Cây phiền muộn
mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi
Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.
Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười.
Video đang HOT
Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.
“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.
“Nhưng anh biết không, thật buồn cười” – người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”.
Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
Theo Guu
Đừng phiền muộn
Theo thống kê, thông thường những chuyện mà con người lo lắng, có 92% không xảy ra, còn lại 8% là con người có thể ứng phó dễ dàng.
Có một nhà tâm lý học đã tiến hành một thí nghiệm khá thú vị. Ông yêu cầu những tình nguyện viên, vào tối chủ nhật, viết tất cả những chuyện phiền muộn của tuần tiếp theo vào một tờ giấy, sau đó bỏ vào "thùng phiền muộn".
Đến chủ nhật của tuần thứ ba, ông mở cái thùng ấy trước mặt các tình nguyện viên, cùng các thành viên đối chiếu từng nỗi "phiền muộn". Kết quả là có 90% chuyện phiền muộn không trở thành sự thật.
Tiếp theo, ông lại yêu cầu mọi người bỏ những tờ giấy chứa 10% muộn phiền có thật còn lại vào thùng, đợi ba tuần sau, mọi người đến tìm hướng giải quyết. Đến ngày cùng gặp gỡ để giải quyết vấn đề, mọi người phát hiện những nỗi phiền muộn ấy không còn là phiền muộn nữa.
Theo thống kê, thông thường những chuyện mà con người lo lắng, có 92% không xảy ra, còn lại 8% là con người có thể ứng phó dễ dàng. Vì thế mới nói, phần lớn phiền muộn chỉ xảy ra trong đầu chúng ta chứ không thật sự xảy ra trong hiện thực.
Những chuyện mà chúng ta phiền muộn, cho dù thật sự xảy ra thì cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng quá lớn với chúng ta. Sở dĩ tôi có thể đưa ra kết luận như vậy là có căn cứ. Nếu không tin, hãy cùng ngoảnh đầu nhìn lại quá trình trưởng thành của mình.
Theo Guu
Gái "hư" không có nghĩa là "hỏng" Tuổi trẻ ngắn ngủi là vậy ta cứ làm những việc để khi thời gian ấy trôi qua ta chẳng luyến tiếc mà phiền muộn.... Chỉ cần bạn luôn nhớ gái "hư" không có nghĩa là "hỏng", bạn chỉ đang cố gắng làm theo con tim mách bảo. Gái "hư" đâu có nghĩa là sẽ "hỏng". Vì vậy tuổi trẻ cứ trôi đi...