Cay mắt khoảnh khắc cô gái Trung Quốc đoàn tụ cha mẹ ruột sau 30 năm bị bắt cóc
Năm 1989, cô bé Jin Ting đang đi bộ tới sạp hoa quả của mẹ ở thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây, thì bị người lạ dắt đi. Bố mẹ Jin Ting sợ rằng sẽ không bao giờ gặp lại con gái.
Những người chứng kiến kể lại rằng hôm đó, họ nhìn thấy Ting Ting (tên gọi ngày bé của Jin Ting) vừa đi vừa khóc trên phố trước khi bị một phụ nữ trung niên dẫn đi. Bố mẹ Jin Ting đã yêu cầu cảnh sát tổ chức tìm kiếm trên cả nước trong nhiều năm sau đó. Bản thân ông Jin Guosheng, bố của Jin Ting, cũng cùng vợ đến nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc để tìm con gái trong suốt mấy chục năm qua nhưng vô ích.
Nỗ lực tìm kiếm con của cặp vợ chồng gần như không có kết quả cho tới khi được một nhóm tình nguyện viên của Baobeihuijia, trang web ở Trung Quốc giúp kết nối các gia đình với những thành viên thất lạc, chú ý vào tháng 3/2018.
Các nhân viên thuộc tổ chức phi chính phủ này biết ông Jin và vợ đã gửi mẫu ADN lên cơ sở dữ liệu của cảnh sát Ưng Đàm hồi năm 2016. Họ phát hiện một phụ nữ tên Ping Ping, đang sống ở huyện Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, có mẫu ADN trùng khớp. Một cuộc xét nghiệm nữa được tiến hành và kết quả được bệnh viện công bố tuần trước cho thấy họ thực sự có quan hệ ruột thịt. “Tôi đã không tài nào chợp mắt trong nhiều ngày vì quá mừng, như thể có thứ gì cứ chạy qua chạy lại trong tim. Con gái tôi. Nó như chiếc áo khoác nhỏ của tôi bị thất lạc 30 năm giờ mới tìm thấy”, ông Jin Guosheng chia sẻ về cảm xúc khi nhận được kết quả ADN.
Hôm 17/8, nhà chức trách đã tổ chức một buổi gặp mặt để Jin Ting và bố mẹ đoàn tụ với nhau ở thành phố Ưng Đàm.
Vợ chồng ông Jin Guosheng trong ngày đoàn tụ con gái Jin Ping (áo hồng). Ảnh: AsiaWire.
Ông Jin khẳng định đây chính là cô con gái mất tích 30 năm trước. “Chính xác là 30 năm. Con gái tôi bị bắt cóc và quay về nhà vào đúng ngày này năm xưa”, ông xúc động nói. Ông Jin nhớ rằng con gái bị lạc ngày 17 tháng 7 âm lịch năm 1989 và trở về đoàn tụ ngày 17/8, cũng là 17 tháng 7 âm lịch năm nay. Ngày ấy, Jin Ting được đưa tới một gia đình mới cách nhà mình 550 km và sống ở đó đến nay. Cô được đặt tên mới là Ping Ping.
Ping Ping hiện đã là mẹ ba con và làm chủ một phân xưởng nhỏ ở Phủ Điền.
Video đang HOT
“Con bé nói cuộc sống của nó ổn, và bố mẹ nuôi đối xử rất tốt”, ông Jin nói thêm.
Vợ chồng ông Jin cho hay họ dự định theo con gái tới Phủ Điền một chuyến để gặp gia đình con, cảm ơn những người đã nuôi nấng cô trong mấy chục năm qua. “Chúng tôi sẽ cảm tạ bố mẹ nuôi của con bé vì đã chăm sóc nó suốt thời gian qua”, ông chia sẻ.
Theo Ngôi sao
Vụ án "móng tay sơn đỏ" không có lời giải 16 năm trươc gây xôn xao Hàn Quốc
Móng tay và chân được sơn đỏ chót trở thành chi tiết được chú ý trong vụ án bắt cóc, giết người 16 năm về trước.
Vụ án "móng tay sơn đỏ".
Vào ngày 5/11/2003, vụ mất tích của nữ sinh trung học 14 tuổi Uhm Hyun Ah, sống ở thành phố Pocheon, tỉnh Gyeonggi, gây xôn xao dư luận Hàn Quốc.
Cái chết của Uhm để lại trong lòng gia đình cô niềm xót xa khôn nguôi và nhiều uẩn khúc bởi đến nay vẫn chưa rõ danh tính hung thủ.
Khoảng 4h chiều ngày 5/11/2003, Uhm tan trường trước khi đến nhà một người bạn chơi trong vòng 2 tiếng. Sau đó, cô gọi điện thoại cho mẹ báo chuẩn bị về nhà nhưng người nhà chờ mãi vẫn không thấy đâu.
Gia đình mất liên lạc với Uhm lúc 6h20 và tối hôm đó tiến hành báo cảnh sát vì đoạn đường về nhà chỉ khoảng 800m, không lý nào lại mất thời gian di chuyển đến vậy.
Công tác tìm kiếm tìm được manh mối vào ngày 28/11/2003 là balo, cà vạt và vớ của Uhm tại thành phố Uijeongbu, cách nơi ở của nữ sinh 7,4km.
Tiếp đến, điện thoại và đôi giày thể thao của Uhm được phát hiện tại khu vực đường ống rác thải vào gần 1 tháng sau đó. Đáng tiếc những vật dụng này vẫn không thể đưa cảnh sát đến gần với tung tích của cô gái trẻ.
Mãi đến ngày 3/2/2004, đúng 96 ngày Uhm mất tích, cảnh sát mới tìm được thi thể của cô trong đường ống thoát nước cách nhà 6km.
Thời điểm đó, Uhm không có một mảnh vải che thân trên người, nửa trên cơ thể bị phân hủy một cách nghiêm trọng. Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi, các chuyên gia xác định Uhm không có dấu vết bị tấn công tình dục hay xâm hại nhưng khó xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô.
Việc không tìm thấy quần áo của Uhm khiến cảnh sát tin rằng chắc chắn hung thủ đã cố ý giữ lại chúng như một món đồ kỷ niệm cho việc bắt giữ và giết hại cô gái trẻ.
Một trong những chi tiết đáng chú ý nhất của vụ án là móng tay và chân được sơn đỏ của nạn nhân. Do quy định của nhà trường nên Uhm thường không sơn móng tay mỗi khi đi học. Mẹ cô cũng xác nhận chuyện này.
Kết quả kiểm tra cho thấy chính kẻ thủ ác đã sơn móng tay và chân cho Uhm sau khi nữ sinh qua đời. Ngày 13/2/2004, tang lễ của Uhm được cử hành sau khi cô nhận được bằng tốt nghiệp danh dự cho nhà trường cấp.
Người thân Uhm không kiềm được nỗi xúc động trước cái chết đột ngột của thiếu nữ.
Được biết, sau khi tạm biệt các bạn, Uhm đã đi vào con đường tắt để trở về nhà. Theo lời nhân chứng kể lại, người này đã nhìn thấy một chiếc ô tô màu trắng đáng ngờ đậu gần khu vực nữ sinh mất tích.
Nhiều khả năng đây là phương tiện của kẻ thủ ác dùng để bắt cóc Uhm và có vẻ như hắn cũng rất rành rẽ đường sá khu vực này, đồng thời đã lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi hành sự để không xảy ra bất kỳ sơ sót nào trong quá trình hành sự.
Chân dung nghi phạm được mô phỏng theo lời mô tả của nhân chứng.
Bất chấp nỗ lực điều tra, cảnh sát vẫn không thể xác định danh tính của hung thủ, vụ án cứ thế đi vào ngõ cụt trong suốt 16 năm và có lẽ chuyện gì đã xảy ra với Uhm, hay cô gái trẻ chết như thế nào sẽ mãi mãi là bí ẩn không có lời giải đáp.
Theo Helino
Quan chức quân sự cấp cao Triều Tiên thăm Trung Quốc Một quan chức quân sự cấp cao Triều Tiên ngày 16/8 đã tới Trung Quốc, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng được củng cố. Các nguồn tin cho biết, phái đoàn Triều Tiên do ông Kim Su-gil, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Triều Tiên dẫn đầu đã đến sân bay ở thủ...