Cây mọc xanh mướt trong lỗ tai thiếu nữ
Eli đến viện khám bởi nghe âm thanh lạ trong tai, bác sĩ phát hiện những thân cây nhỏ xíu, lá xanh mướt mọc trong tai bệnh nhân.
Theo MSN, Eli Smit 17 tuổi, sống ở Auckland (New Zealand) cảm nhận những âm thanh “lạo xạo” bên tai trái của mình khi cử động hàm. Một tuần trôi qua, những cơn đau vùng tai bắt đầu xuất hiện và đau dữ dội đến mức cô không thể nằm nghiêng bên trái, thậm chí không mở được hàm.
Mẹ Eli cho rằng con gái bị nhiễm trùng tai nên đã đưa cô đến bác sĩ. Tuy nhiên, những gì mà bác sĩ phát hiện khiến tất cả phải sửng sốt: Bên trong tai của Eli là những mầm cây nhỏ lá xanh mướt đang phát triển tươi tốt.
Các bác sĩ dùng nhíp gắp ra những thân cây dài khoảng 3 cm vẫn còn nguyên hạt bám ở rễ.
Mầm cây bên trong tai Eli Smit. Ảnh: MSN
Bác sĩ Michel Neefe, giám đốc bệnh viện cho biết trong hơn 20 năm sự nghiệp của mình, ông chưa từng gặp trường hợp nào thực vật mọc trong tai người như vậy. Đây là điều cực kỳ hiếm .
Bác sĩ cho biết trong tai khá ẩm và tối nên có thể là môi trường lý tưởng để hạt nảy mầm. Tuy nhiên rễ cây không thể xuyên qua da, bén rễ được.
Video đang HOT
Sau khi được bác sĩ gắp hết số mầm cây ra, Eli cảm thấy nhẹ nhõm nhưng bị nhiễm trùng tai. Hiện tại, cô phải dùng kháng sinh để điều trị.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Tư thế ngủ nào tốt cho sức khỏe của bạn
Ngủ trong tư thế nằm ngửa tốt cho tim mạch, cơ xương khớp song dễ bị ngáy; ngủ nghiêng bạn có thể bị đau hông và lưng.
Nằm ngửa
Theo Verywellhealth, cơ thể nằm ngửa, chân được mở rộng ra hai bên, cánh tay ngang bằng cơ thể hoặc cánh tay có thể được nâng lên đặt trên bụng, hoặc phía sau đầu, hoặc vươn ra hai bên.
Theo các nhà khoa học, đây là vị trí ngủ tốt nhất. Ở tư thế này, cơ thể thở tốt hơn, làm giảm áp lực và các cơn đau xương khớp. Bàn chân duỗi thẳng giúp làm giảm phù ngoại biên (sưng bàn chân và mắt cá chân), giảm tác động của suy tim sung huyết. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, đối với những người khó thở, tư thế nằm ngửa có thể sẽ khiến họ khó thở hơn, biểu hiện như ngáy to, nguy cơ tắc nghẽn mũi và cản trở đường hô hấp. Các tình trạng bệnh lý có thể gặp phải do ngủ ngáy như mất ngủ, buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, đi tiểu đêm, nghiến răng, rối loạn tâm trạng, mất thính lực, viêm xoang mạn tính, nguy cơ đau tim...
Nằm nghiêng bên trái
Ảnh: Todayshows
Ở vị trí này, cơ thể ngả sang bên trái, phần vai trái sẽ bị áp lực, cánh tay trái nằm dưới hoặc hơi tiến lên trên, chân được xếp chồng lên nhau, hơi cong và đầu gối được nâng lên trên cơ thể.
Nằm nghiêng bên trái tránh được các tác động bất lợi của tình trạng ngủ ngáy. Phụ nữ mang thai đặt một chiếc gối dưới bụng hoặc giữa đầu gối, giúp làm giảm áp lực lên bàng quang và giảm đau lưng.
Tuy nhiên, ở tư thế này, các cơ quan nội tạng ở ngực có thể dịch chuyển, phổi đè nặng lên tim. Áp lực gia tăng này ảnh hưởng đến chức năng của tim, khả năng làm suy tim. Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh ở cánh tay trái hoặc chân cũng gây ra các vấn đề về vai, lưng dưới do sự thay đổi độ cong của cột sống.
Nằm nghiêng bên phải
Giống tư thế nằm nghiêng bên trái, nằm nghiêng bên phải tránh các tác động bất lợi của ngủ ngáy. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng lại dịch sang bên phải, tim dịch chuyển trung thất về phía phổi phải, làm giảm thể tích phổi, ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu và làm căng thẳng hệ tim mạch.
Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh của cánh tay phải hoặc chân dẫn đến chấn thương do nén hoặc đau thần kinh. Như vậy, ngủ nghiêng bên trái hay phải thường xuyên có thể gây ra đau lưng dưới, đau hông, các bệnh về tim và phổi.
Nằm úp
Đây là vị trí ngủ ít phổ biến. Cả cơ thể nằm úp xuống giường, khuôn mặt quay sang một bên để thở, cánh tay và bàn tay mở rộng ra bên ngoài, chân duỗi thẳng, không cong.
Tư thế này tránh được hậu quả bất lợi của giấc ngủ ngáy, ngăn ngừa sự thay đổi cơ quan xảy ra với ngực, giảm đau mạn tính với các cơ xương. Tuy nhiên, tư thế này sẽ dẫn đến đau cổ, tăng áp lực lên các cơ vùng vai và lưng trên, áp lực lên dây thần kinh từ bàn tay. Ngoài ra, hơi thở cũng có thể bị tổn hại.
Nằm hơi đứng
Ở tư thế này, đầu được nâng lên cao 20-30% so với toàn thân, giống như ngủ trong một chiếc ghế tựa. Tư thế này giảm nguy cơ ngủ ngáy và các vấn đề liên quan đến ngừng thở. Tuy nhiên, gần như không thể thay đổi vị trí khi ngủ, con người khó đi vào giấc ngủ sâu.
Theo các nhà khoa học, khi xem xét vị trí tốt nhất cho giấc ngủ, điều quan trọng là hiểu cơ thể. Rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát từ tư thế ngủ của chính bạn. Vì vậy, hãy thử nghiệm các tư thế khác nhau để biết tư thế nào là tốt nhất.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền Bà mẹ đã chia sẻ lại hình ảnh con trai 9 tháng tuổi khi trải qua trận ốm kinh khủng vì mắc bệnh sởi để nhắc nhở các phụ huynh khác tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ. Emily Jane, bà mẹ có con trai 9 tháng tuổi, vừa chia sẻ lên Facebook câu chuyện con mình bị ốm nghiêm trọng...