Cây húng chanh và công dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp
Húng chanh là cây thuốc nam quý, có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt trong việc trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
Húng chanh có tên gọi khác là tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô, là cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây húng chanh là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20-50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, 4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá húng chanh chủ yếu chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là các hợp chất phenolic, thành phần chủ yếu là cavaron, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn cực mạnh. Colein chứa trong lá húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng, trong đó đặc biệt là các vi trùng ở vùng họng, mũi, miệng và đường ruột.
Các hoạt chất trong lá húng chanh có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch bằng việc ngăn chặn vi khuẩn hoặc các mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Chất chống viêm trong húng chanh có tác dụng làm giảm tấy đỏ, sưng do côn trùng đốt. Mùi thơm của loại cây này còn có tác dụng thư giãn, an thần nhẹ. Với người thường xuyên căng thẳng, ngửi lá húng chanh sẽ giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
Công dụng của cây húng chanh
Lá húng chanh thường được dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, còn dùng chữa viêm họng, khản tiếng rất tốt. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hoặc giã lấy nước uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá khác nấu nước xông.
Ở Malaysia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
Ở Ấn Độ, lá húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
Chữa viêm họng, khản tiếng
Bài thuốc 1: Lấy 1 nắm lá húng chanh tươi, khoảng 15-20g, cho thêm nước rồi giã nát, chắt lấy nước chia thành 2 lần uống trong ngày. Đối với trẻ em, cho thêm ít đường phèn hấp cách thủy cho uống 2-3 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Lấy 20g lá húng chanh tươi thái nhỏ trộn với 20g đường phèn, cho vào bát và hấp cách thủy. Sau chắt lấy nước uống, còn bã bỏ miệng ngậm lấy nước. Ngày 1 lần, làm liên tục như vậy trong 3-5 ngày.
Bài thuốc 3 : Rửa sạch 30g lá húng chanh, nhai dập cùng một vài hạt muối và nuốt nước dần.
Video đang HOT
Chữa hôi miệng
Dùng húng chanh khô sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng, làm 5-7 lần trong ngày.
Nổi mày đay
Lấy 1 vài lá húng chanh tươi nhai nuốt lấy nước, rồi dùng bã đắp hoặc xoa xát.
Bị ong đốt, rắn cắn, bò cạp
Giã nát 20g lá húng chanh tươi với chút muối rồi đắp lên vết cắn.
Chữa cảm lạnh, ho, đau đầu, miệng đắng
Bài thuốc 1: Sắc lấy nước uống từ 15g lá húng chanh, 15g lá hẹ, 5g lá bạc hà, 8g tía tô, 3 lát gừng tươi. Ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Sắc lấy nước gồm 15g lá húng chanh, 20g lá húng quế, 8g lá chanh, 8 lát gừng tươi. Ngày 1 thang.
Bài thuốc 3:Lấy 20g lá húng chanh tươi thái nhỏ, cho vào bát rồi đổ rượu trắng xâm xấp, đậy kín. Đun 1 nồi nước sôi, nước sôi cho bát lá húng chanh ngâm rượu vào đun sôi lại. Cho người bệnh xông 5-10 phút, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo và tránh gió. Phương pháp này không dùng cho trẻ em.
Cảm sốt, không ra mồ hôi
Sắc lấy nước từ 20g húng chanh, 15g tía tô, 5g gừng tươi thái lát mỏng và 15g cam thảo đất. Ngày 1 thang, uống khi còn ấm để ra mồ hôi.
Chữa ho lâu ngày, lỵ ra máu
Lấy 20-40g lá húng chanh tươi rửa sạch thái nhỏ, trứng gà 1-2 quả, đập bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ. Trộn chung cả 2, đem hấp cách thủy cho chín. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy vào độ tuổi mà chia nhỏ lần ăn trong ngày.
Bị Dị ứng da
Cho 15g lá húng chanh khô cùng 2 bát nước, đun cho đến khi còn 1 bát, chia thành 3 lần uống trong ngày. Kết hợp lấy nắm lá húng chanh tươi giã nát, thêm muối xát hoặc đắp lên chỗ sưng.
Viêm loét niêm mạc, lưỡi
Ngâm nước muối 12g lá húng chanh tươi và 20g rau mùi thơm, sau đó lấy nhai nuốt lấy nước.
Trị ho thông thường, ho có đờm
Xay nhuyễn 15-17 lá húng chanh với 4-5 quả quất xanh, thêm chút đường phèn. Đem hấp cách thủy rồi uống, bã ngậm nuốt lấy nước.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản
Sắc lấy nước uống từ 20g lá húng chanh, 15g sài đất, 15g kim ngân hoa,12g cam thảo đất, 12g củ giẻ quạt. Ngày 1 thang.
Trị ho kéo dài, có đờm
Thái nhỏ 15-16 lá húng chanh tươi, cho vào bát, đổ mật ong vào xâm xấp lá, trộn đều, đem hấp cách thủy. Ngày uống 2 lần khi còn ấm để đạt hiệu quả nhất.
Chữa hen suyễn
Sắc lấy nước uống gồm 10g lá húng chanh và 10g lá tía tô. Khi uống nước này nên ăn kiêng các món ăn chiên, hải sản và nước lạnh. Cây húng chanh còn có tác dụng lợi tiểu, lọc sạch độc tố trong cơ thể, giảm số lượng muối và chất béo dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ chức năng hoạt động của thận và hệ thống bạch huyết được trơn chu.
Hội chứng ruột kích thích
Từ xa xưa, húng chanh thường được dùng để làm giảm khó chịu dạ dày và hội chứng ruột kích thích bởi tác dụng điều tiết tiêu hóa và viêm dạ dày nhẹ nhàng. Pha trà từ lá cây là cách hiệu quả nhất để tận dụng lợi thế của các lợi ích sức khỏe này.
Bong bóng cá - món ăn thuốc bổ thận ích tinh, dưỡng cân mạch
Bong bóng cá còn gọi bóng cá, ngư biêu, ngư giao, ngư phù, ngư đỗ.
Bong bóng cá của một số loài cá lớn như cá chiên, cá tầm, cá lạc, cá đường, cá vàng lớn vùng biển, cá tra, cá ba sa vùng cá nước ngọt... được chế biến làm thuốc và thực phẩm cao cấp về dinh dưỡng. Ở miền Nam có tập quán lấy bong bóng cá ăn và bán trên thị trường.
Khi mua bóng cá, cần chọn loại có màu trắng đục hay vàng nhẹ, khô ráo, có độ cứng giòn đặc trưng. Tránh mua loại có màu vàng sậm, ẩm ướt, có mốc hoặc có mùi tanh nồng. Không nên mua nhiều để dự trữ vì bóng cá rất dễ chuyển màu và mốc. Khi chế biến, rửa sạch, ngâm bóng cá trong nước gừng có pha ít rượu trắng để loại bỏ mùi tanh.
Bong bóng của một số loài cá lớn được chế biến làm thực phẩm dinh dưỡng cao cấp và làm thuốc.
Về thành phần dinh dưỡng: bong bóng cá có 84,2% protid dạng keo (gelatin), 2% lipid, đường, nguyên tố vi lượng và vitamin...
Theo Đông y, bong bóng cá vị ngọt, tính bình; vào thận. Tác dụng bổ thận ích tinh, tư dưỡng cân mạch, chỉ huyết, tán ứ tiêu thũng. Dùng rất tốt cho nam giới bị di tinh, hoạt tinh; người bị nôn ra máu, ho ra máu, uốn ván kinh giật, băng huyết, trĩ lậu, đại tiện xuất huyết. Liều dùng mỗi ngày 9 - 50g, bằng cách nấu, hầm, xào, rán. Sau đây là một số món ăn thuốc trị bệnh từ bong bóng cá.
Cháo bong bóng cá gạo nếp: Bong bóng cá 50g, gạo nếp 50g. Bong bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, nấu thành cháo, thêm muối mắm gia vị. Món này dùng tốt cho phụ nữ bị đau bại vùng thắt lưng, huyết trắng, ăn kém không tiêu do tỳ thận hư nhược.
Bong bóng cá hấp đường: Bong bóng cá 30g, đường trắng 60g. Bong bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, đường hòa tan trong nước. Tất cả cho vào nồi, đun cách thủy cho chín nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục một đợt 7 -10 ngày. Dùng thích hợp cho người bị trĩ, đại tiện xuất huyết.
Bong bóng cá chiên trứng gà: Bong bóng cá 150g. Bong bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, nướng chín vàng tán bột mịn, mỗi lần dùng 15-30g, trộn với 2 quả trứng gà, hấp hoặc chiên. Khi ăn, uống với nước ấm có pha chút rượu. Dùng một đợt 5-7 ngày, rất tốt cho phụ nữ bị bạch đới, khí hư rong kinh rong huyết, kinh nguyệt không đều.
Súp cua bong bóng cá: Bong bóng cá 10g, xương gà 0,5kg, thịt cua 200g, trứng gà 2 quả, bột năng 100g, hạt nêm, hành tây, rau mùi, bột tiêu vừa đủ. Xương gà chần nước sôi và muối, rửa sạch, cho vào nồi hầm với khoảng 2,5 lít nước trong 1 giờ, lọc lấy nước dùng, cho hạt nêm vừa ăn. Bong bóng cá ngâm nở, vắt ráo nước, thái hạt lựu.
Thịt cua trộn với hành tây, ít bột tiêu và dầu thực vật. Cho bong bóng cá và thịt cua vào nồi nước dùng, nấu chín kỹ. Hòa bột năng với ít nước lạnh, khuấy cho tan cho vào canh, khuấy đều, đun sôi. Trứng gà đánh tan, rưới vào súp, khuấy đều, múc ra bát, rắc rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu vừa ăn. Ăn khi còn nóng. Món khai vị, tác dụng bổ tỳ thận, trị đau lưng.
Bong bóng cá xào ngũ vị: Bong bóng cá 50g, lạp sườn 3 cây, ớt xào 1 quả, rượu mai quế lộ 1/3 thìa súp, hành lá vài nhánh, 1 củ tỏi, gia vị, dầu thực vật vừa đủ. Bóng cá rửa sạch, ngâm trong nước gừng và rượu, vắt nước thái miếng; lạp sườn, ớt xào thái lát; hành rửa sạch thái ngắn. Bong bóng cá rán vàng, vớt ra để ráo. Tỏi phi thơm, cho lạp sườn vào rán chín, cho hạt điều, ớt và rượu mai quế lộ, hạt nêm vừa ăn. Cho bóng cá rán và hành vào, đảo nhanh và tắt bếp. Món khai vị, có tác dụng bổ tỳ thận. Chữa di tinh, hoạt tinh, ho ra máu, nôn ra máu, trĩ, đại tiện xuất huyết.
Kiêng kỵ: Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đàm thấp không dùng.
BS. Tiểu Lan
Bảo vệ trẻ em trước tác hại của thuốc lá Thơi gian qua, công tac phong, chông tac hai cua thuôc la ơ nươc ta đươc triên khai đông bô, hiêu qua, lam giam cac nguy cơ tac đông cua thuôc la đôi vơi xa hôi. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá ở nước ta đang có xu hướng tăng lên va ngay cang tre hoa. Hít khói thuốc lá thụ...