Cây nghìn năm to như xe buýt chết hàng loạt bí ẩn ở châu Phi
9 cây bao báp, tuổi 1.100 đến 2.500 năm, đã chết hàng loạt ở châu Phi.
Một cây bao báp ở Nam Phi
Nhiều cây bao báp to nhất và cổ nhất châu Phi đã chết đột ngột trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các cây chết toàn bộ hoặc một phần, có tuổi từ 1.100 đến 2.500 năm. Trong đó, một vài cây to như xe buýt.
Hiện tượng cây chết hàng loạt này có thể là hậu quả của biến đổi khí hậu, theo các nhà nghiên cứu.
“9 trong số 13 cá thể lâu đời nhất đã chết, hoặc ít nhất là các bộ phận cổ nhất của chúng đã chết trong 12 năm qua”, các nhà khoa học viết trên tạp chí Nature Plants, mô tả đây là “sự kiện chưa từng thấy”.
Video đang HOT
“Việc rất nhiều cây nghìn tuổi chết chắc chắn là một sự kiện sốc và bi thương”, đồng tác giả nghiên cứu, Adrian Patrut đến từ Đại học Babe-Bolyai ở Romania, cho biết.
Trong số 9 cây chết có 4 cây lớn nhất châu Phi. Trong khi nguyên nhân chết vẫn chưa rõ, các nhà nghiên cứu nghi ngờ hiện tượng này có thể liên quan đến sự thay đổi đáng kể của điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến Nam Phi.
Từ năm 2005 đến năm 2017, các nhà nghiên cứu đã theo dõi khoảng 60 cây bao báp. Họ phát hiện ra hầu hết các cây lâu đời nhất và lớn nhất đã chết trong thời gian nghiên cứu. Tất cả cây chết nằm ở các quốc gia ở miền nam châu Phi như Zimbabwe, Namibia, Nam Phi, Botswana và Zambia.
Bao báp là cây có hoa lớn nhất và sống lâu nhất thế giới, theo nhóm nghiên cứu. Chúng có thể sống đến 3.000 năm tuổi, theo trang web của Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi.
Theo Danviet
Cách Triều Tiên kiếm hàng chục triệu USD từ châu Phi
Triều Tiên được cho là đang kiếm hàng chục triệu USD từ các dự án xây dựng ở nhiều quốc gia châu Phi, trong đó có nhiều nước là thành viên của Liên Hợp Quốc.
Các công nhân Triều Tiên (Ảnh: NK News)
Ông Hugh Griffiths, cán bộ điều phối của Nhóm chuyên gia về Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc - cơ quan giám sát việc thực thi các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên, cho biết Bình Nhưỡng kiếm được lượng tiền "rất lớn", lên tới hàng chục triệu USD, từ các dự án xây dựng ở nhiều nước châu Phi.
Công ty quốc doanh Mansudae thuộc quyền quản lý của chính phủ Triều Tiên đang thực hiện hàng loạt hợp đồng xây dựng tại các nước như Namibia, Botswana, Angola, Zimbabwe và Senegal.
"Chỉ riêng công ty Mansudae đã triển khai hàng loạt dự án xây dựng lớn tại 14 nước châu Phi là thành viên của Liên Hợp Quốc. Công ty này xây dựng mọi công trình, từ nhà máy chế tạo vũ khí cho tới dinh tổng thống hay nhà chung cư. Người Triều Tiên có thể kiếm tiền từ xa như vậy", ông Griffiths cho biết.
Tại Namibia, Mansudae xây dựng dinh tổng thống và tượng đài nhà lập quốc Sam Nujoma trước Bảo tàng Quốc gia ở thủ đô Windhoek. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Namibia Netumbo Nandi-Ndaitwah cho biết mọi công trình của Triều Tiên tại nước này hiện đã bị đình chỉ và tất cả các công nhân xây dựng Triều Tiên cũng bị yêu cầu rời khỏi Namibia theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
"Tất cả các hoạt động (xây dựng của Triều Tiên) đều được nhất trí triển khai từ trước khi Liên Hợp Quốc đưa ra lệnh trừng phạt. Nhưng khi có lệnh trừng phạt, chúng tôi phải thực thi và dừng tất cả các hợp đồng với Triều Tiên", Phó Thủ tướng Nandi-Ndaitwah cho biết thêm.
Tượng đài tổng thống đầu tiên của Namibia Sam Nujoma do Triều Tiên xây dựng tại Windhoek (Ảnh: Getty)
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từng áp lệnh trừng phạt đối với các hoạt động xây dựng tượng đài của công ty Mansudae, cũng như Tập đoàn Thương mại Phát triển Mỏ Triều Tiên (KOMID) vì hợp tác với Mansudae tại Namibia vào năm 2009.
Nghị quyết trừng phạt mới nhất do Hội đồng Bảo an thông qua ngày 11/9 đã cấm các quốc gia thuê lao động Triều Tiên ở nước ngoài. Hiện có khoảng 100.000 công dân Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, mang về 5 tỷ USD mỗi năm cho Bình Nhưỡng.
Theo nghị quyết này, những người Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài có thể tiếp tục công việc của họ cho đến khi giấy phép làm việc hiện tại của họ ở nước đó hết hạn. Một số nguồn tin phương Tây cho biết số tiền do nguồn lao động ở nước ngoài mang về có thể được Triều Tiên sử dụng để nuôi chương trình vũ khí gây tranh cãi.
Hiện người lao động Triều Tiên tại khu vực Trung Đông cũng đang lần lượt hồi hương trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng sau một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa. Triều Tiên bắt đầu đưa các công nhân tới làm việc tại các công trường xây dựng ở vùng Vịnh từ giữa thập niên 1990. Đây được xem là nguồn thu tài chính lớn cho chính quyền Triều Tiên trong những năm vừa qua.
Thành Đạt
Theo USA Today
Zambia: Người đàn ông gặp hạn vì mê búp bê tình dục hơn người thật Người đàn ông này có thể phải đối mặt với án tù vì quốc gia châu Phi này nghiêm cấm việc sở hữu và mua bán búp bê tình dục. Búp bê tình dục bị cấm hoàn toàn ở Zambia. Tờ báo địa phương Zambian Observer đưa tin, một người đàn ông địa phương đam mê búp bê tình dục hơn cả người...