Cây Phong Lá Đỏ – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc theo mùa
Phong Lá Đỏ có nét đặc biệt trong các loài cây là lá có sự chuyển từ xanh sang vàng, đỏ cam cực kỳ độc đáo, tạo nên cảnh quan rực rỡ và đẹp mắt.
Dựa vào đặc điểm hình thái của cây mà người ta chia ra hàng ngàn loại cây Phong Lá Đỏ khác nhau, chúng chủ yếu có nguồn gốc ở châu Á, nhưng có một số loài có mặt tại châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ.
1. Đặc điểm chung của cây Phong Lá Đỏ
Cây Phong Lá Đỏ có tên khoa học là Acer rubrum thuộc chi Phong. Tên gọi xuất phát từ chính đặc điểm hình thái của cây.
Cây phong là cây thân gỗ, chiều cao từ 10-40m phân bổ ở vùng Đông Bắc Mỹ là chủ yếu. Các loài khác là cây bụi cao khoảng 2 đến 10m với thân cây chia nhánh nhỏ ngay từ mặt đất phân bổ chủ yếu ở các nước Đông Bắc Á.
Lá của cây phong có từ 3 đến 7 thùy là phổ biến. Ban đầu lá có màu xanh lục ở mặt trên, mặt dưới màu trắng có lông tơ. Viền thùy lá có răng cưa bao quanh, đầu lá nhọn. Cuống lá thường có màu đỏ và dài tới 10 cm.
Đặc điểm chung của các loài cây phong này là lá màu xanh vào mùa hè sẽ chuyển sang màu vàng, cam, đỏ rất rực rỡ và bắt mắt vào mùa thu, rụng lá vào mùa đông và ra hoa kết quả vào mùa xuân.
2. Phân loại cây Phong Lá Đỏ
Phong đỏ Đông Bắc Mỹ
Tên khoa học là Acer Rubrum, phân bổ chủ yếu ở miền đông Bắc Mỹ, Canada. Cây trưởng thành đạt chiều cao khoảng 30m, cây sống tốt trong mọi điều kiện tự nhiên như trong đầm lầy, trên đất khô cằn.
Cây non có vỏ màu xám, mịn khi trưởng thành vỏ cây trở nên sẫm màu hơn và nứt thành các phiến dài hơi nhô lên. Lá của phong đỏ dài và rộng từ 5-10 cm với 3 đến 5 thùy, mép lá có hình răng cưa nhưng không nhiều. Với lá có 5 thùy thì có 3 thùy lớn ở giữa và 2 thùy nhỏ hơn ở hai bên.
Hình ảnh Phong Lá Đỏ khu vực Đông Bắc Mỹ, Canada,…
Mặt trên của lá phong đỏ có màu xanh, mặt dưới màu trắng có lông tơ. Cuống lá thường có màu đỏ và dài tới 10cm. Lá phong đỏ chuyển sang màu đỏ, màu cam rực rỡ đặc trưng vào mùa thu, cây có hoa cái có nhiều khả năng tạo ra màu cam hơn trong khi cây đực tạo ra màu đỏ.
Phong đỏ sẽ bắt đầu nở hoa khi được khoảng 8 năm tuổi, một số cây có thể bắt đầu ra hoa khi chúng được 4 tuổi. Hoa màu đỏ với 5 cánh hoa nhỏ và đài hoa 5 thùy, thường ở đầu cành. Quả của cây phong đỏ mọc thành từng chùm dài, có màu sắc thay đổi từ nâu nhạt đến đỏ.
Phân nhóm phong đỏ phổ biến ở khu vực này:
- Cây phong bạc (Acer saccharinum): Loài này có nguồn gốc từ miền đông và trung Bắc Mỹ (miền đông Hoa Kỳ và Canada). Lá gồm 5 thùy, rãnh sâu, mép và đầu lá nhọn. Cây rụng lá và phát triển nhanh, thường đạt đến chiều cao 15-25m, tán rộng từ 11-15 m
Hình ảnh cây và lá phong bạc
- Cây phong đường (Acer saccharum): Có nguồn gốc từ các khu rừng gỗ cứng ở đông Bắc Mỹ. Phong đường được cạo để lấy nhựa, sau đó đem đun nóng nhựa này để sản xuất xi rô. Lá của loài cây này cũng đổi màu từ xanh sang màu vàng, đỏ cam khi vào mùa thu.
Video đang HOT
Hình ảnh cây và lá phong đường
Phong Lá Đỏ Đông Bắc Á
Phong Lá Đỏ Nhật Bản hay Phong Đỏ Nhật Bản (tên khoa học Acer Palmatum, tên tiếng anh Maple) còn có tên gọi khác là phong vỏ san hô, chúng có trên 1.000 loài khác nhau được trồng khắp nơi trên thế giới có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Mông Cổ và Đông Nam Nga.
Cây Phong Đỏ Nhật Bản là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ rụng lá, tán hình mái vòm, cành lá sum suê. Cây non có vỏ màu xám khi trưởng thành thì vỏ chuyển sang sẫm màu, xù xì có vòng tròn đồng tâm trên vỏ cây.
Lá mỏng, có hình bàn tay với 5, 7 hoặc 9 thùy, có hình nhọn ở đầu lá và viền lá hình răng cưa. Khi còn non thì mặt trên của lá có màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng phấn, khi chuyển sang mùa thu, lá già chuyển từ màu xanh sang màu đỏ cam sau đó rụng xuống vào mùa đông.
Hoa cây Phong Lá Đỏ 5 cánh màu trắng, 5 đài màu đỏ hoặc tím trông như cánh bướm.
Hình ảnh cây và lá chuyển màu của cây Phong Lá Đỏ
Dựa theo số thùy và màu sắc lá, phong đỏ được chia làm một số nhóm chính:
- Acer palmatum subsp. palmatum: Lá nhỏ dài từ 4-7cm, có 5 hoặc 7 thùy và mép có răng cưa kép.
- Acer palmatum subsp. amoenum (Carrière) H.Hara: Lá lớn dài từ 6-12cm, có 7 hoặc 9 thùy và các mép có răng cưa đơn. Phân bố trên khắp Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Acer palmatum subsp. matsumurae Koidz: Lá lớn dài từ 6-12cm, có 7 thùy và mép có răng cưa kép; Phân bố khắp Nhật Bản.
Phân biệt hình dáng lá phong Nhật Bản và lá phong Bắc Mỹ
2. Ứng dụng của cây Phong Lá Đỏ
Thu hút khách du lịch
Phong Lá Đỏ được sử dụng làm cây công trình, trang trí cảnh quan công viên, ven đường, nơi công cộng. Chúng có sức hút rất lớn với khách du lịch. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt khách vào mua thu mỗi khi lá phong chuyển sang màu đỏ, màu cam.
Phong Lá Đỏ chuyển màu tại Nhật Bản
Trang trí cảnh quan
Cây đặc biệt thích hợp làm đường viền và trang trí lối đi vì bộ rễ nhỏ gọn, không xâm lấn. Trang trí sân vườn biệt thự, nhà phố. quán cà phê, nhà hàng,… tạo vẻ đẹp rất bắt mắt.
Cây Phong Lá Đỏ được giới chơi cây cảnh nghệ thuật cực kỳ ưa chuộng, các hình dáng cây đẹp luôn được sưu tầm và bán với giá cao. Các loại Phong Lá Đỏ phổ biến được lựa chọn làm cây bonsai như phong đinh ba (A. buergerianum), phong Amur (A. ginnala), phong đồng (A. campestre) và phong Montpellier (A. monspessulanum)
Phong đỏ Nhật Bản được trồng làm cây cảnh bonsai
Ngoài ra gỗ của loài cây này có vân đẹp, chắc thường được sử dụng trong trang trí nội và ngoại thất.
Làm thuốc trong y học cổ truyền
Các chế phẩm từ cành và lá của cây Phong Lá Đỏ được sử dụng như một phương pháp điều trị trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các loại bệnh như: Thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau, giải độc và loại bỏ mụn nhọt, trị mụn lưng…
3. Cách trồng cây Phong Lá Đỏ
Đây là loài cây khá dễ trồng, hợp với đa số mọi loại đất và ánh sáng. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết khí hậu nóng ấm cây rất khó phát triển và ra lá nhiều.
Thời điểm tốt nhất để trồng cây Phong Lá Đỏ là từ đầu mùa thu đến mùa đông, thường là tháng 10 đến tháng 3.
Đất trồng
Đất tốt nhất để trồng loài cây này là ở đất hơi chua, giàu mùn, đất tơi xốp. Nên trồng ở vị trí đất thoát nước tốt. Cây Phong Lá Đỏ không sống được trong đất úng nước kém thoát nước. Khi trồng cần đào hố to, rải lớp phân hữu cơ trộn đất tơi xốp xuống rồi đặt cây thẳng đứng, mặt gốc cao hơn mặt đất từ 10 đến 15cm, giữ cho cây cố định rồi vun đất kín gốc cây. Dùng que cố định lại không cho cây nghiêng ngả.
Bón phân
Cây Phong Lá Đỏ không cần hoặc không cần bón nhiều phân và chỉ nên bón rất ít. Nên sử dụng phân bón tan chậm phủ polyme với tỷ lệ nitơ và phốt pho tương ứng là 3 đến 1, hoặc tốt nhất là phân bón dạng rắn sinh học như NPK 6-4-0. Nên tránh bón phân cỏ có hàm lượng Nitơ cao cho cây.
Ánh sáng
Trong môi trường sống cây Phong Lá Đỏ sống ở tầm thấp, ưa bóng râm, những vùng khí hậu nóng hơn thì thích hợp sống trong điều kiện bóng râm mát nhiều hơn, nắng nóng quá gắt sẽ khiến chết cây.
Nhiệt độ
Những nơi khí hậu ôn đới là rất thích hợp để trồng cây Phong Lá Đỏ. Cây ưa nhiệt độ mát mẻ và lạnh từ 15 đến 22 độ C.
Tưới nước
Cây phong Nhật Bản thích độ ẩm của đất. Trên hầu hết các giống, lá của chúng rất mỏng và sẽ nhanh chóng bị khô và cháy khi độ ẩm của đất không đủ.
Tưới nước 2-3 ngày một lần trong tháng đầu tiên sau khi trồng. Sau đó, nên tưới đủ nước mỗi tuần một lần, nên theo dõi thường xuyên vì những ngày có gió có thể làm khô đất nhanh hơn. Nếu cây được trồng vào mùa thu, hãy tưới nước mỗi tuần một lần khi không có mưa hoặc tuyết phủ.
Luôn luôn phủ một lớp mùn xung quanh cây phong Nhật Bản. Điều này sẽ giúp giảm sự mất độ ẩm của đất do bay hơi. Vì rễ ăn nông nên nắng và gió có thể làm hỏng rễ nông nếu không được bảo vệ.
4. Chăm sóc cây Phong Lá Đỏ theo mùa
- Mùa Đông (tháng 12 – tháng 2): Đây là thời điểm cây bước vào giai đoạn ngủ đông, chậm phát triển nên không cần tưới nhiều nước. Quan sát nếu đất phần gốc khô thì tưới nước bổ sung vào sáng sớm, tưới ẩm đất là được không cần tưới ướt đẫm.
- Mùa Xuân (tháng 3 – tháng 5): Qua giai đoạn ngủ đông, đây là thời kỳ cây bắt đầu sinh trưởng và phát triển trở lại. Nên thay đất (nếu trồng trong chậu) và bổ sung thêm phân bón để cây sinh trưởng xanh tốt. Chú ý bổ sung đủ nước trong giai đoạn này.
- Mùa hè (tháng 6 – tháng 8): Mùa này mưa nhiều nên không cần tưới nhiều nước. Để ý xem cây có bị nhiễm nấm bệnh không vì mưa ẩm thấp dễ làm cho các loại sâu bệnh hoạt động mạnh.
- Mùa Thu (tháng 9 – tháng 11): Mùa này cây đổi màu lá rất đẹp, hạn chế tác động đến cây, đặc biệt việc thay đất.
Mãn nhãn ngắm khế cổ "Thiên Long vũ hội" đẹp từng centimet
Cây khế cổ dáng long độc đáo xuất hiện tại triển lãm cây cảnh được khách trả giá 4 tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn chưa muốn bán.
Cây khế là loại cây truyền thống của Việt Nam được trồng từ nhiều đời nay với nhiều công dụng cho hoa đẹp, quả ngon. Có nhiều cây dáng thế đẹp được tạo tác để làm cây cảnh bonsai rất đẹp.
Cây khế cổ "Thiên Long vũ hội" thu hút được nhiều người chiêm ngưỡng. Ảnh: Dân Trí
Mới đây, tại triển lãm cây cảnh tại TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, tác phẩm khế cổ "Thiên Long vũ hội" của anh Mai Xuân Phương ở Bình Dương mang vẻ đẹp độc đáo khiến du khách và nhiều người có chuyên môn cây cảnh khen ngợi.
Chia sẻ trên báo Dân Trí, chủ nhân của tác phẩm cho biết: "Tại triển lãm đã có người trả 4 tỷ đồng nhưng chưa bán, nếu được giá khoảng 5 tỷ đồng mới bán, không bán được lại mang về nhà chơi".
Thân cây khế gồ ghề thể hiện cho năm tháng. Ảnh: Dân Trí.
Nhiều người lần đầu nhìn thấy cây tại triển lãm sinh vật cảnh Bắc Ninh tỏ ra thích thú bởi thân uốn lượn, tay cành, bông tán như đôi cánh vung lên trong không trung rất đẹp. Bên cạnh đó, nhiều người hình dung dáng cây thanh thoát tựa như một con rồng đang bay lên nên chủ nhân cây cảnh đặt cho tác phẩm tên "Thiên Long vũ hội".
Trước đó trong giới chơi cây cảnh đã có nhiều cây khế cổ được ngã giá tiền tỷ nhưng cây cảnh "Thiên Long vũ hội" lại mang vẻ đẹp độc lạ, khác với những cây khế kia. Bởi thế, rất nhiều du khách, giới chơi cây đến ngắm, bình phẩm bởi bởi họ chưa thấy cây khế nào dáng "Long" mà lại "khủng" đến vậy.
Được biết, để sở hữu được cây khế này chủ nhân đã mua từ nhiều năm trước của một người ở Nam Định và vận chuyển vào trong Đồng Nai tạo tác.
Cây khế cổ cao 2,2m, hoành gốc 1m, thân uốn lượn mềm mại theo lối cổ của các cụ ngày xưa tạo tác.
Hầu hết nhiều gia chủ khi trồng cây khế chỉ biết đến tính năng ăn quả và phủ mát cho ngôi nhà mà không biết thực chất cây khế còn có ý nghĩa phong thuỷ. Cây khế lớn, cành lá xum xuê và quả chín ngả vàng sẽ tượng trưng cho điều may mắn, phát triển, thịnh vượng, đủ đầy. Gia chủ trồng cây khế trong nhà sẽ gặp phú quý, tài lộc. Bởi vậy hiện nay nhiều cây khế có dáng bonsai đẹp được giới chơi cây cảnh tìm mua.
Phân loại và chăm sóc các loại cây cảnh bonsai đơn giản tại nhà Cây cảnh bonsai được coi là một loại cây cảnh quý và được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng. Cây cảnh bonsai là cây nhỏ, được cắt tỉa tạo hình bắt mắt và có thể được đặt để trang trí trong nhà hay ngoài sân vườn. Cây cảnh bonsai có đặc trưng gì? Cùng xem cây cảnh bonsai được uốn và chăm...