Cây kơ nia lớn nhất Việt Nam gây ấn tượng đặc biệttrong khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai
Cây kơ-nia nổi tiếng vì nó không những có gỗ rất cứng mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự bất khuất của người Việt Nam trong chống giặc ngoại xâm.
Cây kơ-nia được cho là lớn nhất nước ta hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai.
Cây kơ-nia từng đi vào thơ và nhạc. Bài thơ “ Bóng cây kơ-nia” của nhà thơ Ngọc Anh sau khi được được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát “Nhớ bóng cây kơ-nia” đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt.
Du khách thích thú chụp ảnh kỷ niệm dưới tán cây kơ – nia tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai năm 2020
Video đang HOT
Cây kơ-nia có tên khoa học là Irvingia malayana. Tại Việt Nam, cây phân bố ở từ đèo Hải Vân đến Nam bộ. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2000 cây được xếp vào bậc sẽ nguy cấp cần được bảo tồn.
Kơ-nia là cây gỗ lớn. Cây cao khoảng 15-30m. Đường kính có thể hơn 4m, gốc thường có khía, bạnh vè. Vỏ thân màu nâu hồng hay xám hồng. Cành con màu nâu. Tán cây hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên màu xanh, bóng, mặt dưới màu xanh nhạt. Phiến lá hình trái xoan, dài khoảng 9-11cm, rộng 4-5cm, khi non lá có màu tím nhạt.
Gỗ cây kơ-nia rất cứng, cây to nhưng hay bị thối ruột và dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng trong xây dựng. Nhân dân địa phương dùng gỗ kơ-nia làm cối hay chày, hoặc đốt thân cây làm than. Hạt kơ-nia mùi dễ chịu, dùng làm xà phòng hoặc dầu thắp đèn. Vỏ thân dùng làm thuốc cho phụ nữ mới sinh.
Cây kơ-nia chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai năm 2020, gốc cây lớn gấp 2 lần chiếc ô tô 4 chỗ.
Một điểm đặc biệt của cây kơ-nia đó là không chết bởi chất độc da cam. Theo tài liệu lịch sử, từ 1961 – 1971, Mỹ đã thực hiện 19 nghìn vụ phun, rải chất độc da cam/Dioxin xuống Việt Nam, với tổng diện tích 3,06 triệu ha. Những khu rừng bị chất độc da cam rải xuống tất cả cây 2 lá mầm đều bị chết, duy chỉ có cây kơ-nia không chết. Những cây kơ-nia vẫn sống, sừng sững hiên ngang giữa rừng. Chính vì vậy, cây kơ-nia được ví như tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam.
Cây kơ-nia lớn nhất Việt Nam luôn là vị trí thu hút nhiều học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập khi tới khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai.
Gắn du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa
Một xu hướng dịch chuyển nổi bật của thị trường du lịch những năm gần đây là nhu cầu tìm về với tự nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Đây là cơ sở cho các địa phương giàu tài nguyên, tăng cường đầu tư xây dựng các điểm đến, các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch sinh thái - cộng đồng để thu hút du khách. Tuy nhiên, do là sản phẩm gắn chặt với thiên nhiên, cho nên, không cách nào khác, du lịch phải trở thành một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống đồng bào Thái phục vụ phát triển du lịch.
Mục đích của du khách, nhất là khách nước ngoài khi lựa chọn sản phẩm du lịch sinh thái hay sinh thái cộng đồng, là muốn khám phá thiên nhiên và tìm hiểu đời sống cư dân bản địa. Cho nên, họ sẽ không mấy hào hứng với lối sinh hoạt có phần hiện đại. Do vậy, làm du lịch cộng đồng trước hết phải bắt đầu từ văn hóa bản địa. Đó là giữ được những phong tục, tập quán đẹp, ví như nếp nhà sàn truyền thống sạch sẽ; lối giao tiếp ứng xử thân thiện, chân thành; các món ăn đậm đà phong vị dân tộc... Tiếp đó là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ; môi trường tự nhiên trong lành, xanh - sạch - đẹp... Nói cách khác, để có thể làm du lịch lâu dài thì mỗi người dân, mỗi thôn bản phải có ý thức giữ gìn môi trường sống và bảo vệ môi trường tự nhiên. Có như vậy mới thu hút và giữ chân du khách lâu dài.
Dựa vào các điều kiện tự nhiên nguyên sinh độc đáo, sẵn có và các giá trị văn hóa truyền thống đặc thù để làm du lịch sinh thái cộng đồng, trên lý thuyết có vẻ không quá khó khăn. Song thực tế, nhìn từ phía cộng đồng làm du lịch, để đạt được mục đích là nâng cao thu nhập và xa hơn là bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; góp phần quảng bá và bảo vệ các giá trị văn hóa tộc người... thì du lịch sinh thái hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu. Với tiềm năng lớn từ các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, việc phát triển du lịch sinh thái là một trong những hướng đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn ở tỉnh ta. Đó là chưa kể, khi kinh tế được nâng cao, các hoạt động giải trí, tinh thần được cải thiện cũng sẽ góp phần giúp đồng bào các dân tộc gìn giữ được bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, du lịch sinh thái nếu không được tổ chức tốt và người làm du lịch không được trang bị các kiến thức, kỹ năng thì rất có thể sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí là hủy hoại môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa.
Có một thực tế là, tự nhiên rất dễ bị tổn thương trước mọi tác động của con người. Trong đó, phát triển du lịch sinh thái, về bản chất là dựa vào vẻ đẹp tự nhiên và môi trường văn hóa của cư dân bản địa, để xây dựng nên các sản phẩm du lịch và chào bán cho du khách. Điều này dẫn đến một nghịch lý là, du lịch sinh thái hay sinh thái cộng đồng càng phát triển nhanh chóng thì càng đe dọa tính bền vững của cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường văn hóa. Do vậy, vấn đề trọng tâm đang và luôn được đặt ra trong việc phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, đó là phải kiểm soát hay "tiết chế" lượng khách phù hợp. Nghĩa là, sản phẩm du lịch này - về lâu dài - không thể thiên về lượng mà cần hướng về chất. Nghĩa là chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, như nhiều chuyên gia đã chỉ ra, một nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái phải phù hợp với các quy định về môi trường; tăng cường và khuyến khích cả về ý thức trách nhiệm và đạo đức của các bên liên quan đối với môi trường tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những căn cứ cụ thể để ước lượng sức chứa tối đa của một khu, điểm du lịch. Theo đó, một điểm đến có thể đáp ứng một lượng khách tối đa là bao nhiêu, thì phải dựa trên các thông số cụ thể như điều kiện về hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, năng lực quản lý điều hành... và nhất là các hệ số giới hạn về môi trường như mức độ ô nhiễm, tiếng ồn, nguồn nước, an toàn cho du khách, giới hạn ảnh hưởng đến hệ sinh thái... Căn cứ trên những tính toán và những con số cụ thể, ngành chức năng và chính quyền các địa phương khi xây dựng quy hoạch phát triển du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch, cần tính đến yếu tố sức chứa của điểm đến. Đây cũng chính là căn cứ để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào loại hình du lịch này sao cho phù hợp. Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể quản lý được hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tại điểm đến một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc thu hút một lượng khách "vừa đủ" cũng giúp cho điểm đến không bị quá tải, đời sống cư dân bản địa không chịu quá nhiều xáo trộn và môi trường tự nhiên có thời gian phục hồi cần thiết.
Suy cho cùng thì, một sản phẩm du lịch sinh thái hay sinh thái cộng đồng, là tổng hòa của nhiều yếu tố và có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Do đó, hiểu đơn giản, những người được hưởng lợi từ du lịch, thì phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa. Cộng đồng trách nhiệm ấy bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cư dân bản địa và khách du lịch.
Tiềm năng du lịch từ hệ thống thác nước đẹp Ẩn sâu trong lòng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia là một 'thế giới' đa dạng sắc màu, với cảnh sắc thiên nhiên và hệ động - thực vật vô cùng phong phú. Trong đó, hệ thống thác nước đẹp là điểm đến hấp dẫn du khách khám phá, trải nghiệm. Vẻ đẹp thác Mây (huyện Thạch Thành). Nói...