Cây ngũ gia bì ý nghĩa phong thủy và tác dụng tới sức khỏe
Cây ngũ gia bì là loại cây cảnh rất được ưa chuộng vì có nhiều tác dụng hữu ích trong y học và đời sống. Lá xanh ngát, sum suê thể hiện sức sống luôn tươi trẻ. Có thể trồng làm cây cảnh trong nhà, cây để bàn văn phòng phong thủy tốt.
1. Cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì tại Việt Nam này có 45 loài hiện diện điển hình nhất là cây ngũ gia bì chân chim vừa có tác dụng làm thuốc và làm cảnh. Cây thường trồng dạng khóm, có lá màu xanh mướt mọc so le nhau xòe to dạng hình chân vịt, mỗi nhánh từ 6 đến 8 lá. Cây nở hoa nhỏ, có màu trắng dạng chùm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành và thường nở vào mùa thu đến đầu đông sau đó kết quả mọng, khi chín màu tím đen.
Ý nghĩa:
- Cây ngũ gia bì có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh cho gia chủ sở hữu loài cây này. Mỗi chậu cây là một khóm, xanh tốt gồm 2 đến 5 cây ghép lại tạo thế vững trãi ngụ ý đùm bọc lẫn nhau, có quý nhân phù trợ.
- Lá màu xanh thể hiện cho sự tươi trẻ giàu sức sống. Lá ngũ gia bì hình xòe rộng tượng trưng như bàn tay hứng lộc trời cho, ôm lấy của cải mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.
Tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị bệnh: Trong Đông y, ngũ gia bì tác dụng hỗ trợ điều trị về các bệnh xương khớp. Giảm đau nhức xương khớp, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt…
- Món ăn tốt cho sức khỏe: Nhiều nơi dùng lá tươi hoặc khô nấu canh ăn rất mát và bổ, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Rượu ngâm từ vỏ ngũ gia bì giúp tăng lực, trừ phong thấp, kích thích ăn ngon.
- Đuổi muỗi: Ngoài là cây cảnh trang trí, cây ngũ gia bì có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng rất hiệu quả. Cây thường trồng xung quanh nhà hoặc cửa sổ để tránh côn trùng xâm nhập.
- Trang trí nhà cửa, làm quà tặng mừng tân gia cũng là một gợi ý có thể lựa chọn dành tặng người thân, bạn bè.
Cây ngũ gia bì trồng trong chậu
2. Ngũ gia bì hợp mệnh nào tuổi gì trồng được?
Về bản chất, là cây cảnh trồng trong nhà có tác dụng tốt cho gia chủ, trang trí nhà cửa cả nội ngoại thất, lọc sạch không khí nên ai cũng có thể trồng loài cây ngũ gia bì này. Ngũ là 5 tương ứng với 5 mệnh trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, cây phù hợp với hầu hết các tuổi của 12 con giáp. Để vượng phong thủy tốt nhất, cần chú ý một vài yếu tố sau.
Người mệnh Kim, Thủy: Đối với 2 mệnh này thì để bổ trợ tốt nhất thì người mệnh Kim chọn chậu cây có màu nâu đất tương sinh với mệnh Thổ (Thổ sinh Kim). Mệnh Thủy màu của chậu cây màu vàng, trắng tương ứng với mệnh Kim (Kim sinh Thủy).
Người mệnh Mộc: Cây cối hòa hợp với cây cối, người mệnh Mộc trồng ngũ gia bì thì phong thủy thịnh vượng.
Người mệnh Hỏa, Thổ: Cây cối sinh ra lửa, đất đai nuôi dưỡng cây cối. Người mệnh Hỏa nên trồng nhiều cây xanh (Mộc sinh Hỏa). Người mệnh Thổ nên chọn màu chậu cây màu đỏ, cam, tím để được tương sinh vẹn toàn (Hỏa sinh Thổ).
Video đang HOT
Cây ngũ gia bì phong thủy cực đẹp
Để cây phát triển và sinh trưởng tốt thì vị trí và cách chăm sóc cây cũng rất quan trọng, cây chết hay héo úa cũng là điều không may, vậy nên vị trí đặt cây cũng cần được chú ý.
3. Các vị trí đặt đẹp đặt cây ngũ gia bì
Cây đặt nơi có vị trí ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ giúp cây phát triển xanh tốt quanh năm, vượng phong thủy.
Mặt tiền, đại sảnh: Ngũ gia bì dạng khóm cây lớn xanh quanh năm, đặt trang trí khu mặt tiền các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại để chiêu tài tấn lộc, tỏ lòng mến khách, đón giữ tiền tài cho gia chủ
Cửa sổ, ban công: Thanh lọc không khí, giảm nhiệt nắng nóng đem lại cảm giác thư thái trong lành. Góp phần trang trí nội ngoại thất xanh hiện đại
Bàn làm việc: Cây cảnh để bàn trang trí vui mắt, giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, cung cấp thêm oxy làm việc hiệu quả.
Bồn cây sân vườn: Tạo tiểu cảnh hòa hợp với thiên nhiên, trang trí ngoại thất đẹp lộng lẫy chào đón khách đến thăm.
4. Cách trồng và chăm sóc
Cây ngũ gia bì không phải là cây khó chăm sóc, chúng phát triển xanh tốt khi sống trong môi trường thuận lợi, rất thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Cách trồng và nhân giống ngũ gia bì:
- Chuẩn bị đất trồng vi sinh và chậu cây. Chậu rộng hơn so với bóng của gốc cây. Đổ đầy bằng chậu cây sau đó đặt cây vào chính giữa, tưới nước nhẹ rồi cho tiếp phần đất vào đầy mặt chậu, vun gốc hơi vồng lên sau đó tưới nước. Để ráo rồi chuyển vào vị trí cần đặt.
- Có 2 cách nhân giống: Chiết cành và giâm cành, phương pháp thực hiện giống như cây bình thường mà ta đã biết.
Điều kiện chăm sóc
Ánh sáng: Cây thích hợp trồng nơi bóng râm, ánh sáng gián tiếp. Cây để trong nhà 1 tuần mang hứng ánh nắng 1 lần vào buổi sáng. Vào mùa hè, nên trồng cây nơi râm mát, không đặt dưới ánh mặt trời trực tiếp ví sẽ làm khô cháy lá.
Đất Trồng: Đất chọn loại đất vi sinh đóng bao sẵn hoặc đất mùn trộn thêm phân trấu hoai mục, hoặc xơ dừa để tăng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Hoặc chọn loại đất thịt pha cát thoát nước tốt, tránh trồng ở nơi đất quá ẩm ướt hoặc úng nước.
Nước Tưới: Tưới nước hàng tuần đặc biệt là quá trình cây sinh trưởng đẻ nhánh. Một tuần tưới 2 đến 3 lần dạng ngập gốc sau đó để thoát nước hết thì mang vào chỗ cũ. Hạn chế tưới nước trong mùa đông. Cây bị rụng lá hoặc vàng lá chứng tỏ cây đang bị thừa nước.
Nhiệt độ và độ ẩm: Vì là một loại cây nhiệt đới nên chịu nhiệt rất tốt, nhưng không quá 60 độ C. Không đặt gần cây tại các lỗ thông hơi, không khí khô, thời tiết nắng nóng nên bổ sung nước cho cây vào buổi chiều tối.
Dinh dưỡng: Trong mùa sinh trưởng, bón phân cho cây bằng phân bón hòa với nước hoặc bón thúc cách gốc 15cm.
Sâu bệnh: Ngũ gia bì chủ yếu mắc bệnh rầy nâu, điều trị bằng cách dùng thuốc bảo vệ thực vật Diazan phun 2 đến 3 ngày một lần. Hoặc cắt tỉa các cành bềnh để tránh lây lan, vệ sinh sạch phần đất dưới gốc để loại trừ nấm gây bệnh.
Trồng nhân giống cây ngũ gia bì
5. Cây ngũ gia bì có độc không?
Ngũ gia bì có tác dụng rất tốt cho đời sống và sức khỏe, ngoài ra cây không hề gây độc hay dị ứng nếu tiếp xúc phải. An toàn không độc hại nên có thể trồng ở mọi nơi.
Theo Quất Quất (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Tại sao mỗi gia đình nên có ít nhất một chậu cây lưỡi hổ trong nhà
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp cho không gian nhà bạn mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, lại dễ trồng và chăm sóc.
Trong số các cây cảnh nên trồng trong nhà, cây lưỡi hổ luôn được ưu tiên hàng đầu vì có nhiều lợi ích về phong thủy, sức khỏe và khiến gia chủ không mất công chăm sóc.
Nguồn gốc và đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria, là loài thực vật không có thân trên mặt đất, mọc thẳng đứng đến 60 cm, có thân rễ.
Là loài cây lâu năm mọng nước với lá thường xanh mọc lên từ thân rễ, có hình giáo, dài 0.3 - 1.75 m và rộng 2.5 - 9 cm, khá dày và có phần thịt (mọng nước).
Mặt lá nhẵn có màu xanh đậm với vết lốm đốm màu xám xanh lá cây, mép lá có viền màu vàng.
Cụm hoa của cây lưỡi hổ có chung cuống, mập, tròn, màu xanh bóng, cao 30cm có lá bắc. Hoa màu trắng lục nhạt 3,5cm, hoa 6 cánh, mềm, dài, thuôn, quả tròn.
Lợi ích của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe
Cây lưỡi hổ có rất nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người:
Một trong những yếu tố hàng đầu khiến nhiều cây lưỡi hổ được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia đó chính là tính năng lọc sạch không khí.
NASA đã công bố cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Cũng nhờ khả năng làm sạch này mà cây lưỡi hổ còn hạn chế được hội chứng nhà cao tầng, hay còn gọi là hội chứng nhà kín.
Đây là tình trạng cơ thể bị mệt mỏi khi phải sống và làm việc trong những chung cư cao tầng hoặc văn phòng không thoáng khí.
Chính vì vậy mà hầu hết các văn phòng công ty trong các tòa cao ốc đều ưa trồng cây lưỡi hổ để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Đặc biệt, nếu bạn đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, ban đêm chúng sẽ giải phóng oxy, tốt cho hoạt động hô hấp của con người.
Còn nếu đặt trong phòng làm việc sẽ làm giảm stress bởi màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác thư thái.
Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn có tác dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng hoặc chữa viêm tai bằng cách hơ lửa cho nóng rồi đem giã lấy nước để dùng.
Cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt
Nhìn chung, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Lá lưỡi hổ thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên.
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa.
Ngoài ra cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc.
Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Kim Ngưu (T/h) - Nguồn ảnh: Internet
Theo khoe365
5 lưu ý phong thuỷ khi đặt cửa hàng tại ngã ba đường Từ trước đến nay, việc mua đất xây nhà hoặc mở cửa hàng ở ngã ba thường bị cho là đại kỵ, vì vậy nhà tại ngã ba luôn có giá thấp và khó giao dịch mua bán. Thứ nhất là sự tương quan giữa ngôi nhà và con đường đâm thẳng vào nhà theo phong thuỷ. Nhà lớn mà con đường đi...