Cây mới trồng lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn không phải vàng tâm
Một số chuyên gia về cây xanh đô thị cho rằng, 4 cây mới được trồng thay thế lần hai có đủ cành lá sum xuê, hoa màu trắng ở trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn không phải cây vàng tâm.
Một số chuyên gia khẳng định đây không phải cây vàng tâm – Ảnh: Ngọc Thắng
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên Online, một số người dân sống gần khu vực này cho biết, vào tối 22.3, có một số người đem 4 cây có đủ cành lá sum xuê đến để trồng thay thế những cây vừa trồng.
Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, 4 cây thay thế lần hai này là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, lá xanh tốt, có nụ hoa, được nhà tài trợ trồng làm mẫu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày phóng viên Thanh Niên Online đã liên hệ với ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Truyền thông và tiếp thị Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) – là đơn vị tài trợ kinh phí trồng cây ở phía số chẵn trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông Việt khẳng định không hay biết gì về việc thay 4 cây lần hai này.
“Chúng tôi chỉ ủng hộ chủ trương của TP.Hà Nội về thay thế cây xanh, đến khi hoàn thành sẽ thanh toán tiền. VPBank không có kiến thức, chức năng về thay thế cây xanh, việc thay 4 cây lần hai này chúng tôi không biết”, ông Việt nói.
Không bên nào nhận trồng 4 cây này, chúng tôi tiếp tục liên hệ nhiều lần với ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội để làm rõ đơn vị nào đã thay mới 4 cây trước cửa khách sạn Bảo Sơn, vì sao thay thế, nhưng không nhận được phản hồi.
Một số chuyên gia về cây xanh đều khẳng định, 4 cây này không phải cây vàng tâm mà là cây mỡ, cùng chủng loại với những cây đã trồng trước đó. Chỉ khác nhau là 4 cây thay thế lần hai còn nguyên lá, hoa.
Video đang HOT
Cây mới trồng thay thế lần 2 trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh đầy đủ cành lá, hoa – Ảnh: Ngọc Thắng
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật (CPC) cho biết, ông đã đến tận nơi để khảo sát 4 cây mới trồng lại ở trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh và khẳng định đấy là cây mỡ chứ không phải cây vàng tâm như nhiều người đồn đoán.
Về đặc điểm vỏ 4 cây mới trồng màu xám, lốm đốm mốc, khác với những cây trồng trước đó (vỏ màu sáng không đốm mốc), ông Hiệp khẳng định chỉ do quá trình sinh trưởng tạo ra. Còn nhiều đặc điểm khác như lá, hoa, cấu trúc gỗ… phải soi, phân tích trên kính hiển vi mới rõ.
“Rất may là tôi đã kịp lấy mẫu những cây này trước khi họ thay mang về phân tích. Hiện đã có đủ cả vật chứng để khẳng định những cây thay lần một và lần hai vẫn cùng là cây mỡ. Cây mỡ có tên khoa học là Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), ở nhiều vùng hay nhầm mỡ với vàng tâm nhưng thực ra, theo khoa học chỉ có 1 loại cây vàng tâm duy nhất có tên khoa học là Magnolia dandyi”, ông Hiệp khẳng định.
Chuyên gia này cho biết thêm, cây mỡ được trồng nhiều ở vùng Yên Bái, Lào Cai. Gỗ rất mềm, xốp được dùng để làm giấy, bút chì. Còn cây vàng tâm, gỗ rất quý, trong tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, phải đưa vào sách đỏ để bảo tồn.
Anh Vũ – Lê Quân
Theo Thanhnien
Cây được thay mới lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh
Mới trồng chưa đầy một tuần, cây vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đoạn gần ngã tư Đê La Thành đã được nhổ lên thay bằng cây có hoa lá và tán rộng hơn.
Cách đây khoảng hai tuần, hàng trăm cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) đã được đốn hạ, di chuyển và thay bằng cây vàng tâm theo đề án thay thế 6.700 cây xanh. Tuyến phố vốn được coi là con đường đẹp nhất Việt Nam nay thiếu vắng màu xanh.
Theo kế hoạch của Sở Xây dựng Hà Nội, cây vàng tâm được chọn trồng thay thế hoa sữa trên tuyến đường này. Những cây được đơn vị chức năng của Hà Nội gọi là vàng tâm này cao chừng 20 m được cắt tỉa toàn bộ cành lá. Việc chọn trồng cây vàng tâm khiến người dân và nhiều nhà chuyên môn tỏ ra không đồng tình vì loại cây này ưa ẩm, thích hợp với những vùng núi cao, không phù hợp với tiêu chí cây đô thị do chính Sở Xây dựng đưa ra. Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học Lâm nghiệp) cũng cho rằng "cây mới trồng thay thế cần phải có màu xanh ngay, chứ không thể giống như cắm cái cọc, không có tán, không có lá".
Căn cứ vào đặc điểm của cây mới được trồng, chuyên gia thực vật Nguyễn Tiến Hiệp khẳng định: "Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, dù cùng một nhóm". Đây là loại cây gỗ bình thường dùng để làm giấy ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang. Cây này không thích hợp để trồng ở nơi đô thị vì lá rất thưa và khả năng sống không cao do điều kiện thổ nhưỡng ở Hà Nội không phù hợp.
Chưa đầy một tuần sau khi được trồng trước khách sạn Bảo Sơn, đêm 22/3, một đơn vị đã cho nhổ bốn cây được gọi là vàng tâm lên và thay thế bằng những cây mới.
Bốn cây mới trồng thấp hơn so với những cây cũ, có cành vươn dài khoảng gần 2 m, lá xanh xum xuê. Thân cây có đường kính lớn hơn những cây vàng tâm trước đây khoảng 5 cm.
Cây mới được trồng thậm chí có hoa. Một số bông màu trắng to, qua quá trình vận chuyển đã bị héo.
Thân cây vừa trồng có màu sẫm, được bảo vệ bởi những chiếc cọc gỗ.
Trong khi những cây được gọi là vàng tâm trồng cùng trên đường Nguyễn Chí Thanh có phần thân màu sáng, không vết đốm.
Theo ông Bình, nhân viên bảo vệ ở một cửa hàng ven đường Nguyễn Chí Thanh cho biết, cây này được trồng trong đêm, "vì buổi tối hôm 21/3, khi hết ca trực thì cây vàng tâm cũ vẫn còn, tuy nhiên sáng nay tôi đến thì thấy cây đã được thay thế".
Trao đổi với báo chí chiều 23/3, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cây xanh Hà Nội cho biết những cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn gần khách sạn Bảo Sơn vừa trồng lại vào ngày 22/3, "đây là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt, được nhà tài trợ trồng làm mẫu vì các cây cũ còn nhỏ và yếu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về".
Tuy nhiên đại diện ngân hàng VPBanks (nhà tài trợ) cho rằng không tự lựa chọn và trồng mẫu loại cây này. "Dù cam kết tài trợ để trồng cây nhưng đến nay đơn vị chưa chi tiền vì chưa nhận được thông báo nào về chi phí cũng như các nội dung khác về việc trồng cây trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh", vị này nói.
Theo kế hoạch của TP Hà Nội, 382 cây vàng tâm sẽ được trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, một nửa trong số đó (dãy nhà số chẵn) là do một ngân hàng tài trợ, nửa còn lại là đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội.
Bá Đô
Theo VNE
Chuyên gia: "Hà Nội chọn vàng tâm, trồng nhầm cây mỡ" Đến tận nơi lấy mẫu, các nhà khoa học cho rằng cây mới trồng trên con đường từng được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam là cây mỡ. Chiều 23.3, hội thảo "Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội" đã được Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng...