Cây mắc ca cho trái “khủng” to bằng quả trứng gà
Đến thăm vườn mắc ca của ông Nguyễn Đức Ba (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), nhiều nhà khoa học đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước một cây mắc ca cho trái to tương đương quả trứng gà.
Vườn mắc ca của hộ gia đình Lê Đức Ba (ở Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Lâm Đồng) có một cây cho quả có kích cỡ to bất thường.
Vườn mắc ca của ông Ba rộng khoảng 7 sào (0,7ha) với hơn 2.500 cây mắc ca được trồng cách nay 10 năm, hiện cho năng suất gần 20kg/cây. Như những vườn mắc ca khác, hơn 2.500 cây mắc ca trong vườn nhà ông Ba cũng chỉ cho trái có kích cỡ khoảng bằng ngón chân cái người lớn, trái nào “đột biến” to lắm cũng chỉ bằng quả bóng bàn. Song, trong vườn mắc ca của ông Ba có duy nhất một cây cho quả có kích cỡ to một cách bất thường: bằng quả trứng gà! Điều đáng nói, không chỉ lác đác một vài quả, một vài chùm hay một vài vụ mà quả nào, chùm nào và vụ nào cây mắc ca “lạ” này cũng đều như thế cả.
Video đang HOT
Ông Lê Đức Ba trong khu vườn mắc ca rộng 0,7ha. Ảnh: Lê Kiên
Theo ý kiến của nhiều người đã ghé thăm, cây mắc ca này của ông Ba cho quả lớn nhất ở Việt Nam hiện nay; và hơn thế nữa, trên thế giới cũng khó tìm một cây mắc ca nào cho quả với kích cỡ như thế. Ông Nguyễn Đức Ba cho biết, cây mắc ca có quả như quả trứng gà ấy lúc ban đầu cũng được ông ươm giống, trồng và chăm sóc như mọi cây mắc ca khác. Chứng kiến cây mắc ca cho quả gấp đôi bình thường, nhiều nhà khoa học đã đề nghị ông Nguyễn Đức Ba nên nhân giống từ nó để tự trồng và cung cấp cho bà con nông dân trong vùng cùng trồng.
Theo Dân Việt
Triển vọng thị trường và cơ hội cho mắc ca Việt Nam
Triển vọng thị trường của hạt mắc ca đã góp thêm một cơ sở củng cố tham vọng xây dựng ngành công nghiệp này tại Việt Nam.
Được phát hiện mới chỉ 155 năm, nhưng quả mắc ca đã sớm trở thành thứ hàng hóa được săn đón trên toàn thế giới bởi giá trị dinh dưỡng vượt trội. Chứa đến 78% tinh dầu, mắc ca được mệnh danh là nữ hoàng các loại hạt, với các sản phẩm đầu ra không chỉ để làm thực phẩm mà còn sản xuất dầu ăn, mỹ phẩm, và chế phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Tại vườn mắc ca của ông Bùi Hữu Hòa, dù đang trái vụ nhưng vườn mắc ca thu nhiều trái. Thời điểm này, nhu cầu thị trường lên cao, nguồn cung lại khan hiếm nên gia đình ông bán khá được giá - khoảng 180.000/kg hạt tươi. 6 năm trồng mắc ca, và đã qua 3 vụ thu hoạch, chưa bao giờ ông Hòa gặp phải tình trạng rớt giá, hay ế ẩm.
Ông Bùi Hữu Hòa, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Cái đầu ra thì không phải lo. Con nhà tôi giờ muốn thu mua mà có thu mua được đâu.Có đâu mà thu mua. Cái hạt cà phê nó đắng thế, người thích người không thích mà còn phát triển được như vậy. Trong khi cái hạt mắc ca này thì trăm người ăn được cả trăm thì sao mà phải lo.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào mắc ca, công ty cổ phần Vinamacca hiện đang đầu tư trồng 70 ha, liên kết với nông dân 1200 ha và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tại Đắc Lắc thông qua hệ thống đại lý thu mua tại chỗ. Doanh nghiệp này cho biết năm ngoái chỉ thu hoạch và mua được 30 tấn hạt trong khi nhu cầu thị trường nội địa ước tính 500 tấn, chưa kể các đơn hàng từ nước ngoài.
Hạt mắc ca mới chiếm tỷ trọng 1% trong tổng sản lượng các loại hạt ngon nhất nên cái vùng đất để nó phát triển còn rất lớn. Diện tích có tăng gấp 30 lần thì giá trị của hạt mắc ca này vẫn không thay đổi. Nó không thể rẻ hơn các loại hạt khác. Giám đốc công ty cổ phần Vinamacca, ông Hoàng Tùng nói.
Theo website của hiệp hội mắc ca thế giới, intermac.com.au dự báo nhu cầu thị trường toàn cầu đạt khoảng 400.000 tấn hạt trong khi sản lượng chỉ đạt khoảng 145.000 tấn. Dự báo với tốc độ phát triển hiện nay, đến năm 2020, sản lượng mắc ca vẫn mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu toàn cầu.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, tổng thư ký hội các ngành sinh học Việt Nam cho biết: Các doanh nghiệp hiện nay rất cần sản phẩm, ví dụ như doanh nghiệp IDT phải nhập mắc ca từ Bzaril , thậm chí mua của Nam Phi và Úc để về chế biến. Tết vừa rồi cũng thế, hạt mắc ca bán rất đắt nhưng bán bao nhiêu cũng hết. Rõ ràng yêu cầu của họ lớn và họ rất mong hàng.
Với khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Việt Nam đang được kỳ vọng nối tiếp Úc, Hoa Kỳ, trở thành nguồn cung mắc ca dồi dào cho thế giới. Triển vọng thị trường lạc quan cũng đang hấp dẫn nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư mở rộng vùng trồng mắc ca không chỉ tại Tây Nguyên mà còn tại Tây Bắc. Tuy nhiên, về lâu dài, rất cần có chiến lược nghiên cứu nghiêm túc trong đó trọng tâm là gắn nông dân với doanh nghiệp hình thành chuỗi giá trị bền vững cho cả đôi bên.
Theo Truyền Hình Công An Nhân Dân
Đề xuất bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây chủ lực của Tây Nguyên Bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây nông, công, lâm nghiệp mũi nhọn cần được ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới tại Việt Nam là một trong các đề xuất mới đây đối với Thủ tướng Chính phủ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Mắc-ca được kỳ vọng trở thành "cây tỉ USD" tại Tây Nguyên - Ảnh: N.A Đề...