tuột dốc không phanh. Năm 2017, mức giá chỉ còn 70 NDT (239.000đ)/kg, sau đó giảm mạnh xuống dưới mức 40 NDT (137.000đ)/kg. Hiện tại ở Việt Nam, giá gai bồ kết khô cũng có giá khá rẻ, chỉ từ 50.000đ/kg.
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh gây tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ước tính hiện nay có khoảng 0,2 - 1,2% dân số Việt Nam đã và đang mắc bệnh viêm cột sống dính khớp.
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi các cơn đau lưng kiểu viêm lâu ngày. Nếu không được điều trị hiệu quả ngay từ đầu, bệnh sẽ gây cứng và dính khớp theo thời gian, khiến người bệnh không thể cúi người và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Thực tế, nhiều người chủ quan cho rằng đau lưng là bệnh thông thường nên rất chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Các nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, họ cho rằng sự tương tác phức tạp giữa yếu tố di truyền, tuổi tác và giới tính sẽ góp phần phát triển căn bệnh nguy hiểm này.
Viêm cột sống dính khớp cũng liên quan đến tuổi tác. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới, độ tuổi khởi phát thường nằm trong khoảng 17 - 45 tuổi, rất hiếm trường hợp bệnh khởi phát sau độ tuổi 50. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh có thể được chẩn đoán trễ hàng chục năm kể từ khi bệnh khởi phát. Không những vậy, nhiều bệnh nhân chỉ tình cờ được phát hiện, chẩn đoán bệnh ở độ tuổi sau 50.
Biểu hiện viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm cột sống dính khớp có đặc điểm là tình trạng viêm ở cột sống (viêm cột sống) và các khớp (viêm khớp). Bệnh ảnh hưởng đến những bộ phận như:
Đốt sống
Khớp cùng chậu
Các khớp lớn ngoại biên (khớp háng, khớp gối, cổ chân...)
Điểm bám gân
Trong đó, thương tổn ở khớp cùng chậu do viêm được xem là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh. Người bệnh thường đến viện khám lý do mắc đau mạn tính hoặc cứng khớp ở lưng kéo dài hơn 3 tháng mà không bị chấn thương, hoạt động quá mức hoặc cử động lặp đi lặp lại của các cơ lưng. Cứng hoặc đau lưng vào ban đêm, khi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Cứng hoặc đau lưng sau một thời gian không hoạt động.
Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng toàn thân như:
Mệt mỏi: 65% người bị bệnh có triệu chứng này. Mệt mỏi từ trung bình đến nặng liên quan đến các cơn sưng đau, cứng khớp và giảm chức năng hoạt động.
Sốt nhẹ và sụt cân trong giai đoạn bệnh phát triển nặng.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cầu xương có thể tiếp tục phát triển ngay tại khu vực viêm, dẫn đến tình trạng dính, cứng đốt sống cùng nhiều khớp khác và gây tàn phế. Do đó, bác sĩ luôn khuyến khích mọi người, đặc biệt là những người có triệu chứng đau lưng trên 3 tháng kèm các nguy cơ mắc bệnh, nên sớm đi gặp bác sĩ cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn.
Nên làm gì nếu mắc bệnh viêm cột sống dính khớp?
Viêm cột sống dính khớp gây ra gánh nặng bệnh tật lớn. Hậu quả nặng nề nhất chính là tàn phế khi bệnh phát hiện muộn và có tình trạng dính khớp không phục hồi.
Khi có triệu chứng đau lưng trên 3 tháng nên sớm đi gặp bác sĩ cơ xương khớp để được thăm khám.
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.
Bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) để giúp giảm sưng và đau. Một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid có thể mua ngoài hiệu thuốc như aspirin, ibupropen (Advil, Movin) và naproxen (Aleve, Naprosyn).
Một số loại thuốc mạnh hơn để kiểm soát triệu chứng sưng bao gồm nhóm liệu pháp Corticosteroid (như Prednisone, Sulfasalazine, Methotrexate) hoặc chất ức chế TNF (như Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Golimumab).
Bệnh nhân có thể được yêu cầu phải phẫu thuật nếu có dấu hiệu đau và tổn thương nghiêm trọng ở vùng cột sống thắt lưng hoặc vùng hông.
Tóm lại: Viêm cột sống dính khớp là một loại viêm khớp gây đau nhức phần lưng dưới. Về lâu dài, các đốt sống có thể dính lại và gây cứng khớp. Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc duy trì hoạt động thể chất, chế độ ăn phù hợp và lối sống lành mạnh giúp điều trị viêm cột sống dính khớp hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
8 trường hợp thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền và dược liệu. Trong dự thảo này, Bộ Y tế đã đưa ra các quy định chi tiết về các trường hợp được miễn thử lâm sàng và các điều kiện cụ thể cho từng trường hợp. Ảnh minh họa:...