Cay mắt khi vô tình nghe câu mẹ chồng bênh vực mình
Khi bế con ra phòng khách, tôi vô tình nghe mọi người đang bàn tán về mình. Và mẹ chồng đã nói một câu làm tôi cay xè mắt.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi chuyển ra ngoài ở riêng. Căn nhà không quá rộng rãi nhưng cũng đầy đủ tiện nghi và thoải mái cho đôi vợ chồng trẻ. Chỉ có điều, chồng tôi rất lười biếng. Anh ấy không đụng tay đến bất cứ việc gì trong nhà, kể cả việc nấu cơm hay quét dọn. Đi làm về, tôi phải làm hết mọi việc; còn chồng nhàn nhã nằm xem tivi hoặc chơi game. Tôi tâm sự, khuyên bảo nhiều lần, anh đều không thay đổi.
Mỗi lần về quê, tôi đều kể chuyện cho mẹ chồng nghe về chồng mình. Bà lắc đầu chán nản và bảo đó là truyền thống của gia đình anh. Hồi trước, bà cũng khổ sở, vất vả vì bố chồng tôi lười biếng, đi làm rồi về nhà là nằm dài trên ghế hoặc đi nhậu nhẹt với bạn bè.
Video đang HOT
Thấy tôi than vãn, mẹ chồng liền gọi điện cho con trai mắng mỏ một trận nhưng bản tính anh vẫn chẳng thay đổi. Ngược lại, sau mỗi trận mắng của mẹ, anh sẽ trút giận lên vợ bằng việc im lặng suốt cả tuần.
Khi tôi mang thai, mẹ chồng là người đưa ra ý kiến để tôi về quê dưỡng thai. Bố mẹ tôi ở xa, lại lớn tuổi nên bà không yên tâm khi tôi về nhà ngoại. Còn ở nhà riêng, bà sợ tôi bầu bì mà vẫn phải làm công việc nhà nhiều rồi ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Lúc đầu chồng tôi không muốn vì ngại quãng đường đi làm xa. Nhưng bố mẹ cứng rắn ép buộc, anh ấy đành miễn cưỡng nghe theo. Từ lúc có bầu, tôi đã chuyển về quê sống cùng bố mẹ chồng và xin nghỉ việc không lương. Chồng tôi đi đi về về, ngày nào tăng ca thì ở lại.
Tôi sinh con, người chăm sóc cũng là mẹ chồng. Bà lo lắng cho tôi từng chút một. Từ việc vệ sinh cơ thể, bế bồng cháu sơ sinh, giặt giũ, bà đều làm rất thành thục. Không chỉ thế, mẹ còn dạy chồng tôi cách để bế con, nấu vài món ăn đơn giản cho gia đình; còn thức ăn của tôi thì mẹ tự mình nấu. Sự săn sóc của mẹ khiến tôi ấm lòng và cảm thấy mình đã chọn đúng gia đình chồng rồi.
Hôm kia là ngày con tôi tròn 3 tháng 10 ngày. Theo phong tục, chồng tôi mua cái bánh kem rồi tổ chức bữa tiệc nhỏ, mời họ hàng thân thiết đến dự. Thấy tôi chỉ bế con mà không làm gì, kể cả dọn dẹp bàn, những người họ hàng đó cảm thấy khó chịu.
Khi tôi bế con vào phòng cho con bú rồi quay trở lại phòng khách, tôi vô tình nghe vài người đang bàn tán về mình. Họ nói tôi lười biếng, đã hết thời gian ở cữ rồi mà vẫn không đụng tay vào cái bát cái đũa. Họ còn nói mẹ chồng đã quá chiều tôi, coi chừng tôi sẽ “leo lên đầu ngồi”. Không ngờ, mẹ chồng tôi lại lên tiếng: “Con dâu đòi làm mà tôi không cho. Phụ nữ sinh đẻ đã khổ sở, nguy hiểm, mình chiều con dâu một chút cũng chẳng sao, miễn con cháu hạnh phúc, khỏe mạnh là được rồi”.
Câu bênh vực của mẹ chồng làm tôi cay xè mắt. Bà đã yêu thương, bảo vệ tôi như con đẻ của mình. Với tôi, vậy là đủ mãn nguyện rồi, dù chồng có tệ một chút thì tôi cũng được an ủi nhờ người mẹ chồng vừa hiền lành, vừa thương con cháu.
Bật khóc khi thấy bọc vàng trong tủ quần áo của mẹ chồng
Khi dọn dẹp tủ quần áo của mẹ chồng, chúng tôi tìm mãi mà chẳng tìm ra được một bộ quần áo mới nào.
Ảnh minh họa
Mẹ chồng tôi có tính tiết kiệm, ăn chẳng dám ăn, xài chẳng dám xài. Bà buôn bán lặt vặt ở chợ, bao nhiêu tiền gom góp được thì đều cất dành rồi sắm vàng. Trong 3 người con dâu, tôi là người mẹ chồng thương yêu nhất, cũng là người chăm sóc, gần gũi với bà nhất. Vợ chồng tôi xây nhà ở sát bên nhà bố mẹ chồng. Ngày nào tôi cũng tranh thủ xuống lau dọn nhà cửa cho mẹ chồng, hoặc nấu gì ngon, tôi đều đem xuống cho bố mẹ ăn. Sau khi bố chồng mất, tôi càng quan tâm chăm sóc mẹ chồng hơn. Tôi cũng hay biếu tiền mẹ và khuyên mẹ đừng bán hàng nữa, vất vả quá. Nhưng tiền tôi đưa, mẹ không bao giờ nhận mà đưa lại cho con trai tôi.
Tuần vừa rồi, mẹ chồng tôi bị đột quỵ rồi ra đi đột ngột. Mẹ chồng mất nhanh quá, chẳng kịp trăng trối lại điều gì khiến mọi người đều ngỡ ngàng. Các anh em tập trung về hết để lo liệu tang lễ cho mẹ.
Khi tôi và chị dâu lục tủ quần áo của mẹ chồng để tìm bộ quần áo mới thay cho bà thì càng đau lòng hơn khi toàn đồ cũ. Có bộ mặc ở nhà gần như đã rách đôi chỗ, bạc màu nhưng mẹ vẫn giữ lại. Bỗng tôi và chị dâu sững người khi thấy trong 1 cái áo cũ của mẹ chồng có 1 bọc vàng. Chúng tôi mở ra, thấy bên trong bọc vải lớn là 3 bọc vải nhỏ hơn, ghi tên từng đứa con. Bên trong mỗi bọc nhỏ là 3 lượng vàng nhẫn.
Tôi đưa bọc vàng cùng những bộ quần áo cũ cho cả nhà xem. Chúng tôi ai nấy đều rơi nước mắt vì tình cảm và sự chắt chiu đến cùng cực của mẹ. Hóa ra, bao nhiêu tiền, mẹ đều sắm vàng nhưng không phải vì bản thân mà để dành cho các con.
Vì không có đồ mới nên tôi phải ra chợ, mua cho mẹ một bộ đồ mới để khâm liệm. Tang lễ xong xuôi, tôi bàn với các anh chị dùng số vàng của mẹ tiết kiệm làm từ thiện; mua gạo, mì tôm phát cho những người nghèo trong xóm, coi như tích chút phước đức cho bà. Nhưng anh chị không đồng ý, người nào cũng đưa ra lý do riêng của mình. Nghĩ đến sự khổ cực của mẹ, lại thấy các anh chị ích kỉ, tôi vừa giận họ vừa xót xa cho mẹ. Có lẽ, vợ chồng tôi sẽ dùng số vàng này để làm từ thiện nhưng chỉ sợ sẽ gây thêm điều tiếng, xích mích anh em trong nhà. Tôi có nên làm không đây?
Chồng xin vợ bỏ qua hiềm khích vào chăm mẹ chồng nằm viện, đến thấy cảnh trong phòng chị đưa ra quyết định Từ những ngày mới về làm dâu, người phụ nữ này đã chịu đựng không biết bao tủi nhục khi bị mẹ chồng chèn ép, đối xử tệ bạc. Không ít mẹ chồng đối xử tệ bạc với con dâu, thậm chí còn nói những lời cay nghiệt và thẳng thừng tuyên bố sau này về già cũng không cần con dâu chăm...