Cây Hoàng Mai thế “Bạt phong hồi đầu” ở tỉnh Quảng Bình có người trả 7 tỷ ông nông dân chưa bán
Chủ nhân cây Hoàng Mai thế “ Bạt phong hồi đầu” từng gây “sốt” ở tỉnh Quảng Bình cho biết, đã có người trả 7 tỷ đồng để sở hữu nhưng chưa bán.
Đến với Hội Hoa Xuân năm 2022, anh Lê Quang Toàn (SN 1965, ở phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) mang đến 5 cây cảnh lớn, mỗi cây có giá từ hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Đặc biệt, anh Toàn cho biết, cây Hoàng Mai, giống mai tiến Vua có thế “Bạt Phong Hồi Đầu” đã có người trả 7 tỷ đồng để sở hữu nhưng chưa bán.
Theo anh Lê Quang Toàn, năm nay, cây Hoàng Mai thế “Bạt Phong Hồi Đầu” đưa đến Hội Hoa Xuân tỉnh Quảng Bình đúng dịp cây nở hoa.
Cây Hoàng Mai thế “Bạt Phong Hồi Đầu”. Ảnh: TA
“Cây Hoàng Mai này giống tiến Vua, thời vua chúa hay chơi, cây có mùi rất đặc trưng. Dáng của nó là “Bạt Phong Hồi Đầu” mưa gió phong ba bão táp xô nó ngã nhưng nó quật khởi, giống như con người Quảng Bình lại vươn lên.
Đây là giống mai quý hiếm, giá trị của cây này rất cao. Đến thời điểm này đã có người trả 7 tỷ đồng để sở hữu cây Hoàng Mai này nhưng tôi chưa bán”, anh Toàn nói.
Video đang HOT
Anh Lê Quang Toàn (phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) chủ nhân cây Hoàng Mai thế “Bạt Phong Hồi Đầu”. Ảnh: TA
Cũng theo anh Toàn, cây Hoàng Mai này có tuổi đời hơn 70 năm được anh mua về cách đây 19 năm. Suốt thời gian qua anh chỉ tưới nước và cắt tỉa, anh không tác động đến dáng cây và hoàn toàn cây Hoàng Mai lớn tự nhiên.
Được biết, anh Lê Quang Toàn mang cây Hoàng Mai thế “Bạt Phong Hồi Đầu” tham dự Hội Hoa Xuân Quảng Bình lần đầu vào năm 2019, năm đó, anh Toàn phát giá 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tiến Ngự – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Quảng Bình đứng bên cây Hoàng Mai thế “Bạt Phong Hồi Đầu”. Ảnh: TA
Một xã ở tỉnh Quảng Bình nhà nào cũng nuôi lợn rừng, cả làng khá giả
Từ nghị quyết phát triển chăn nuôi của Đảng ủy xã, người dân xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) tập trung nuôi lợn rừng.
Đàn lợn rừng với số lượng tăng qua các năm, cho lãi hơn 100 triệu đồng/hộ/năm.
Mô hình nuôi lợn rừng từ nghị quyết chăn nuôi của Đảng ủy xã
Những ngày cuối năm, PV Dân Việt ngược lên xã miền núi Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Người dân ở đây chủ yếu thuộc dân tộc thiểu số, như: dân tộc Bru - Vân Kiều, dân tộc Chứt, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi Đảng ủy xã Hóa Sơn ra nghị quyết về phát triển chăn nuôi, cuộc sống người dân nơi đây dần đổi thay.
Dẫn PV Dân Việt đến các mô hình nuôi lợn rừng, ông Đinh Văn Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, cho biết: "Vào năm 2015, Đảng ủy xã Hóa Sơn ra nghị quyết về chăn nuôi. Ban đầu, bà con chưa mặn mà lắm, còn sống nương tựa vào rừng. Phải đến năm 2018, khi đó nghị quyết về chăn nuôi mới đi vào thực tiễn".
Theo ông Đinh Văn Quỳnh, vào năm 2018, được sự hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo bền vững, như: Chương trình 135, Chương trình 30a...UBND xã Hóa Sơn đã hỗ trợ giống lợn rừng cho bà con.
Bên cạnh đó, UBND xã Hóa Sơn còn tổ chức hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi lợn rừng và cấp các giống cây cho bà con về trồng để làm thức ăn cho lợn rừng.
Anh Đinh Minh Thân (ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) hái lá chè khổng lồ cho lợn rừng ăn. Ảnh: Trần Anh
Anh Đinh Minh Thân (39 tuổi, ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), cho hay: "3 năm trước, tôi được xã hỗ trợ giống lợn rừng cộng với việc vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Minh Hóa nên đã đầu tư trang trại nuôi lợn rừng. Đến nay, tổng đàn lợn rừng của tôi hơn 50 con, mỗi năm thu lãi từ việc bán lợn rừng đạt hơn 100 triệu đồng".
"Việc chăn nuôi lợn rừng không khó lắm, cái quan trọng phải chọn con giống đạt chất lượng tốt. Lợn rừng tôi nuôi theo hướng chăn thả, thức ăn chủ yếu là cây chè khổng lồ cùng với rau trộn với bắp chuối rừng", anh Thân nói.
Anh Đinh Minh Thân dùng lưới thép B40 làm hàng rào và chăn thả lợn rừng trong khu vực đã rào. Ảnh: Trần Anh
Thoát nghèo nhờ nuôi lợn rừng
Trò chuyện với PV Dân Việt, chị Phan Thị Chỉ (38 tuổi, ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Từ giống lợn rừng mà UBND xã Hóa Sơn hỗ trợ, 3 năm qua, tôi tập trung chăn nuôi và tăng đàn. Hiện tôi nuôi gần 20 con lợn rừng, mỗi năm xuất bán lợn rừng tôi lãi gần 100 triệu đồng".
"Chính quyền xã Hóa Sơn nhiều lần mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lợn rừng nên tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Lợn rừng lúc mới sinh thường bị đau bụng, vận dụng kiến thức từ các buổi tập huấn tôi đã tự tiêm thuốc cho lợn và chưa có rủi ro xảy ra" chị Chỉ cho hay.
Chị Phan Thị Chỉ (ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đang cho lợn rừng ăn lá chè khổng lồ. Ảnh: Trần Anh
Theo chị Phan Thị Chỉ, lợn rừng chị nuôi theo hình thức chăn thả trong vườn, thức ăn cho lợn rừng chủ yếu là cây chè khổng lồ, rau rừng, chuối rừng. Trung bình từ 5 đến 8 tháng là chị xuất bán lợn rừng, với giá lợn hơi là 120.000 đồng/kg.
"Việc nuôi lợn rừng mang lại cho gia đình tôi công việc và thu nhập ổn định, không còn sống nương tựa vào rừng. Hiện gia đình tôi đã thoát nghèo và đang từng bước phát triển kinh tế từ việc nuôi loài lắm lông này", chị Chỉ nói.
Người dân xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) trồng cây chè khổng lồ quanh vườn để làm thức ăn cho lợn rừng. Ảnh: Trần Anh
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Hồng Tuyên - Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Xã Hóa Sơn có hơn 431 hộ dân, các hộ đều chăn nuôi lợn, trong đó, hơn 100 hộ nuôi lợn rừng có quy mô, còn lại nuôi nhỏ lẻ. Trung bình, mỗi hộ dân ở xã Hóa Sơn thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm nhờ việc nuôi lợn rừng".
Quảng Bình: Ngư dân hối hả gỡ tấm lưới nặng trĩu loài cá vị beo béo, thơm ngon ngọt thịt kiếm tiền triệu mỗi ngày Những ngày này, ngư dân ven biển tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá trích, "bỏ túi" tiền triệu mỗi ngày. Ghi nhận của PV Dân Việt, tại xã biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), những ngày này, thuyền tấp nập vào bờ với khoang đầy cá trích, dọc bờ biển, rất đông ngư dân đang hối hả gỡ những...