Cay giòn bánh mì xíu mại Đà Lạt
Trong cuộc chuyện trò ngắn trên xe trung chuyển, tôi được tài xế tự hào mình là dân Đà Lạt chính gốc tư vấn địa điểm ăn sáng ngon nhưng nhanh, gọn, rẻ – bánh mì xá xíu.
Nghe tuyên bố của anh, tôi hình dung đó phải là một quán lớn, sang trọng nhưng khi xe dừng lại trước quán, tôi vừa bất ngờ, vừa xấu hổ trước ánh mắt của các thực khách. Lý do rất đơn giản, quán chỉ là một tấm bạt, vài bộ bàn ghế kê ngay góc ngã tư đường Trần Nhật Duật và Hoàng Diệu. Với chuẩn quán như thế việc một người dừng xe con trước cửa đúng là gây sốc.
Quán chỉ bán hai món là xíu mại và xíu mại thập cẩm. Cái khác nhau của hai món là xíu mại thập cẩm có thêm chả lụa, da heo… Song nếu không muốn dùng thập cẩm hay dùng xíu mại không, bạn có thể yêu cầu một trong hai món ăn kèm trên, người bán sẽ không từ chối.
Giống như tên gọi, bánh mì xíu mại đơn giản là một chén nước dùng khá trong với một ít váng mỡ cho cảm giác thanh thanh, vài cọng hành xanh bắt mắt. Nổi bật trong chén là hai viên xíu mại nhỏ xinh, miếng chả lụa vừa lột lá chuối xắt làm hai. Riêng về da heo khi tôi đến thì quán vừa hết nên không được dịp mục sở thị. Nhưng thích nhất là bánh mì vừa nóng vừa giòn.
Bẻ một miếng bánh mì nhỏ, chấm vào nước dùng, chờ bánh ngậm đủ nước từ tốn cho vào miệng. Cảm nhận đầu tiên của tôi là vị ngọt của xương, mùi thơm của gia vị, đặc biệt là cái cay nồng của ớt được người bán cho hẳn vào nước dùng trước khi đưa ra cho khách, cùng hương thơm nhẹ của hành lá khiến không khí buổi sáng của Đà Lạt như bị đẩy lùi. Xíu mại của món này do được làm hoàn toàn bằng thịt nạc nên dai ngọt, ít ngán. Có lẽ điểm nhấn chính là nước dùng và xíu mại nên chả lụa của món không thuộc dạng “đỉnh”, song vẫn dai mịn, đậm đà của thứ thịt tươi quết với nước mắm ngon.
Đảo mắt nhìn quanh, tôi phát hiện chỉ một món ăn nhưng có đến 3 cách thưởng thức. Cách thứ nhất giống như tôi, bẻ bánh mì cho vào chén. Cách thứ hai là xé nguyên miếng bánh mì lớn, chấm vào nước dùng đến khi vừa ngậm đủ nước, rồi nhâm nhi phần vừa ướt nước, cứ thế lập lại cho đến khi hết miếng bánh. Cách thứ ba là xẻ đôi ổ bánh mì, nhét xíu mại vào giữa, rồi chấm với nước dùng. Mỗi cách một cảm nhận khác nhau nhưng cái nóng, vị cay của nước dùng khiến món ăn cứ lưu luyến.
Video đang HOT
Xíu mại dai ngọt…
Chả lụa dai mềm
Điểm cộng cuối cùng cho món ăn này là giá cực rẻ, một phần bánh mì xíu mại chỉ 5.000 đồng. Riêng món dùng thêm bao gồm cả ổ bánh mì thứ 2, chả lụa, thịt heo luộc, một món là 2.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn được khuyến mãi cái không gian lạ của những thực khách kín mít trong áo len, áo khoác, khăn quàng cổ… “xì xụp” trong quán. Một nét riêng không dễ có tại bất kỳ nơi nào ngoài Đà Lạt. Một lưu ý cuối cùng là quán chỉ bán từ 6h – 9h sáng mỗi ngày.
Quán nhìn từ bên trong.
Và bên ngoài.
Địa chỉ: Quán bánh mì xíu mại, góc ngã ba Trần Nhật Duật – Hoàng Diệu, TP. Đà Lạt.
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xôi Hà thành - Một miền kí ức
Không phải là người thủ đô, nhưng Hà Nội đã trở thành một phần kí ức trong tôi suốt những năm tháng học đại học. Một Hà Nội chớm thu trong hương cốm xanh nồng nàn, những buổi mùa đông cùng lũ bạn lê la hàng khoai hàng ốc. Và, một Hà nội trong tiếng rao giữa đêm khuya vắng lặng "Ai xôi, bánh khúc đi..."
Sẽ không quá nếu nói xôi là một thứ quà vặt Hà Nội mà ít ai chưa một lần thưởng thức. Xôi thì miền quê nào cũng có nhưng chỉ ở Hà nội, xôi mới thêm cơ hội để khoe muôn màu sắc và hương vị. Mỗi loại xôi lại có vị đặc trưng riêng mà khi nếm thử một lần để rồi nhớ mãi...
Xôi được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Những hạt gạo tròn căng thơm mát, sóng đều. Cách làm truyền thống nhất là đem ngâm gạo trong nước vài giờ đồng hồ cho hạt gạo nở, sau đó đãi sạch và trộn với một chút muối cho đậm đà. Tùy từng loại xôi mà trộn thêm những nguyên liệu phù hợp để tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng rồi tiếp đó đem vào chõ để đồ. Cách làm xôi ngày nay khá đa dạng, tùy theo từng loại xôi và kinh nghiệm riêng của người nội trợ mà có cách chế biến xôi khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có của xôi.
Người sành ăn xôi không thể không nhắc đến món xôi làng Kẻ Gạ. Có người nói, xôi Kẻ Gạ ngon một phần là nhờ vào nguyên liệu làm xôi. Đó là gạo lấy từ những cánh đồng Phú Thượng, chỉ trồng toàn giống nếp cái hoa vàng và nếp dâu keo - thứ gạo đầu bảng để nấu xôi. Cùng với bí quyết thổi xôi gia truyền mà xôi Kẻ Gạ có vị ngon đặc biệt hơn hẳn.
Sáng sớm, vội vàng một gói xôi của chị đầu ngõ nhanh tay trao cũng giúp ta thêm sinh lực để bắt đầu ngày mới. Lúc rảnh rỗi ngồi nhâm nhi, nhìn bàn tay chị thoăn thoắt thái đậu xanh đồ chín, nhuyễn, mịn thành những lát mỏng tang mà lòng đầy háo hức. Những hạt nếp dẻo thơm cuộn tròn trong màu xanh của lá sen, đượm thêm sắc vàng như nắng mai của những lát đậu và kèm thêm đó là thìa mỡ lẫn hành khô đã phi chín vàng. Và, ai đã từng nếm thử những hạt xôi dẻo căng, mỡ màng và ngọt bùi ấy, có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được.
Muốn thưởng thức xôi không khó bởi các bà các chị bán xôi luôn tận tình phục vụ chúng ta. Từ chiếc xe đẩy đến chiếc thúng nhỏ được đội trên đầu của những người bán xôi dạo đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống tấp nập hôm nay. Đôi lúc ta vô tâm không để ý, nhưng có lúc chợt giật mình trong tiếng rao khuya "Ai xôi đê..."
Theo BĐVN
Nhấm nháp sữa chua nếp cẩm giữa lòng Sài Gòn "Bồ kết" món sữa chua nếp cẩm từ lâu, nhưng phải đến gần đây, tôi mới được giới thiệu một địa chỉ kinh doanh món này với đánh giá là không thua gì Hà Nội. Các khay chè đầy màu sắc Toạ lạc ngay góc đường Nguyễn Tri Phương - Bà Hạt, quán Chè thập cẩm Hà Nội chỉ mới xuất hiện vài...