Cây Lộc Vừng có ý nghĩa gì? cách trồng cây đẹp hợp phong thủy
Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh phổ biến và được nhiều người trồng trong nhà làm mục đích trang trí cũng như để tốt cho phong thủy. Vậy bạn đã hiểu hết được ý nghĩa cũng như cách trồng cây sao cho tốt nhất chưa.
Một số thông tin về cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao thân trung bình từ 2 đến 5m, nhiều loại có thể cao đến 10m. Cây Lộc Vừng thuộc nhóm Tam Đa: cây Sung (Phúc) – cây Lộc Vừng (Lộc) – cây Vạn Tuế (Thọ); cho nên được rất nhiều người ưa chuộng và tìm về để trồng làm cây cảnh trong nhà.
Cây có thể nở hoa quanh năm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết nơi được trồng. Hoa của cây có màu đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành các chuỗi mọc rủ xuống trông vô cùng đẹp mắt. Phần lá cây có dạng hình trứng thuôn dài, có màu xanh lá và mọc khá xum xuê. Với những cây Lộc Vừng có tuổi thọ lâu đời, tán lá phát triển mạnh có thể giúp che mưa nắng rất hiệu quả.
Hình ảnh cây Lộc Vừng
Mùa của hoa Lộc Vừng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc cho đến hết tháng 8. Khi này hoa sẽ nở rực rỡ và cho hương thơm thoang thoảng nhưng đầy ngọt ngào. Vào mùa đông, hoa không còn nở và cây sẽ bắt đầu rụng lá. Quá trình mọc lá và phát triển của hoa sẽ lại tiếp tục khi sang đầu mùa Xuân. Cây Lộc Vừng hiện nay được trồng nhiều ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Phân loại cây Lộc Vừng phổ biến hiện nay
Cây Lộc Vừng hiện nay có rất nhiều chủng loại với nhiều kiểu dáng khác nhau. Do đó nếu bạn muốn phân biệt được các loại cây thì cần phải dựa vào những đặc điểm nổi bật của từng loại
1. Cây Lộc Vừng hoa đỏ
Là loài Lộc Vừng đặc trưng với màu hoa đỏ rực vô cùng quyến rũ. Nhiều người tin rằng cây Lộc Vừng hoa đỏ sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho gia chủ. Chúng vốn có nguồn gốc từ những khu vực ngập nước gần biển ở phía nam châu Á và một phần phía bắc châu Úc.
Hay còn được gọi là cây hoa Lộc Vừng chùm, cây Chiếc chùm,… Hoa khi nở sẽ có màu trắng và mọc thành từng chùm với nhau trông vô cùng bắt mắt. Do đó chúng thường được trồng với mục đích trang trí, làm đẹp cho không gian sống xung quanh.
3. Cây Rau Vừng (cây Chiếc)
Đây là giống cây phổ biến thường có ở các tỉnh miền Nam. Điểm nổi bật nhất của chúng đó chính là chỉ sinh sống tại những khu vực rừng ngập mặn hoặc bên cạnh bờ biển dọc theo khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương. Loài cây này thường được trồng để tạo bóng mát do tán lá của cây khá to và xum xuê. Một điều đặc biệt nữa đó là quả của loài cây Rau Vừng không được tạo nên từ hoa mà mọc từ chính cành cây.
Ý nghĩa của cây Lộc Vừng trong phong thủy
Do nằm trong bộ Tam Đa, cây Lộc Vừng được đánh giá rất cao không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo trong giới cây cảnh mà còn về ý nghĩa phong thủy mà cây có thể mang lại cho gia chủ. Cây Lộc Vừng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, cuộc sống sung túc, gặp nhiều may mắn và thành công giống như cái tên “Lộc” mà cây vốn có.
Ngoài ra, sự xum xuê của hoa và lá cây còn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Tuổi thọ của cây Lộc Vừng rất cao còn mang điềm tốt lành về sự trường tồn, bền vững với thời gian. Nếu nhà có người lớn tuổi thì họ sẽ luôn được “bách niên giai lão”.
Một số công dụng khác của cây Lộc Vừng
Ngoài công dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà, cây Lộc Vừng còn là một loài dược liệu vô cùng quý giá với nhiều khả năng chữa bệnh khác nhau. Các bộ phận của cây đều có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh như:
- Quả cây Lộc Vừng: dùng để chữa trị ho, hen suyễn hiệu quả.
- Rễ cây Lộc Vừng: chuyên dùng để bào chế thuốc trị sởi, viêm, nấm da.
- Hạt cây Lộc Vừng: có khả năng chống viêm cao, dùng để trị đau mắt, tiêu chảy, kiết lỵ,…
- Vỏ cây Lộc Vừng: giúp làm ấm cơ thể, giải cảm, hạ sốt, trị chứng đau bụng hiệu quả.
Ngoài ra, với hình dáng đẹp đẽ, cây Lộc Vừng có thể được dùng làm quà tặng tân gia, khai trương, quà Tết hoặc trang trí cho văn phòng làm việc ở công ty.
Video đang HOT
Cây Lộc Vừng có nhiều công dụng trong đời sống và phong thủy
Cách trồng cây Lộc Vừng cảnh đẹp nhất
1. Lựa chọn giống
Trồng Lộc Vừng không hề khó bởi đây là giống cây có khả năng chịu ngập úng và chịu hạn rất tốt. Ngoài ra, cây Lộc Vừng có thể được trồng bằng cây non hoặc thông qua phương pháp chiết, giâm cành từ cây ban đầu.
2. Chọn đất trồng
Hãy lựa chọn các loại đất có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, có độ tơi xốp cao và có khả năng thoát nước tốt để tránh gây ngập úng cho rễ. Tốt nhất nên chọn loại đất mùn có pha cát hoặc phân chuồng ủ mục sẽ rất tốt cho cây.
3. Tưới nước
Cây Lộc Vừng ưa ẩm ở mức trung bình, tức là bạn không cần tưới quá nhiều nước cho chúng để tăng sự sinh trưởng của cây. Chỉ nên duy trì độ ẩm vừa đủ trong đất, tưới nhiều một chút vào mùa hè nắng nóng và hạn chế tưới vào mùa đông.
4. Điều kiện ánh sáng
Cây Lộc Vừng rất ưa ánh nắng Mặt Trời, do đó bạn cần đặt cây tại những vị trí có nhiều ánh sáng chiếu đến để giúp cây phát triển tốt hơn.
5. Bón phân
Nếu như đất trồng đã đủ dinh dưỡng, bạn không nhất thiết phải bón thêm phân cho cây. Chỉ cần bón phân vào giai đoạn khi cây non đang bắt đầu phát triển và khi cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa.
Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà hay không?
Nhờ vào những giá trị cao đẹp và tốt lành trong phong thủy, bạn nên trồng cây Lộc Vừng ở trước nhà. Hương thơm của hoa sẽ giúp thanh lọc không khí và tiêu diệt vi khuẩn, xua đuổi côn trùng có hại. Khi cây phát triển sẽ cao lớn và tỏa bóng mát, che chắn mưa gió cho ngôi nhà của bạn. Hãy lựa chọn vị trí trồng cây nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà, tránh trồng chính giữa lối đi có thể khiến cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong ngôi nhà của bạn.
Trồng cây Lộc Vừng trước nhà có lợi cho phong thủy
Cách kích thích cây Lộc Vừng ra hoa nhanh và đẹp
Nhiều người chơi cây cảnh thường muốn cây của mình phát triển nhanh, mau chóng nở hoa vào đúng dịp quan trọng. Thời gian từ lúc kích thích cho đến lúc cây ra hoa đẹp là khoảng 3 tháng. Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây để kích thích cây Lộc Vừng của bạn nhanh chóng ra hoa:
- Bắt đầu kích thích cây ra hoa từ tháng 9 âm lịch nếu như bạn muốn cây Lộc Vừng có thể nở đúng vào dịp Tết.
- Khi cây đang phát triển tốt, cành lá xanh mướt, hãy ngừng việc tưới nước trong khoảng 7-10 ngày. Sau thời gian đó thì cắt bỏ hết toàn bộ lá ở trên cây.
- Dùng dung dịch kích thích ra hoa như KNO3 pha với tỷ lệ 8 lít nước sạch trên 120g dung dịch. Cách nhau khoảng 10 ngày thì phun thuốc một lần.
- Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ ra hoa nở đẹp và đúng theo ý muốn của bạn.
Cây Ngọc Bích có ý nghĩa gì, hợp tuổi nào, cách trồng và chăm sóc
Cây Ngọc Bích có lá dày mập mạp mọng nước, màu xanh mượt tươi tốt giúp trang trí không gian trong nhà thêm sinh động và trong phong thủy thì đây là biểu tượng của sự thăng hoa trong làm ăn, tiền của vào như nước.
Cây Ngọc Bích có hình dáng thu nhỏ giống như cây thân gỗ, ưa ánh sáng yếu, chịu hạn tốt nên rất thích hợp sử dụng làm cây trang trí trong nhà. Chúng sống rất lâu và được coi là biểu tượng của sự may mắn.
1. Đặc điểm cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích hay còn gọi là cây Phỉ Thúy có nguồn gốc từ Nam Phi, tên khoa học là Crassula Ovata thuộc họ cây lá bỏng.
Ngọc Bích là loại cây bụi lâu năm, ưa sống trong bóng râm. Thân cây phân nhiều nhánh nhỏ, chiều cao cây từ 30 đến 50cm. Cây con chưa trưởng thành có thân nhỏ, mọng nước, màu xanh từ gốc tới lá. Cây trưởng thành có thân to hình trụ, màu nâu nhạt, có ngấn đốt, trông giống như cây thân gỗ lâu năm có thể tạo dáng thành cây bonsai rất đẹp.
Cây Ngọc Bích non
Cây Ngọc Bích trồng 1.5 năm và hơn 3 năm
Lá cây Ngọc Bích thuộc cây lá đơn hình tròn hoặc bầu dục màu xanh ngọc bích, dài khoảng 0,5cm đến 1cm và rộng khoảng 0,5cm, hơi dày, rất mọng nước, mọc đối xứng với nhau qua thân. Viền lá có màu đỏ nhạt khi trồng ngoài nắng lâu ngày. Cây con thì lá mọc sát từ gốc lên, cây lớn dần thì lá cũng rụng theo và mọc tập trung ở phần giữa đến ngọn cây. Vì là cây lâu năm nên chậm lớn và lá rất lâu rụng.
Hoa của cây Ngọc Bích
Khi có điều kiện thích hợp như được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thì cây Ngọc Bích sẽ ra hoa. Hoa sẽ bắt đầu hình thành vào khoảng những ngày ngắn nhất trong năm và nở vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân. Những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt mọc thành từng chùm ở đầu cành, khi nở có hình ngôi sao 5 cánh, có hương thơm nhẹ.
2. Ý nghĩa của cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích thường được gọi là cây tình bạn, cây may mắn trong phong thủy. Cây ngọc bích là một loại bùa may mắn phổ biến ở châu Á được cho là để kích hoạt năng lượng tài chính.
Trồng cây Ngọc Bích trong nhà hoặc văn phòng được coi là điềm lành. Loại cây mọng nước xinh đẹp này có những chiếc lá xanh tươi rực rỡ tượng trưng cho sự phát triển và đổi mới, lá gần giống với đồng tiền hay đá ngọc bích tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.
Cây Ngọc Bích Bonsai dáng phong thủy đẹp
Cây Ngọc Bích ra hoa có ý nghĩa như có tin mừng sắp tới, may mắn và sư thịnh vượng trong kinh doanh. Những chiếc lá xanh biểu thị cho năng lượng và niềm vui của tình bạn hòa hợp và những bông hoa tượng trưng cho tình bạn đẹp.
Cây Ngọc Bích hợp mệnh gì, tuổi nào
Toàn thân của cây màu xanh theo phong thủy là tượng trưng cho mệnh Mộc, những người mệnh Mộc có tuổi Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi (1959), Mậu Thìn (1988), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973) là những người rất phù hợp để trồng cây này trong nhà hoặc làm cảnh.
Ngoài ra, theo ngũ hành thì mệnh Hỏa có tuổi Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),... được cho là mệnh tương sinh vì Mộc sinh Hỏa trồng cây này sẽ thuận theo phong thủy rất tốt.
3. Tác dụng của cây Ngọc Bích
Ngọc Bích là một loại cây thanh lọc không khí trong nhà hoàn hảo. Cây xanh không chỉ đóng vai trò là chất kích thích thị giác mà còn là chất xúc tác chính để lọc không khí trong nhà, văn phòng và môi trường nói chung. Chất lượng không khí kém có liên quan đến một số bệnh mãn tính, ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời gian.
Trồng cây Ngọc Bích trong nhà giúp thanh lọc không khí và trang trí cảnh quan thêm sinh động và mát mắt
NASA sau khi thực hiện một số thí nghiệm đã khuyến nghị một số loại cây có thể được coi là hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí trong môi trường khép kín và cây Ngọc Bích là một trong số đó.
Ngoài ra, với ý nghĩa tốt đẹp của loài cây này, những kiểu tạo hình bonsai từ cây Ngọc Bích thích hợp để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, làm quà tặng tân gia hoặc khai trương cửa hàng rất tốt
4. Vị trí đẹp đặt cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích có thể làm được nhiều điều tốt nếu chúng được đặt đúng chỗ.
Tốt hơn là nên để cây này trước cửa văn phòng, cửa hàng, lối đi hành lang, sảnh tòa nhà, cửa hàng cà phê... để mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Khi được đặt ở phía đông nam, nó thu hút sự may mắn về tiền bạc tràn đầy năng lượng để kinh doanh tốt hoặc có thêm thu nhập.
Cây Ngọc Bích để bàn
Theo phong thủy, người ta khuyến khích đặt cây Ngọc Bích ở những vị trí hướng Đông để gia đình hòa thuận, sức khỏe, khởi đầu cho những dự án, mưu cầu học vấn; Vị trí Đông Nam cho sự may mắn giàu có; Phía tây cho sự sáng tạo và ở các địa điểm phía Tây Bắc để có được sự may mắn quý nhân phù trợ. Không đặt cây Ngọc Bích trong phòng ngủ hoặc phòng tắm.
5. Cách trồng cây Ngọc Bích
Thời gian trồng thích hợp là mùa xuân và mùa hè đúng với chu kỳ sinh trưởng của cây.
Trồng cây từ tách thân
- Chọn cành bánh tẻ, lá dày xanh tốt sau đó dùng kéo cắt cách gốc hoặc mấu cành 2cm rồi để chỗ mát, tránh ánh nắng sau 2 ngày cho cành khô bớt. sau đó nhúng phần gốc vào hóc môn kích thích ra rễ.
- Đổ đất mùn tơi xốp vào chậu có lỗ thoát nước ở đáy, không dùng đất thịt. Ngoáy một lỗ nhỏ ở giữa vừa đủ để cắm cành Ngọc Bích rồi đặt cây vào lỗ sao cho kín đoạn đã nhúng thuốc kích thích ra rễ sau đó vun đất, ấn nhẹ cho chặt gốc rồi đặt cây ở chỗ mát, nắng nhẹ. Để 2 đến 3 tuần cây sẽ ra rễ và phát triển bình thường. đến tuần thứ 6 thì bắt đầu tưới nước dạng phun sương để làm ẩm đất là được, không cần tưới nhiều, 3 tuần tưới nước một lần.
Cây tách từ thân bắt đầu ra rễ
Trồng cây từ tách từ lá
Cách làm tương tự, chọn lá to dài, xanh mẫm không bị sâu bệnh rồi dùng kéo cắt cuống lá chỗ sát cành.
Để lá khô trong 3 ngày nơi thoáng mát sau đó nhúng phần cuống lá vào dung dịch kích thích ra rễ rồi cho vào bầu đất mùn tơi xốp, đặt lá nằm ngang bầu đất rồi vun đất kín gốc. Đặt nơi nắng nhẹ thoáng, mát sau vài tuần cây sẽ ra rễ và hình thành cây con.
Lá phát triển thành cây Ngọc Bích con
6. Chăm sóc cây Ngọc Bích
Tưới nước
Cây Ngọc Bích giữ nước trong lá vì vậy cây không ưa ẩm, không cần tưới nước nhiều. Khi lớp đất trên mặt của chậu cây khô đi từ 3 đến 5cm thì mới cần tưới. Nếu trồng ở trong nhà, thời gian tưới nước từ 2 đến 3 tuần một lần. Nếu bạn thấy những vết phồng rộp hình thành trên lá, nghĩa là cây đang bị tưới quá nhiều nước, vì vậy hãy giảm tần suất và số lượng.
Ánh sáng
Cây Ngọc Bích khi còn nhỏ chỉ nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng gián tiếp, tránh làm cháy lá. Cây Ngọc Bích trưởng thành cần ít nhất 4 giờ ánh nắng trực tiếp mỗi ngày. Cây non nên để nơi có ánh nắng gián tiếp, sáng sủa; Những cây Ngọc Bích lớn, phát triển tốt có thể trồng ngoài trời có ánh nắng trực tiếp. Nhà bếp và văn phòng có cửa sổ hướng Nam thường là những nơi tuyệt vời với ánh sáng vừa đủ, cũng như cửa sổ hướng Tây để đặt cây Ngọc Bích.
Đất
Đất có với độ pH lý tưởng khoảng 6,0 (hơi chua) là loại đất lý tường để trồng cây Ngọc Bích. Đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt để tránh tích tụ độ ẩm quá mức dẫn đến nấm phát triển.
Nước
Trong suốt mùa hè và mùa xuân, cây ngọc ngân nên được tưới nước thường xuyên để đất ẩm nhưng không ướt, đảm bảo thoát nước vô cùng tốt. Giảm tưới nước hàng tháng vào mùa đông. Không bao giờ để cây Ngọc Bích của bị ngập úng trong nước.
Tránh để nước bắn lên lá khi tưới, vì điều này có thể khiến lá bị thối rữa trong môi trường ẩm ướt.
Nếu cây bắt đầu rụng lá, lá bắt đầu teo lại hoặc trên lá xuất hiện những đốm nâu thì đó là dấu hiệu cho thấy cây cần thêm nước. Nếu lá bị úa và úng, cây đang nhận quá nhiều nước.
Nhiệt độ
Cây Ngọc Bích phát triển tốt trong nền nhiệt từ từ 18 đến 28 độ C. Cây không chịu được sương giá, ban đêm nếu nền nhiệt dưới 10 độ C hãy mang cây vào trong nhà.
Phân bón
Bón phân có kiểm soát vào đầu vụ hoặc hàng tuần với dung dịch pha loãng. Sử dụng phân bón NPK 20-20-20 với cường độ 1/4 trên cây trưởng thành và phân bón ít nitơ hơn trên cây non.
Mãn nhãn bộ sưu tập cây si bonsai "Song hỷ, Ngũ phúc" Những cây si nhìn rất đơn giản nhưng được chủ nhân tạo tác thành hình chữ có ý nghĩa may mắn, trường thọ và được ngã giá tiền tỷ khiến nhiều người choáng váng. Cây si là loại cây thân gỗ, thuộc họ thực vật dâu tằm. Nguồn gốc của cây si là từ khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây...