Cây Noel làm từ rác
Không khí ở thị trấn Viimsi, Estonia, đầy hương vị Giáng sinh.
Năm nay, thị trấn bên ngoài thủ đô Tallinn quyết định đã tới lúc làm cho Giáng sinh trở nên xanh hơn, thích hợp hơn.
Thay vì sử dụng cây thông truyền thống, một cấu trúc gồm các thùng nhựa trở thành sân khấu trọng tâm trong dịp ăn mừng Noel năm nay tại thị trấn.
Điều đặc biệt quan trọng về cây Noel này, theo thị trưởng Viimsi, là nhờ nó mà cây thông thật không bị bứng ra khỏi môi trường tự nhiên để phục vụ mục đích trưng bày lễ hội của con người.
Theo VOA
Người chết sẽ được đem làm "phân bón" cho cây
Trong tương lai, bên cạnh việc chôn cất hoặc hỏa táng, chúng ta sẽ có thêm một phương thức an táng người quá cố theo cách "thân thiện hơn" với môi trường.
Katrina Spade, người sáng lập Recompose, cầm các mẫu phân bón được làm từ thi hài người chết phân hủy (Ảnh: AP)
Recompose, một công ty dự kiến bắt sẽ đầu hoạt động tại thành phố Seattle thuộc bang Washington, Mỹ vào năm 2021, sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới chuyển hóa thi thể người chết thành phân bón cho cây trồng, trong một quá trình được gọi là "tái chế" hoặc "khử hữu cơ tự nhiên".
Công ty đã hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích cộng đồng từ nhiều năm qua, nhưng mãi đến năm nay mới có thể công khai dịch vụ mai táng độc đáo trên, sau khi chính quyền bang Washington thông qua một dự luật lịch sử hợp pháp hóa các hình thức "hữu cơ hóa" người chết.
Theo Recompose, dự luật trên, một khi chính thức có hiệu lực vào tháng 5.2020, sẽ cho phép mở ra cái được gọi là "cuộc cách mạng trong dịch vụ mai táng". Công ty cho biết sẽ dùng một "quan tài tái chế" để chuyển hóa cơ thể người chết vào lòng đất.
Hình thức này dựa trên các nguyên tắc truyền thống về chôn cất tự nhiên, nhưng diễn ra bên trong các "quan tài" có thể tái sử dụng, thay vì bị chôn vĩnh viễn chỉ trong một lần.
"Các thi thể được phủ gỗ vụn và sục khí, để cung cấp môi trường hoàn hảo cho các loài vi sinh vật và vi khuẩn có ích", trang web của Recompose giải thích, "Trong khoảng 30 ngày, cơ thể người chết sẽ được chuyển hóa thành các khối đất mà sau đó có thể được sử dụng để phát triển các mầm sống mới."
Sau khi quá trình ủ phân hoàn tất, gia đình và bạn bè của người đã khuất được khuyến khích lấy một phần hoặc toàn bộ khối đất được tạo ra cho mỗi người và có thể sử dụng chúng để trồng cây vườn.
Bảo tồn tự nhiên là một trong những mục tiêu chung của Recompose, và luật pháp sẽ cho phép các công ty như vậy được hoạt động, để cung cấp một nghi thức an táng thân thiện với môi trường hơn là chôn người chết trong các thùng gỗ, hoặc một quy trình hỏa táng tốn nhiều nhiệt lượng và thải ra một lượng lớn carbon dioxide (CO2).
Theo ước tính, mỗi người phải bỏ ra khoảng 5.500 đô la Mỹ (tương đương 127 triệu) cho hình thức an táng kiểu mới này, nhưng so với các hình thức hỏa táng hoặc chôn cất thông thường, việc "hữu cơ hóa" người chết sẽ cắt giảm được một lượng đáng kể CO2, chưa kể những lợi ích khác như tiết kiệm nhiều diện tích đất.
"Tôi cho rằng ngoài việc giảm thiểu khí thải độc hại, cách thức này còn tiết kiệm một cách đáng kể diện tích đất", Katrina Spade, người sáng lập Recompose, cho biết, "Bạn vừa tạo ra dưỡng chất mới cho cây cối, vừa có thể chôn cất người quá cố theo một nghi thức trang trọng và ý nghĩa."
Theo danviet.vn
Khám phá gây choáng loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới Chim cánh cụt Rockhopper là một trong những loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới và không thể phân biệt giới tính của loài này nếu chỉ dựa vào ngoại hình. Ảnh: staticflickr. Chim cánh cụt Rockhopper là một trong những loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới với trọng lượng khoảng 2,3kg - 2,7kg, cao khoảng 50cm khi trưởng thành,...