Cây mới trồng chết hàng loạt trên đường 6.600 tỷ ở Hà Nội
Trồng được một năm, tuy nhiên cả trăm cây xanh trên quốc lộ 5 kéo dài đoạn qua Hà Nội đã bong tróc vỏ, héo khô và chết.
Đường 5 kéo dài được thông xe vào tháng 10/2014 với tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng, có chiều dài 13,3km, được thiết kế vỉa hè rộng và hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ. Tuy nhiên, mới đưa vào hoạt động chưa được bao lâu, hệ thống cây xanh ven đường bị chết khô hàng loạt.
Đoạn qua cầu Đông Trù sang Bắc Thăng Long-Vân Trì (Hà Nội) dài khoảng 10km xuất hiện nhiều cây lá khô, cành héo.
Mặc dù đang là tiết xuân, trời mát mẻ nhưng hàng chục cây bị tróc hết vỏ và không còn dấu hiệu của sự sống.
Video đang HOT
Lâu ngày, phần lớn vỏ trên những cây bị héo khô bong và rơi rụng xuống dưới gốc.
Có cây vỏ bị bong lên đến tận ngọn, tuy nhiên không được thay thế. “Dù thi thoảng có người đến tưới nước nhưng những cây này chết khô cả tháng nay rồi”, bác Thơm ở Vân Trì, Đông Anh cho hay.
Những ngày gần đây, nhóm công nhân đã tới chặt bỏ hàng chục cây khô để thay thế những cây mới. Nhiều gốc cây khô chưa được thu dọn vẫn nằm lăn lóc trên vỉa hè.
Cây khác thì được trồng mới nhưng bầu và gốc cây nhô khỏi mặt đất. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Huy Thái, Trưởng phòng tài nguyên thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây mới trồng bị chết trong đó có khả năng, sức đề kháng của cây. Cây trồng không phù hợp với khí hậu, thời tiết dẫn đến việc sinh trưởng chậm, thậm chí chết dần. Ngoài ra, bầu và rễ của cây trồng mới phải được phủ kín đất để cây lấy chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn, cây mới trồng phải được tưới nước thường xuyên mới có thể sống và phát triển được.
Lý giải về hiện tượng hàng loạt cây chết khô, ông Lê Văn Sỹ – Trưởng phòng Dự án 1, Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn (đại diện chủ đầu tư dự án đường 5 kéo dài) cho hay những cây bị chết chỉ chiếm số ít vì được trồng vao mùa đông. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng, ngoài ra co môt sô cây sưc đê khang kem nên đa bi chêt.
Ông Sỹ cho biết, gói thầu trồng cây trên tuyến đường này vẫn đang được hoàn thiện, chưa nghiệm thu và thanh toán, nên nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo, thay thế và chăm sóc cây. “Ban quản lý chỉ nghiệm thu khi những cây còn sống và sinh trưởng tốt”, ông Sỹ khẳng định.
Phương Sơn
Theo VNE
Hà Nội sẽ không dừng việc chặt cây nguy hiểm
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, với cây có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân thì phải chặt hạ thay thế ngay.
Ông Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2015 của TP sáng 9/4.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Ai cũng muốn đường Nguyễn Chí Thanh sau này giống đường Phan Đình Phùng... Ảnh: hanoi.gov.vn
Liên quan đến kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh trên các tuyến phố, Chủ tịch Hà Nội cho hay, các đơn vị đã nóng vội, giản đơn trong cách làm, ai cũng muốn đường Nguyễn Chí Thanh sau này giống đường Phan Đình Phùng nên thay đồng loạt mà không thay từng cây gây nên sự phản cảm, mọi người không đồng thuận.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo, không nóng vội trong cải tạo thay thế cây không đúng chủng loại, cây cong, cây xấu nhưng với cây có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân thì phải chặt hạ thay thế ngay, là ưu tiên số một.
Ông cũng cho rằng, không vì dư luận phản ứng trong việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố vừa qua mà dừng việc chặt hạ, dịch chuyển, thay thế những cây có nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa bão.
"Sai sót đâu khắc phục đó, ai sai phạm thì xử lý người đó theo quy định pháp luật. Nhưng không dừng việc chặt hạ cây nguy hiểm. Sở Xây dựng tiếp tục lập hồ sơ và thay thế, chỉnh trang cây nguy hiểm theo đúng quy định của pháp luật".
Chủ tịch TP yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục khảo sát, đánh giá và thay thế những cây xanh có nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa bão. Các đơn vị liên quan phải lập hồ sơ từng cây nguy hiểm được thay thế. Hồ sơ phải đầy đủ thông tin, công khai, minh bạch, rõ ràng từ quyết định chặt hạ cây, gỗ chuyển về đâu, bán cho ai, bán như thế nào, cây mới trồng là cây gì./.
Theo Hồng Nhi
Theo_VOV
Chủ tịch Hà Nội: 'Tiếp tục chặt hạ thay thế cây nguy hiểm' Người đứng đầu chính quyền thủ đô yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục khảo sát, đánh giá và thay thế những cây xanh có nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa bão, làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân. Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2015 của Hà Nội sáng...