Cây khế cổ thụ trăm tuổi giá 350 triệu đồng
Tại chợ hoa kiểng Tết Quý Tỵ 2013 ở Vĩnh Long, cây khế trăm tuổi khiến nhiều người trầm trồ bởi dáng thế rất “độc” và đẹp lạ.
Cấy khế “cội nguồn” của anh Lê Bá Tuấn
Anh Lê Bá Tuấn chủ nhân cây khế (ở Chánh Hội, Mang Thít) cho biết mọi người đặt tên cho cây là “Cội nguồn”, vì cây có bộ gốc rễ vững vàng, có tàn- chi trải xuống như một dòng suối mát. Cây khế này do ông ngoại anh trồng khi ông còn trẻ, tính “tuổi đời” của cây cũng trên dưới trăm tuổi.
Cây khế được định giá 350 triệu đồng, đã có nhiều người trả giá 200 triệu, 320 triệu nhưng chưa đi đến quyết định mua – bán.
Video đang HOT
Theo 24h
"Thưởng Tết" giáo viên bằng... gói bột ngọt
Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng.
Nhiều giáo viên ở miền Tây ngậm ngùi với thưởng Tết
Có trường "thưởng" bằng cách hỗ trợ... gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá.
Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng "ba cọc ba đồng" tiêu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cũng đã thiếu trước hụt sau, không dành dụm được gì nên nhiều giáo viên (GV) mong chờ vào thời điểm cuối năm được thưởng. Thế nhưng khi nghe lãnh đạo trường tuyên bố tính đi tính lại ngân sách không còn nhiều nên không thưởng, nhiều GV chỉ biết ngậm ngùi.
Chúng tôi về Trường Tiểu học Phong Thạnh (huyện Giá Rai, Bạc Liêu) những ngày cuối năm nghe chuyện thưởng Tết cho GV của trường cũng thấy buồn với họ. Thầy Huỳnh Văn Tuấn - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: " Nói đến hai từ thưởng Tết thì nghe có vẻ "sang" quá".
Thầy Tuấn chia sẻ, trường còn nghèo, kinh phí hạn hẹp nên hầu như cuối năm không còn dư dả gì, do đó chuyện thưởng Tết cho cán bộ, GV cũng "hẻo" lắm.
"Năm nay để lấy tinh thần cho GV, trường cũng chỉ có thể gửi mỗi người một phần quà là 2 bịch bột ngọt, nửa cân đường, bịch trà ăn Tết", thấy Tuấn cho biết.
Còn tại Trường THPT Giá Rai (huyện Giá Rai) có phần "sang" hơn chút đỉnh bởi mỗi GV cũng được 100.000 đồng tiền gọi là thưởng Tết. Tuy nhiên với thời buổi giá cả hiện nay thì con số này cũng chẳng bỏ bèn gì.
Thầy Huỳnh Nhật Giang (GV dạy Sử Trường THPT Giá Rai) cho hay, ngoài 100.000 đồng, nhà trường cũng làm vài con heo chia cho cán bộ, GV mỗi người ít kg thịt để ăn Tết. "Nói chung dù sao có cũng đỡ hơn là không có gì, ngày Tết có nồi thịt kho cũng ấm lòng rồi, nghề giáo có bao giờ nghĩ rằng được thưởng Tết cao đâu", thầy Giang bùi ngùi nói.
Trong khi đó, tại Trường THCS thị trấn Hộ Phòng (huyện Giá Rai), các GV cho biết, Tết này không được thưởng gì. Cán bộ, GV nhận đủ tháng lương ăn Tết là xong. "Một tháng lương ít ỏi mà lo vài miệng ăn trong mấy ngày Tết cũng chẳng đến đâu nhưng biết sao hơn", một nhân viên của trường bộc bạch.
Cô Lâm Hồng Nhung - hiệu phó Trường Mầm non Hoa Sen (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) cho biết, nhà trường cũng không có nguồn tiền dư nên chỉ gói gém lại "thưởng" bằng một phần quà gồm bánh kẹo, nước ngọt... cho tất cả cán bộ, GV, kể cả bảo vệ của trường. " Trường nghèo nên thưởng cũng "bèo", nghe ở nhiều nơi khác thưởng Tết bạc triệu mà thấy tủi", cô Nhung chia sẻ.
Nhiều trường khác ở tỉnh Bạc Liêu khi PV hỏi thăm cũng cho biết việc thưởng Tết hầu như là không có mà chủ yếu chỉ hỗ trợ quà cho GV ăn Tết. "Vì thời buổi kinh tế khó khăn, các trường học cũng thiếu thốn nên cán bộ, GV, công nhân viên đành chia sẻ với nhau để đón Tết", nhiều GV bộc bạch với chúng tôi.
Theo xahoi
Đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ khai mạc Cặp rắn cao gần 4 mét, con thuyền đi biển của ngư dân, cầu khỉ, khóm lúa, rặng tre, mái nhà tranh... được kết từ hơn 120.000 chậu hoa hiện ra rực rỡ trên đường hoa và sẵn sàng đón người dân tới tham quan tối 27 tháng Chạp. Như thông lệ, đầu đường hoa Nguyễn Huệ là biểu tượng con giáp của...