Cày nát sông Truồi
Tình trạng khai thác “chui” cát sạn trên sông Truồi, thuộc hai xã Lộc Điền và Lộc An của huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) đang trở nên rầm rộ, khiến bờ sông bị sạt lở nặng nề.
Theo thư gửi báo Tuổi Trẻ của người dân thuộc các thôn Nam Phổ Cần, An Lại (xã Lộc An) và Lương Điền Thượng, Đồng Xuân (xã Lộc Điền) sống hai bên bờ sông Truồi, có đến hàng chục đò máy nổ ầm ĩ suốt đêm để rút ruột dòng sông, nhiều nhất là khu vực từ cầu Truồi (trên quốc lộ 1A) lên đến cầu Máng (thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc). Đây là khu vực cấm khai thác cát sạn nên để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng, người ta thường khai thác cát vào thời điểm từ 23g đến 5g sáng hôm sau.
Ông Lê Trí Dũng, trưởng Phòng Tài nguyên – môi trường huyện Phú Lộc, cho biết UBND huyện đã thành lập đoàn tuần tra liên ngành, đầu tháng 5 sẽ làm việc với UBND ba xã Lộc An, Lộc Điền, Lộc Hòa để có giải pháp triệt để đối với việc khai thác cát sạn trái phép. Đồng thời huyện sẽ xin UBND tỉnh bổ sung một điểm khai thác cát sạn thuộc địa phận xã Lộc Hòa.
Có mặt tại khúc sông này vào một đêm cuối tháng 4, chúng tôi chứng kiến hàng chục chiếc đò máy đang tập kết suốt một đoạn sông từ khu vực cầu Truồi lên đến tận khe Dài (thuộc xã Lộc Hòa). Đến khoảng 2g sáng, đội quân khai thác cát sạn hoạt động sôi nổi như một công trường. Mỗi chiếc đò có 2-3 người, dùng gàu tay để khai thác cát, sau đó nhanh chóng di chuyển về nơi tập kết để đưa cát lên bờ bằng băng chuyền. Trung bình mỗi đêm mỗi chiếc đò có thể hút 5-6 chuyến.
Ông Hoàng Văn Hai, thôn Lương Điền Thượng, xã Lộc Điền, cho biết hằng đêm tiếng máy chạy ồn trên sông khiến người dân không thể nào ngủ được. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, nạn khai thác cát sạn còn làm sạt lở nặng nề hai bờ sông Truồi, kéo theo đất đai, cây cối vườn tược rơi xuống dòng nước. Ông Nguyễn Quang Nhạn, ở thôn Nam Phổ Cần, cho biết trước đây nạn khai thác cát sạn đã làm đường liên xã Lộc An nối xã Lộc Điền, Lộc Hòa chạy dọc hai bờ sông bị lún sụt nặng nề. Cách đây không lâu, chính quyền đã cho xây dựng bờ kè hai bên bờ sông để chống xói lở. Tuy nhiên, với tình trạng khai thác cát sạn rầm rộ như hiện nay thì nguy cơ sạt lở con đường dẫn lên khu du lịch Hồ Truồi và thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là khó tránh khỏi.
Ông Huỳnh Bình, chủ tịch UBND xã Lộc Điền, cho biết xã đã kiểm tra, xử phạt, thu giữ phương tiện của một số đối tượng khai thác trái phép cát sạn trên sông Truồi, tuy nhiên tình trạng này vẫn không giảm.
Theo Tuổi Trẻ
Lâm Đồng: "Thiếc tặc" băm nát rừng đầu nguồn
Điều đáng nói, trước khi ngành chức năng huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) ra quân truy quét các đối tượng đã biết trước nên mọi máy móc đã bị "thiếc tặc" cất giấu, khi đoàn kiểm tra rút đi những địa điểm này vẫn hoạt động trở lại như thường.
Những năm qua nhiều người từ các tỉnh phía Bắc đổ về các tiểu khu 142, 140, 143, 133, 144 (xã Đạ Sar), 119, 136, 120, 97, 95 (xã Đa Nhim), khu vực thôn Lán Tranh (Xã Đưng K'nớ), khu vực thôn Long Lanh (xã Đạ Chais), huyện Lạc Dương lập lán trại, đưa máy móc vào ngang nhiên đào đãi thiếc trái phép. Đặc biệt, dọc theo dòng suối Đạ Khai, đoạn từ đường 723 vào thủy điện Đạ Khai dài cả chục kilomet đã bị "thiếc tặc" đào bới tứ tung khiến dòng nước bị tắc nghẽn nhiều đoạn.
Video đang HOT
Theo quan sát của phóng viên ngày 17/4, chỉ trong vòng 3km đã có 4 máy xúc cùng nhiều máy bơm nước có công lớn được các đối tượng huy động vào việc đào đãi thiếc tạo ra hàng trăm hố sâu từ 5- 8m, rộng khoảng 30m2 ăn sâu vào các chân rừng và đất canh tác của người dân.
Nhiều diện tích đất rừng đầu nguồn Đa Nhim bị bới tung để khai thác thiếc
Người dân địa phương cho biết, việc đào đãi thiếc trái phép nơi đây diễn ra hoàn toàn công khai. Do các đối tượng khai thác thiếc trái phéo hoạt động cả ngày lẫn đêm với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều xe cơ giới nên nên diện tích đất rừng bị tàn phá ngày càng nhanh.
Ông Sử Thanh Hoài - Chánh văn phòng UBND huyện Lạc Dương - cho biết, những năm qua huyện Lạc Dương là một điểm nóng về khai thác thiếc, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo giải toả, truy quét các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện do ông Phó chủ tịch UBND huyện Phạm Triều làm trưởng ban thường xuyên truy quét nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Hiện cứ mỗi tháng huyện Lạc Dương lại tổ chức 2 lần truy quét "thiếc tặc", trọng tâm là "đánh" vào những điểm nóng trên địa bàn thuộc các tiểu khu , 95, 97, 140, 143, 144, 133 và khu vực lòng hồ thủy điện Đạ Khai.
Hàng trăm hồ sâu ăn vào lòng đất được tạo ra bởi "thiếc tặc"
Trong khi đó, ông Đoàn Quang Giao - trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương - lại thừa nhận, trong thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lạc Dương đã nhiều lần ra quân truy quét "thiếc tặc" nhưng hiệu quả đem lại không cao. Bởi trước khi đoàn kiểm tra có mặt toàn bộ xe cơ giới cùng nhiều thiết bị máy móc đắt tiền đã được các đối tượng kịp thời cất giấu khiến cho đoàn chỉ tịch thu và tiêu hủy được một số vật vụng khai thác thô sơ.
Ông Giao cho rằng, trước khi ngành chức năng xuất quân truy quét những đối tượng đào đãi thiếc trái phép tại các vị trí kiểm tra đã được ai đó báo trước. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến công tác đấu tranh, ngăn chặn thiếc tặc lộng hành trong nhiều năm qua tại huyện Lạc Dương kém hiệu quả.
Dưới đây là những hình ảnh về ""thiếc tặc" tàn phá rừng đầu nguồn Đa Nhim được phóng viên ghi lại trong ngày 17/4:
Phục vụ hoạt động khai thác thiếc trái phép là những xe cơ giới hiện đại...
Và những hố sâu như thế này đang xuất hiện ngày một nhiều trong các cánh rừng thuộc xã Đa Nhim, Đạ Sar, Đạ Chais, huyện Lạc Dương
Máy nổ công suất lớn dùng để hút, bơm nước phục vụ việc đào đãi
Sự xuất hiện của những người lạ mặt không hề làm gián đoạn công việc của những đối tượng đào đãi thiếc nơi đây
Bàn đãi thiếc
Trong rừng sâu hàng chục chiếc máy nổ vẫn tập nập hoạt động
Để có được thiếc, ngoài sử dụng máy xúc múc bỏ lớp đất ở trên, các đối tượng đào đãi thiếc còn phải sử dụng hai máy nổ; một máy dùng để bơm nước vào hố...
Máy còn lại có công suất lớn hơn hút cả nước, đất, cát đẩy lên bàn đãi
Một điểm khai thác thiếc trái phép ngay bên đường đi cách UBND xã Đa Nhim khoảng 2km
Theo Bee.net.vn
Tỉnh Bình Định cấm xuất titan thô Ngày 27/03, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản việc nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển ti tan thô ra khỏi địa bàn tỉnh. Theo đó, bắt đầu từ ngày 28/3/2012, tỉnh Bình Định nghiêm cấm các tổ chức, cá mua bán, vận chuyển ti tan thô (quặng thô chưa qua chế biến, không đủ điều kiện xuất khẩu theo...