Cây Lim hơn 1.000 tuổi trở thành cây di sản
Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp và xét công nhận 15 cây cổ thụ ở các tỉnh, thành phố Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng là Cây Di sản Việt Nam. Trong đó cây Lim xanh khổng lồ ở Bắc Giang có tuổi đời cao nhất, hơn 1.100 năm.
Cây lim hơn 1000 năm tuổi ở Bắc Giang.
Cây Lim xanh ở tại Bản Nghè, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cây có đường kính thân gần 2 mét, chiều cao 45 mét, đã tồn tại qua hàng ngàn năm ở vùng đất này. Đây cũng là một trong những cây di sản Việt Nam có tuổi đời cao nhất.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang còn có cây Bồ đề gần 400 năm, chu vi thân 7,9 mét, cao 25 mét ở thôn Đông Lỗ, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa cũng được công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam.
Video đang HOT
Cũng trong đợt xét công nhận lần này, tỉnh Lào Cai có năm cây Sui có tuổi từ 200 đến 300 năm ở đền Ken, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn được công nhận đủ tiêu chí là Cây Di sản Việt Nam. Trong đó lớn nhất là cây Sui 300 tuổi, cao tới 54 mét, chu vi thân 11 mét, chục người ôm mới xuể.
Cây sui 300 năm tuổi ở Lào Cai.
Ngoài ra, trong đợt xét công nhận này, có cây Bồ đề hơn 400 tuổi, chu vi thân hơn 10 m ở đình Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh này cũng có ba cây cổ thụ khác được công nhân cây di sản đợt này là hai cây Nhội và một cây Ruối hơn 200 năm trong khuôn viên Đền Rồng – nơi thờ bà Lý Chiêu Hoàng ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn.
Thành phố Hải Phòng có bốn cây cổ thụ được xét công nhận Cây Di sản Việt Nam trong đợt này, bao gồm ba cây Đa, Gạo và Sanh từ 200 đến 350 năm ở đình Cống Mỹ, miễu Chùa Bà, xã Nam Sơn, huyện An Dương, và một cây Ruối gần 500 năm ở đồng Gia Xứ, thôn Thủy Tú, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên.
Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, với 15 cây di sản mới, dự kiến số lượng Cây Di sản Việt Nam lên đến con số 2624 cây.
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
Chỉ một đêm, trộm đột nhập trụ sở ủy ban 3 xã
Chỉ trong đêm mùng 8, rạng sáng 9.10, kẻ gian đã đột nhập vào trụ sở UBND 3 xã Thượng Quảng, Hương Hữu và Thượng Long, huyện Nam Đông, Thừa Thiên-Huế.
Ngày 10.10, Công an huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đang điều tra vụ trộm đột nhập trụ sở UBND các xã Thượng Quảng, Hương Hữu và Thượng Long.
Két sắt bị trộm đục khoét thủng một lỗ to
Thông tin ban đầu cho biết khoảng đêm mùng 8, rạng sáng 9/10, kẻ gian đã cắt khóa cửa đột nhập vào phòng kế toán tại trụ sở của 3 xã này, đục phá két sắt để lấy tài sản. Tại xã Thượng Long, kẻ trộm đã lấy 58,9 triệu đồng tiền của người dân trong xã nộp để mua bò. Riêng ở xã Thượng Quảng và Hương Hữu dù bị trộm đột nhập nhưng không mất tài sản.
Qua kiểm tra, khám nghiệm hiện trường Công an huyện Nam Đông xác định đối tượng gây án sử dụng găng tay và thủ đoạn mang tính chuyên nghiệp. Hiện công an huyện đang tích cực điều tra xác minh, làm rõ vụ việc.
Theo Q.Nhật (Người lao động)
Rùa biển chết nghi ăn phải chất thải Nguyên nhân rùa biển chết có thể vướng vào chân vịt ghe thuyền hoặc ăn trúng chất thải trôi dưới biển. Đêm 6-9, người dân thôn Hải Bắc, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) phát hiện xác một con rùa biển đã chết trôi dạt vào khu vực Gành Trên, thuộc thôn Hải Bắc. Xác rùa biển màu xanh đen,...