Cây kỳ lạ “lai giữa dứa và xương rồng” trên ngọn núi cao nhất Châu Phi
Trên ngọn núi lửa không hoạt động Kilimanjaro ở Tanzania có nhiều loài cây “độc nhất vô nhị” với hình dáng vô cùng kỳ quái.
Cây kỳ lạ lai giữa dứa và xương rồng
Kilimanjaro là một ngọn núi lửa không hoạt động ở Tanzania. Đây là ngọn núi cao nhất ở Châu Phi và là ngọn núi độc lập cao nhất thế giới: 5895 m so với mực nước biển. Kilimanjaro là một phần của công viên quốc gia Kilimanjaro và là một điểm leo núi rất nổi tiếng trên thế giới.
Là ngọn núi cao nhất ở châu Phi, Kilimanjaro có khí hậu khá đặc biệt, vì thế nơi này có nhiều loại cây “đột biến”, quý hiếm hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác trên trái đất.
Một trong những loài cây nổi bật nhất trong số đó có tên là Dendrosenecio kilimanjari. Loài cây kỳ lạ này giống như một cây lai giữa cây xương rồng và dứa. Tuy nhiên Dendrosenecio kilimanjari được xếp vào loài thực vật có hoa trong họ cúc.
Vẻ đẹp của núi Kilimanjaro
Để tồn tại trên địa hình núi cao như vậy với nhiệt độ siêu lạnh giá vào ban đêm, các cây đã tiến hóa tích trữ nước trong phần thân còn lá cụp lại khi nhiệt độ giảm xuống.
Loài cây này cao tới 10 m, nó tạo thành một thân gỗ (đường kính khoảng 40 cm) với những chiếc lá lớn hình hoa thị trên đỉnh. Những thân cây này phân nhánh sau khi ra hoa và theo thời gian phát triển tương tự như những cây nến khổng lồ.
Rừng tự nhiên bao phủ khoảng 1000 km2 trên Kilimanjaro trong đó Dendrosenecio kilimanjari mọc ở vùng đồng hoang ẩm ướt ở độ cao 2700 – 3350 m và chỉ được tìm thấy trên núi Kilimanjaro.
Núi Kilimanjaro bắt đầu hình thành cách đây khoảng 3 triệu năm và những vụ phun trào lớn cuối cùng diễn ra cách đây khoảng 350.000 năm.
Đây là khoảng thời gian đủ dài cho sự phát triển của các loài cây độc nhất vô nhị trên ngọn núi này. Năm 2005, người ta đã phát hiện ra loài ếch suối Kilimanjaro sống ở độ cao khoảng 3230 m trong các dòng nước lạnh băng. Thật không may, sự tồn tại của loài lưỡng cư này đang bị đe dọa bởi sự tan chảy của sông băng.
Ngắm toàn cảnh núi Kilimanjaro
7 ngọn núi lý tưởng cho những người "mê" chinh phục độ cao
Leo núi vốn dĩ là một môn thể thao đòi hỏi sức khỏe và sự bền bỉ. Nhiều người đam mê muốn chinh phục những ngọn núi cao để khẳng định mình, khám phá cảnh đẹp và có được những dấu mốc khó quên trong cuộc đời.
Tất cả đang chờ đợi bạn ở đỉnh những ngọn núi trong danh sách mà dân leo núi không thể bỏ qua này.
1. Núi Kilimanjaro, Tanzania
Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất ở châu Phi với độ cao 19.341 ft (5.895 m), nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể chinh phục được đối với người mới bắt đầu.
Hiện tại để chinh phục đỉnh Kilimanjaro, du khách có thể lựa chọn 1 trong 7 cung đường chính trong đó Machame, hay còn được gọi là "Chặng Whiskey" là một trong những cung đường leo Kilimanjaro đẹp nhất. Mặc dù được đánh giá là địa hình thách thức hơn so với tuyến Marang nhưng Machame lại có tỷ lệ thành công cao hơn do điều kiện tự nhiên dễ thích nghi hơn.
2. Núi Phú Sĩ, Nhật Bản
Với độ cao hơn 3.776m, Phú Sĩ không chỉ là ngọn núi cao nhất mà còn là điểm đến linh thiêng của Nhật Bản. Người dân nước này xem việc chinh phục đỉnh núi là chuyến đi phải thực hiện vào mùa hè.
Phú Sĩ có 10 trạm và du khách bắt đầu leo núi từ trạm số 5 Fuji Subaru Line ở độ cao 2.300m. Có năm cung đường để lên đỉnh núi là: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Thời tiết tốt nhất để leo núi thường vào tháng 7 hoặc tháng 8. Sau khi leo lên đến đỉnh, bạn có thể đi bộ dọc theo những con hồ xung quanh để có thể có một cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp của ngọn núi này.
3. Núi Island Peak, Nepal
Island Peak có độ cao 6.189m, nằm ở sườn Tây Nam dãy Himalaya, ngọn núi có địa hình đa dạng để ứng dụng tất cả các kỹ năng, kỹ thuật leo núi và thực tế không yêu cầu quá khó với người leo.
Để leo bạn sẽ phải cần đến một huấn luyện viên người Sherpa đi cùng hỗ trợ và các thiết bị leo núi băng chuyên nghiệp không thể thiếu là Crampons, Ice axe, ascender,dây, đai lưng, mũ bảo hiểm, boots đi tuyết, kính...
4. Núi Hood, Mỹ
Những đỉnh núi băng giá ở Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là nơi huấn luyện hoàn hảo cho những người muốn có được những kỹ năng cần thiết để leo lên những đỉnh núi cao nhất thế giới mà không cần độ cao quá lớn.
5. Núi Rainier, Mỹ
Rainier là lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu leo núi muốn tìm kiếm một cuộc phiêu lưu thử thách hơn, vì nó đòi hỏi một số kỹ năng đi dây và đi bộ xuyên sông băng.
Núi Rainier là một ngọn núi lửa đang hoạt động. Nằm ở đông nam thành phố Tacoma, Washington, quận Pierce, Washington, tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Cách Seatle 54 dặm (87 km) về phía đông nam. Đây là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Cascade và vành đai núi lửa Cascade với độ cao 4.392 m.
6. Núi Elbrus, Nga
Đỉnh Elbrus nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz, tại nước Cộng hòa tự trị Kabardino - Balkaria thuộc Liên bang Nga, gần biên giới với Gruzia. Một núi lửa đã không hoạt động kể từ khoảng 2.000 năm trước, nó là đỉnh núi cao nhất trong dãy Kavkaz (5.642m).
Ngọn núi cao nhất châu Âu này cao hơn bất kì ngọn núi nào xung quanh đó và bao quanh là các dòng sông băng, nhưng đây không phải là một ngọn núi khó khăn để chinh phục.
7. Núi Tofana di Rozes, Ý
Muốn trải nghiệm cảm giác như một tay leo núi "thứ dữ" mà không phải đối mặt với hiểm nguy? Đỉnh núi Tofana di Rozes chính là điểm đến lý tưởng cho bạn. Leo lên đỉnh núi dễ trèo miền bắc nước Ý này sẽ tốn của bạn 5 giờ đồng hồ di chuyển. Tuy vậy 4 giờ trong đó là qua các điểm có phần dây bám được đóng vào núi đá. Chính vì vậy dù có nhút nhát hay sợ độ cao, bạn vẫn có thể dễ dàng bước tiếp vì có điểm tựa vững chắc.
Hành trình chinh phục đỉnh Tofana di Rozes tuy an toàn, nhưng vẫn là thử thách về mặt sức khỏe. Ngoài ra những người sợ độ cao cũng sẽ phải vượt qua chính mình mới có thể hoàn thành hết chuyến đi.
Những ngọn núi lửa hàng trăm triệu năm ở Gia Lai Có khoảng 30 dấu tích miệng núi lửa đã tắt ở Gia Lai, trong đó có núi lửa Chư Đăng Ya, Hàm Rồng, thung lũng làng Ốp... Chư Đăng Ya cao khoảng 500 m, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc. Đây là ngọn...